Báo Cáo Tại Ngân hàng Liên Việt

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài.

    Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 không những đã để lại hậu quả lớn cho những nước hứng chịu trực tiếp mà còn làm suy yếu các nước không nằm trong vùng “tâm bão”, tuy nhiên cho đến hiện nay hầu như các nước đã bắt đầu có sự hồi phục bằng các biện pháp khác nhau.Giai đoạn này chính là lúc mà từng đất nước đối mặt với các nguy cơ tiềm ẩn xuất hiện: lạm phát,mất thanh khoản,tỉ giá biến động không ngừng Để đối phó với những vấn đề đó bắt buộc các NHTM cần có những thay đổi bằng cách xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh một cách toàn diện nhằm tăng khả năng cạnh tranh, tạo được vị thế vững chắc, giữ vững thương hiệu của mình đã đạt được.Việc hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng ngân hàng nhằm tồn tại, phát triển và chiến thắng trong cạnh tranh trở thành nhu cầu cấp thiết đối với mỗi ngân hàng.

    Xuất phát từ thực tiễn đó, kết hợp kiến thức đã tích lũy được trong quá trình học với sự hướng dẫn của thầy Đức và mong muốn đóng góp cho đơn vị thực tập, tác giả quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Liên Việt đến năm 2015”.

    2. Mục đích nghiên cứu đề tài.

    Mục đích của bài báo cáo là đưa ra một số giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Liên Việt nhằm hoàn thành mục tiêu đề ra của Ngân hàng:

    + Số 1 Việt Nam về hiện đại hóa, chuyên nghiệp, năng động, đổi mới và chữ Tín trong hoạt động

    + Trong 5 năm kể từ khi thành lập, chính thức hoạt động, LienVietBank sẽ phấn đấu trở thành một trong 10 ngân hàng Thương mại Cổ phần hàng đầu Việt Nam.

    + Sau 5 năm phấn đấu trở thành Tập đoàn Dịch vụ Tài chính Ngân hàng hàng đầu Việt Nam.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

    Đối tượng nghiên cứu của bài báo cáo là Ngân hàng Liên Việt gồm các hoạt động và các chiến lược kinh doanh đã đưa ra,các yếu tố môi trường ảnh hưởng.

    Phạm vi nghiên cứu là các hoạt động của Ngân hàng Liên Việt cùng với phân tích đánh giá chiến lược kinh doanh mà LV đã sử dụng dưới tác động của nhiều nhân tố bên trong cũng như bên ngoài.

    4. Phương pháp nghiên cứu.

    Bài báo cáo sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, duy vật biện chứng lịch sử và hệ thống hóa, so sánh giữa các Ngân hàng để đưa ra các đánh giá phù hợp ngoài ra còn kết hợp một số ma trận ứng dụng xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.

    5. Nội dung báo cáo bao gồm:

    Bài báo cáo được bố cục theo các nội dung chính như sau:

    - Chương 1: Các vấn đề cơ bản về chiến lược kinh doanh của Ngân hang Thương mại.

    - Chương 2: Thực trạng công tác xây dựng chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Liên Việt trong thời gian qua.

    - Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Liên Việt đến 2015.





    PHẦN 2: NỘI DUNG ĐỀ TÀI


    Chương 1: Các vấn đề cơ bản về chiến lược kinh doanh

    của Ngân hàng Thương mại

    1.1. Khái quát về chiến lược kinh doanh.

    1.1.1. Hệ thống khái niệm :

    Qua quá trình nghiên cứu tổng quan về thuật ngữ “chiến lược kinh doanh”, kết hợp với các đánh giá của một số học giả, thì quan điểm về chiến lược xuất hiện đầu tiên trong quân sự, phải đến những năm 60 (thế kỷ XX) thuật ngữ này mới dần được áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh, từ đó đến nay đã xuất hiện nhiều quan niệm về chiến lược.

    +Theo cách tiếp cận của giáo sư trường Đại Học Havard Alfred Chandler: “Chiến lược là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, xác định các hành động và phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu đó”.

    +Theo cách hiểu của bản thân tác giả thì: “Chiến lược kinh doanh là một chuỗi hoạt động bao gồm khâu xây dựng kế hoạch và khâu thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể ”

    Mỗi một quan điểm đều thể hiện các mặt quan trọng của vấn đề nghiên cứu, tuy nhiên dù các cách tiếp cận khác nhau thì tóm lại: “Chiến lược kinh doanh là phương hướng hoạt động của doạnh nghiệp, nó quy định loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đảm nhận, quy mô kinh doanh, các nguồn lực sản xuất, khả năng sinh lợi cũng như triển vọng phát triển của doanh nghiệp”.

    1.1.2. Yêu cầu của chiến lược kinh doanh.

    Việc nghiên cứu xây dựng và phát triển chiến lược kinh doanh đã trở thành một hoạt động tất yếu của bất cứ Ngân hàng nào hiện nay, không chỉ đơn giản là những mục tiêu hay thành tích đề ra mà bên cạnh đó là cả một quá trình phân tích đánh giá môi trường kinh tế, đối thủ cạnh tranh đưa ra phương hướng hoạt động, kết hợp các lợi thế của Ngân hàng để đạt được mục tiêu đó.

    Việc xây dựng chiến lược đòi hỏi phải có sự hài hòa và kết hợp giữa các yếu tố tác động đến chiến lược sau: các cơ hội thuộc môi trường bên ngoài, các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, những kỳ vọng về mặt xã hội của doanh nghiệp, giá trị cá nhân của nhà quản trị.

    Bên cạnh đó, một chiến lược thành công phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau: phải có tính linh hoạt, phản ứng được với sự thay đổi tình hình bên ngoài; phải được truyền đạt và thông hiểu trong toàn bộ tổ chức; điều hoà được tài nguyên với các cơ hội kinh doanh; có khả năng thừa nhận phong cách hoạt động của doanh nghiệp; được sự hổ trợ hoàn toàn của tổ chức; có khả năng nhận dạng các cưỡng chế xảy ra trong quá trình hoạt động; phải có tính khả thi; phải bao gồm phân tích rủi ro.

    1.1.3. Các cấp chiến lược kinh doanh.

    Dù hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào thì chiến lược kinh doanh của Ngân hàng (hay doanh nghiệp) cũng đều tồn tại ở các cấp độ khác nhau, hệ thống các chiến lược phản ánh tham vọng của Ngân hàng bằng cách phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, tóm lại có thể phân cấp một cách tổng quát nhóm chiến lược như sau:

    1.1.3.1.Chiến lược kinh doanh cấp toàn hệ thống.

    Nhóm chiến lược này liên quan đến mục tiêu tổng thể và quy mô Ngân hàng để đáp ứng kỳ vọng của người góp vốn Đây là cấp độ quan trọng, nó phản ánh tham vọng của Ngân hàng, là kim chỉ nam hướng dẫn cách ra chiến lược của từng bộ phận nhằm hướng tới sự phát triển chung của Ngân hàng, ngoài ra thông qua bản kế hoạch hành động nhằm đạt được mục tiêu của các nhà đầu tư mà có thể đánh giá phương hướng của Ngân hàng trong từng giai đoạn cụ thể.Chiến lược cấp này thường được trình bày rõ ràng ở “Tuyên bố sứ mệnh”

    1.1.3.2. Chiến lược cấp bộ phận.

    Khi đã tiến hành xây dựng mục tiêu toàn bộ Ngân hàng thì khi đó từng phòng, ban sẽ bắt đầu đề ra các bản kế hoạch nhằm đạt được phương hướng ở cấp độ toàn hệ thống.Nhóm chiến lược này thường là tập trung vào các vấn đề về nguồn lực, quá trình xử lý và con người

    1.2
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...