Chuyên Đề tài liệu về các hình thức cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cho vay ngắn hạn : 6 hình thức

    Bao thanh toán :

    I/ Khái niệm :

    - BTT là 1 hình thức cấp tín dụng của TCTD cho bên bán hàng thông qua việc mua lại

    các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua , bán hàng.

    - Bao thanh toán khác với chiết khấu ở điểm : trong BTT, ngân hàng chỉ mua lại bộ hồ

    sơ bán hàng hóa của khách hàng, và quan hệ mua bán hàng hóa chưa thực sự diễn ra

    => Rủi ro gian lận : Việc ghi hóa đơn trước, được tiến hành khi công ty bắt đầu gặp khó khăn về tài chính. Rủi ro tín dụng.

    II/ Đặc điểm :

    - Mua lại các khoản phải thu và ứng trước tiền mặt

    - Ghi sổ liên quan đến phải thu

    - Thu nợ

    - Dự tính tổn thất tín dụng

    III/ Lợi ích

    1. Đối với ngân hàng :

    - Thu phí hoa hồng ( lãi suất hoa hồng của BTT> chiết khấu )

    - Đa dạng hóa loại hình dịch vụ => thu hút khách hàng

    - Đẩy mạnh giao thương quốc tế, nâng cao uy tín cho ngân hàng.

    => Đây là 1 nghiệp vụ khá mới mẻ, và ít được các ngân hàng sử dụng vì độ rủi ro rất lớn. Hiện nay chỉ có 1 số ngân hàng thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán như : eximbank, VCB, ACB, BTT thường được sử dụng với DN có quan hệ mua bán với nước ngoài. Nếu như quan hệ mua bán trong nước :

    2. Đối với khách hàng

    - Đáp ứng nhu cầu vốn nhanh chóng thuận tiện

    - Được sử dụng nhiều loại dịch vụ của ngân hàng, mà không cần tím đến ngân hàng

    Khác

    - Tăng doanh số cho khách hàng, vì bán chịu, sau đó có thể bán lại cho ngân hàng.

    3. Đối với nền kinh tế

    - Thúc đẩy quan hệ mua bán trong và ngoài nước => khẳng định vị trí nền kinh tế

    - Sử dụng BTT yêu cầu có công nghệ hiện đại

    4. Đối với người mua hàng

    - Khi BTT phát triển, người mua hàng có thể được mua chịu với số lượng nhiều hơn,

    người bán hàng cũng có thể bán được nhanh hơn .

    IV/ Hình thức BTT :

    1. Bao thanh toán có quyền truy đòi: đơn vị bao thanh toán có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán

    => VN chủ yếu sử dụng hình thức này.

    2. Bao thanh toán không có quyền truy đòi: đơn vị bao thanh toán chịu toàn bộ rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu. Đơn vị bao thanh toán chỉ có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng trong trường hợp bên mua hàng từ chối thanh toán khoản phải thu do bên bán hàng giao hàng không đúng như thoả thuận tại hợp đồng mua, bán hàng hoặc vì một lý do khác không liên quan đến khả năng thanh toán của bên mua hàng.

    3. BTT trong nước : BTT dựa trên HĐ mua bán trong đó bên bán hàng và bên mua hàng là người cư trú theo quy định pháp luật về quản lý ngoại hối.

    4. BTT xuất nhập khẩu : BTT dựa trên HĐ xuất nhập khẩu.

    5. BTT đảo chiều : Đvị BTT mua nhiều khoản phải thu của 1 người mua có chất lượng cao duy nhất.

    VD : A mua hàng hóa của rất nhiều người , như B, C, D,

    BTT thông thường thì người bán hàng là người đề nghị ngân hàng bao thanh toán. Nhưng với BTT đảo chiều thì người mua A là người đề nghị ngân hàng BTT. Ngân hàng sẽ cam kết trả tiền cho người bán. A sẽ trả tiền cho ngân hàng.

    => Như vậy , ngân hàng không phải kiểm soát người bán mà chỉ thu tiền từ người mua A. Người bán hàng cũng yên tâm hơn rất nhiều. BTT đảo chiều còn khác BTT thông thường ở chỗ đây là mói quan hệ 3 chiều :

    - Quan hệ ngân hàng – người bán : NH cam kết trả tiền cho người bán

    - Quan hệ ngân hàng – người mua : NH hỗ trợ người mua bằng cách đồng ý BTT các khoản phải trả của người mua để người mua được nhà cung cấp bán chịu hàng hóa. Điểm này khác với BTT thông thường : NH không có quan hệ với người mua

    =>Giảm rủi ro trong BTT
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...