Tiểu Luận Tài liệu về công nghệ sản xuất đường tinh luyện (re)

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    Thuyết minh quy trình:

    Mía cây được chở đến nhà máy bằng ghe sẽ được cẩu lên cân cân trọng lượng và đưa sang bàn lùa mía để tiếp mía xuống băng tải. Sau khi qua khỏa bằng, mía sẽ được băng tải đưa qua các dao băm mía để xử lý xé tơi thành những mảnh nhỏ nhằm phá vỡ cấu trúc của cây mía, giúp cho quá trình ép trích ly được dễ dàng.
    Mía sau khi qua các dao băm sẽ được đưa vào hệ thống 05 máy ép để ép trích ly nước mía nhờ băng tải cao su vận chuyển, trên băng tải cao su có bố trí máy tách sắt để tách sắt lẫn trong mía nhằm tránh gây hư hỏng cho các máy ép.Tại công đoạn ép áp dụng phương pháp ép có thẩm thấu kép để nhằm trích ly triệt để đường trong các tế bào mía. Nước mía ép được từ máy ép 1 và máy ép 2 sẽ được gom chung vào thùng chứa nước mía hỗn hợp để bơm lên lược sàn cong lọc tách vụ bã, vụn bã này sẽ được đưa về chung với bã mía sau máy ép 1, nước mía ép của máy ép 3 sẽ sử dụng để thẩm thấu cho phần bã ép ra sau máy ép 1, nước mía của máy ép 4 dùng thẩm thấu cho bã sau máy ép 2, nước mía của máy ép 5 sử dụng để thẩm thấu cho bã mía sau máy ép 3, riêng bã mía sau khi ra khỏi máy ép 4 sẽ sử dụng nước nóng có nhiệt độ 60-80 [SUP]o[/SUP]C để thẩm thấu. Nước mía được sử dụng sau quá trình ép được gọi là nước mía hỗn hợp sau đó sẽ được đưa qua công đoạn làm sạch và nấu đường thô. Bã mía sau khi ép kiệt đạt độ ẩm dưới 52%, Pol bã ≤ 2.5% sẽ được băng tải bã đưa qua lò hơi để đốt sinh hơi, hơi quá nhiệt đưa qua turbine phát điện, turbine ép, turbine cấp nước là và một phần đưa sang giảm ôn, giảm áp sử dụng cho công nghệ.
    Nước mía hỗn hợp thu được từ công đoạn ép mía (có pH = 4-4.5) sau khi định lượng sẽ được cho vào thùng chứa, tại đây nước mía được bổ sung acid Phosphoric (H[SUB]3[/SUB]PO[SUB]4[/SUB]) 85% với liều lượng thích hợp và sữa vôi vào để đạt đến pH = 6.0-6.6, sau đó được gia nhiệt lần 1 đạt 70-75 [SUP]o[/SUP]C nhằm tạo điều kiện cho các chất trong nước mía phản ứng với vôi tạo kết tủa CaCO[SUB]3[/SUB], Ca[SUB]3[/SUB](PO[SUB]4[/SUB])[SUB]2[/SUB] đồng thời tiêu diệt vi khuẩn tránh chuyển hóa đường Saccharose. Sau đó nước mía được gia vôi chính đạt đến pH = 7.8-8.2 để tạo các kết tủa hấp phụ các tạp chất, chất keo, chất màu và đưa qua gia nhiệt lần 2 đạt 100-105[SUP]o[/SUP]C. Mục dích gia nhiệt lần 2 là để cho phản ứng xảy ra hoàn toàn và làm giảm độ nhớt của dung dịch tạo điều kiện thuận lợi cho lắng. Trước khi đi vào thiết bị lắng, nước mía sẽ đi qua thiết bị tản nhiệt để loại bỏ không khí và hơi lẫn trong dung dịch nước mía tránh xáo trộn trong khi lắng, giúp cho quá trình lắng nhanh và đạt hiệu quả tốt hơn. Sau khi qua tản nhiệt, nước mía sẽ được đưa vào thiết bị lắng chìm, tại thiết bị lắng chìm có bổ sung chất trợ lắng vào dung dịch nước mía để hỗ trợ kết khối các kết tủa lắng xuống nhanh hơn. Trong quá trình lắng, dung dịch nước mía sẽ được tách ra thành 2 phần:
    - Nước mía trong (hay chè trong) được đưa đi gia nhiệt và bốc hơi.
    - Nước bùn được đưa sang thiết bị lọc bùn, nước mía lọc trong được đưa sang lắng nổi để tách tạp chất, tại thiết bị lắng nổi có bổ sung thêm H[SUB]3[/SUB]PO[SUB]4[/SUB], Canxi saccharate để tạo kết tủa hấp phụ các chất màu và chất keo cùng với các tạp chất có trong dung dịch, chất trợ lắng nổi cùng được bổ sung vào để liên kết phần kết tủa thành khối lớn giúp nổi nhanh hơn. Sau khi lắng nổi xong phần nước mía lắng trong sẽ được đưa đi gia nhiệt và phần bã nổi đưa về thùng nước bùn để lọc lại, phần bã bùn lọc sẽ được đưa đi làm phân hữu cơ.
    Nước mía trong thu được sau khi lắng chìm sẽ được đưa đi gia nhiệt lần 3 đạt 110-115 [SUP]o[/SUP]C nhằm mục đích nâng cao khả năng tự bốc của dung dịch và tiêu diệt vi sinh vật có trong nước mía rồi đưa vào hệ thống bốc hơi chân không gồm 5 hiệu bốc hơi. Tại đây chè trong từ Bx = 13-15% sẽ được cô đặc thành mật chè thô (hay còn gọi là si rô thô) có nồng độ Brix đạt 55-65%. Mật chè thô sau đó được đưa vào hệ thống lắng nổi để tách các tạp chất còn lại, các chất keo và chất màu nhờ kết tủa tạo thành khi bổ sung vào dung dịch H[SUB]3[/SUB]PO[SUB]4[/SUB], Canxi saccharate và chất trợ lắng nổi. Mật chè trong thu được sau quá trình lắng nổi này được gọi là mật chè tinh (hay si rô tinh) sẽ được đưa sang công đoạn nấu đường thô, còn bã nổi thu hồi sẽ được đưa về thùng chứa nước bùn để lọc thu hồi đường.
    Nấu đường thô được thực hiện theo phương thức nấu 03 hệ A, B, C hoặc 02 hệ A-C tùy vào chất lượng của nguồn nguyên liệu.
    Quy trình Nấu – Trợ tinh – Ly tâm của mỗi hệ là tương ứng và độc lập nhau.
    - Mật chè tinh, đường B và đường C hồi dung, mật loãng A sẽ sử dụng cho nấu đường A.
    - Mât A loãng, A nguyên sẽ được sử dụng cho nấu đường B.
    - Mật A nguyên, Mật B và loãng C (nếu có) được sử dụng để nấu đường C.
    Sản phẩm đường A chính là đường thô sẽ được đưa đến thùng quậy hồi dung để sản xuất đường RE, đường B và C sau ly tâm sẽ được quậy hồi dung và bơm về thùng chứa để nấu đường A, các loại mật sử dụng để nấu lại như mô tả ở trên được bơm về các thùng chứa tương ứng, còn mật C là mật cuối cùng được bơm qua bồn chứa mật rỉ để bán hoặc sử dụng cho sản xuất cồn, bột ngọt
    Để sản xuất đường RE từ đường thô thì hiện tại trên thế giới có rất nhiều giải pháp công nghệ để thực hiện. Tuy nhiên, đối với các Nhà máy đường ở nước ta hiện nay chủ yếu sử dụng 2 phương pháp làm sạch dung dịch hồi dung để sản xuất đường RE, đó là phương pháp cacbonat hóa và phương pháp phosphate hóa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...