Báo Cáo Tại ngân hàng NHNo&PTNT (AgriBank) Việt Nam và ngân hàng NHNo&PTNT (AgriBank) Thành phố Vinh

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Trang

    LỜI NÓI ĐẦU 1

    CHƯƠNG 1: KHÁT QUÁT CHUNG VỀ NHNO&PTNT VIỆT NAM VÀ NHNo&PTNT THÀNH PHỐ VINH 3

    1. NHNo&PTNT Việt Nam: Quá trình hình thành và phát triển 3

    2. Lịch sử hình thành Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh: 6

    3. Chức năng và nhiệm vụ 7

    3.1 Chức năng của NHNo&PTNT thành phố Vinh 7

    3.2 Nhiệm vụ của NHNo&PTNT thành phố Vinh: 8

    4.Cơ cấu tổ chức: 9

    5.Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban. 10

    (*) Sau đây là chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban thuộc NHNo&PTNT thành phố Vinh. 10

    1. Phòng nghiệp vụ kinh doanh. 10

    2. Phòng Kế toán – Ngân quỹ. 12

    3. Phòng hành chính nhân sự. 12

    CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo&PTNT THÀNH PHỐ VINH MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY. 15

    1. Tình hình huy động vốn 15

    2. Công tác tín dụng 19

    (*) Kết quả hoạt động kinh doanh và một số hoạt động khác 22

    1. Công tác tài chính 22

    2. Công tác kế toán ngân quỹ 23

    3. Công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ 23

    4. Công tác hành chính quản trị 24

    Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẮP TỚI CỦA NHNo&PTNT THÀNH PHỐ VINH 25

    1 . Những mặt đã đạt được 25

    2. Những mặt còn tồn tại 26

    3. Các phương hướng nhiệm vụ kinh doanh năm 2006 26

    3.1 Các chỉ tiêu phấn đấu. 26

    3.2 Các biện pháp chính 27

    3.2.1 Công tác nguồn vốn 27

    3.3. 2 Công tác tín dụng 28

    KẾT LUẬN 31






    LỜI NÓI ĐẦU


    Học đi đôi với hành là câu thành ngữ từ xa xưa và cho đến nay điều này vẫn không hề thay đổi. Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại các trường Đại học mỗi sinh viên đều được các thầy cô giáo giảng dạy và đào tạo một hệ thống kiến thức cơ bản và đầy đủ, để từ đó mỗi người có mỗi người có thể tiếp cận với thực tiễn sao cho cã hiệu quả. Tuy nhiên, từ lý thuyết đến thực tế là một khoảng cách khá xa, để có thể rút ngắn được khoảng cách đó, để khỏi bỡ ngỡ trong môi trường làm việc sau khi ra trường thì việc làm rất cân thiết là thực hành. Để từ đó mỗi một sinh viên đem những kiến thức đã được học tập, trau dồi ứng dụng vào công việc thực tế và học hỏi được những bài học, kinh nghiệm quý báu từ những người đi trước, những người giàu kinh nghiệm hơn. Tích lũy kiến thức kinh nghiệm cần thiết cho bản thân để có thể làm tốt công việc sau này.

    Để thực hiện được điều đó, các trường Đại học và cơ sở đã và đang tạo mọi điều kiện cần thiết để mỗi sinh viên có một khoảng thời gian thực tập tốt tại cơ sở để từng bước tiếp cận thực tiễn một cách hiệu quả nhất. Vì vậy quá trình thực tập là khoảng thời gian hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng đối với mỗi sinh viên chúng em. Trong thời gian này, chúng em có cái nhìn ban đầu về cơ sở nơi mình thực tập, được tiếp xúc với công việc thực tế, đồng thời giúp chúng em kiểm tra lại một cách có hệ thống những kiến thức đã được trau dồi, tích lũy trong quá trình học tập tại trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Và một điều quan trọng hơn, quá trình thực tập giúp chúng em có được một cách nhìn thực tế, sát sao hơn về các hoạt động của nền kinh tế , của các chính sách và sự thay đổi cuả đất nước, từ đó giúp chúng em có thể nắm bắt theo kịp những diễn biến trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

    Hiện nay em đang là sinh viên của khoa Đầu tư trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, thực tập tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (NHNo&PTNT) Thành phố Vinh_Nghệ An. Được sự cho phép của nhà trường và ban lãnh đạo NHNo&PTNT Thành Phố Vinh, em đã được thực tập, quan sát, nghiên cứu các hoạt động của ngân hàng, cung với sự chỉ bảo giúp đỡ của PGS-TS TỪ QUANG PHƯƠNG và các cô chú của NHNo&PTNT Thành Phố Vinh đã giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo tổng hợp này.

    Bản báo cáo tổng hợp của em gồm 3 chương:

    Chương 1: Khái quát chung về NHNo&PTNT Việt Nam và NHNo&PTNT Thành phố Vinh.

    Chương 2: Tình hình hoạt động của NHNo&PTNT Thành phố Vinh

    Chương 3: Phương hướng phát triển sắp tới của NHNo&PTNT Thành phố Vinh







    Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHNo&PTNT

    VIỆT NAM VÀ NHNo&PTNT THÀNH PHỐ VINH


    1. NHNo&PTNT Việt Nam: Quá trình hình thành và phát triển

    Năm 1988:Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay la Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

    Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ ngân hàng nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, phòng tín dụng nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu Tư và Xây Dựng, Vụ kế toán và một số đơn vị khác. Khi thành lập Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đã có nhiều khó khăn hơn các Ngân hàng thương mại khác.

    Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế cho Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại(NHTM) đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chử, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.

    Thánh 8/1990 Ban lãnh đạo Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đã xét duyệt và lựa chọn mẫu biểu trưng lôgô với 9 hạt lúa vàng uốn cong theo hình đất nước chữ S trên nền khung vuông hai màu xanh lá cây và màu nâu đất với dòng chữ viền 2 cạnh: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Nghị quyết kỳ họp lần thứ XXIV Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT VN đã công bố chính thức việc lựa chọn lôgô kể trên là biểu trưng của NHNo&PTNT Việt Nam trong nước và quốc tế.

    Ngày 22/12/1992 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 603/ NH-QĐ về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc Ngân hàng Nông Nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch (SGD I tại Hà nội, SGD II tại văn phòng đại diện tại khu vực miền Nam, SGD III tại văn phòng miền Trung) và 43 chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp tỉnh, thành phố.

    Ngày 30/07/1994 tại quyết định số 160/QĐ-NHN9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận mô hình đổi mới hệ thống quản lý của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, trên cơ sở đó, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam cụ thể hóa bằng văn bản số 927/TCCB/ Ngân hàng Nông nghiệp ngày 16/08/1994 xác định: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có 2 cấp: cấp tham mưu và cấp trực tiếp kinh doanh. Đây thực sự là bước ngoặt về tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và cũng là nền tảng của NHNo&PTNT VN sau này

    Ngày 15/11/1996, được thủ tướng chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỹ Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

    Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam hoạt động theo mô hình tổng công ty 90, là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một NHTM, NHNo&PTNT được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn qua việc mở rộng đầu tư vốn trung và dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm, thủy sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...