Tài liệu Tài liệu tổng hợp ôn thi học kỳ công pháp quốc tế

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÀI LIỆU TỔNG HỢP ÔN THI HỌC KỲ CÔNG PHÁP QUỐC TẾ


    CHƯƠNG I
    1. Luật quốc tế là gì (SQK)
    ãlà hệ thống những nguyên tắc, những quy phạm pháp luật,
    ãđược các quốc gia và chủ thể khác tham gia quan hệ pháp luật quốc tế
    ãxây dựng trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, thông qua đấu tranh và thương lượng
    ãnhằm điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt (chủ yếu là quan hệ chính trị) giữa các chủ thể của LQT với nhau (trước tiên và chủ yếu là các quốc gia)
    ãvà khi cần thiết, được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế cá thể hoặc tập thể do chính các chủ thể của LQT thi hành
    ãvà bằng sức đấu tranh của nhân dân và dư luận tiến bộ thế giới.
    Luật quốc tế là :
    - 1 hệ thống pháp luật độc lập.
    - Bao gồm tổng thể các nguyên tắc và các quy phạm pháp luật quốc tế (QPPLQT).
    - Do chính các chủ thể của Luật quốc tế **thỏa thuận** xây dựng nên -> Bản chất của LQT là sự dung hòa về ý chí của các chủ thể.
    - Nhằm điều chỉnh các quan hệ về nhiều mặt (trong đó *chủ yếu điều chỉnh* các quan hệ về mặt chính trị).
    - Trong trường hợp cần thiết LQT được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế cá thể, hoặc cưỡng chế tập thể hoặc bằng sức mạnh đấu tranh của nhân dân tiến bộ trên thế giới.
    Câu hỏi nhận định:
    1.Luật quốc tế là 1 ngành luật độc lập? S.
    2.Luật quốc tế không có các cơ quan lập pháp? Đ.
    3.Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc là cơ quan cưỡng chế của luật quốc tế? S.
    2. Các đặc trưng của Luật quốc tế
    2.1. Đối tượng điều chỉnh:
    Luật quốc tế điều chỉnh các quan hệ về nhiều mặt, chủ yếu điều chỉnh các quan hệ về mặt chính trị (liên quốc gia) phát sinh giữa các chủ thể của Luật quốc tế (trước tiên và chủ yếu là giữa các quốc gia với nhau).
    Trong quan hệ quốc tế, việc xác lập các quan hệ về mặt chính trị chính là cơ sở nền tảng để giúp các chủ thể thiết lập các mối quan hệ còn lại. Ví dụ: Mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, đầu tiên phải bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ rồi mới có hiệp định thương mại Việt - Mỹ.
    Câu hỏi nhận định:


    ãMọi quan hệ quốc tế (có yếu tố nước ngoài) đều là đối tượng điều chỉnh của Luật quốc tế? => S. Mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài chịu sự đều chỉnh của luật trong nước, chỉ có quan hệ mà chủ thể tham gia là các quốc gia mới là đối tượng điều chỉnh của LQT. => Chỉ có mối quan hệ quốc tế nào phát sinh giữa các chủ thể quốc tế với nhau mới là đối tượng điều chỉnh của Luật quốc tế.
    ãLiên quan tư pháp quốc tế: LQT bao gồm công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế?. => LQT là công pháp quốc tế nhưng không bao gồm tư pháp quốc tế. Tư pháp quốc tế điều chỉnh mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, đối tượng điều chỉnh là cá nhân, pháp nhân có yếu tố nước ngoài. Tư pháp quốc tế là 1 ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc gia Việt Nam. Trong khí LQT là một hệ thống pháp luật bao gồm nhiều ngành luật.
    Ghi chú: Thuật ngữ Công pháp quốc tế và Luật quốc tế là một, gọi công pháp quốc tế là để phân biệt với tư pháp quốc tế.
    2.2. Chủ thể của LQT:
    ãLuật quốc gia: chủ thể gồm cá nhân, pháp nhân, nhà nước. Chủ thể chủ yếu là : cá nhân, pháp nhân. Nhà nước là chủ thể đặc biệt cơ bản.
    ãLuật quốc tế: trên bình diện quốc tế, các quốc gia không những là những chủ thể cơ bản mà còn chủ yếu. Ngoài ra các tổ chức quốc tế liên chính phủ (chủ thể hạn chế, phái sinh), các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập (quyền tự quyết) là chủ thể đặc biệt.
    2.2.1. Quốc gia:
    Theo quy định tại điều 1 của công ước Montenvideo 1993 về quyền và nghĩa vụ của quốc gia thì quốc gia bao gồm các yếu tố cơ bản sau:
    1.Phải có cộng động dân cư ổn định. Ví dụ VN có đường biên giới tiếp bộ với Lào, Trung Quốc, Combodia, có biên giới tiếp biển với
    2.Phải có lãnh thổ xác định.
    3.Phải có chính chủ. -> phải có 1 bộ máy nhà nước để duy trì quyền lực, thực hiện khả năng đối nội, đối ngoại của quốc gia đó.
    4.Phải có khả năng thiết lập quan hệ quốc tế (quan hệ với các quốc gia và các chủ thể khác của LQT) => có quyền tham gia trong quan hệ quốc tế bằng quyền tự quyết, độc lập của quốc gia đó, không phụ thuộc vào các thực thể hữu quan xung quanh.
    Câu hỏi nhận định:
    1.Câu hỏi: Hãy phân tích các yếu tố cấu thành 1 quốc gia? => phân tích 4 yếu tố trên.
    2.Đài loan, Vatican là 1 quốc gia, là chủ thể cơ bản và chủ yếu? => Đúng, Đài Loan đáp ứng 4 yếu tố cấu thành 1 quốc gia về mặt lý luận. Mở rộng thêm thực tiễn, hầu hết các quốc gia trên thế giới không công nhận Đài Loan là 1 quốc gia mà chỉ coi Đài Loan là 1 nền kinh tế độc lập của Trung Quốc. => Nhìn về mặt lý luận để trả lời, nếu hội tụ 4 yếu tố trên thì được coi là 1 quốc gia đúng nghĩa. Thực tiễn có thể bổ sung thêm lý luận.
    3.Về mặt lý luận thì Vatican không đủ yếu tố liên quan đến dân cư, đại bộ phận dân cư không mang quốc tịch Vatican nhưng thực tế hầu hết các quốc gia trên thế giới xem Vatican như là 1 quốc gia.
    4.Dân cư của một quốc gia chỉ gồm những người mang quốc tịch của Quốc gia đó? -> S, hiểu theo nghĩa rộng: không chỉ là công dân là quốc gia sở tại, mà còn người nước ngoài (1 quốc tịch nước ngoài sống ở quốc gia đó, người nhiều quốc tịch, người không quốc tịch). Dân cư của một quốc gia là tổng thể những người dân cư sống ổn đỉnh lâu dài trong phạm vi lãnh thổ và phải tuân thủ pháp luật quốc gia đó -> có thể bao gồm đối tượng mang quốc tịch của quốc gia đó nhưng có thể sống ở nước ngoài.
    Sự kiện Kosovo tuyên bố độc lập và những hệ lụy
    Hai tỉnh tự trị tuyên bố độc lập: Nam Ossetia và Abkhazia thuộc Gruzia.
    Ghi chú:
    1/ Bất kỳ chủ thể nào hội tụ đủ 4 yếu tố cấu thành 1 quốc gia thì mặc nhiên là 1 quôc gia không phụ thuộc vào sự công nhận của các quốc gia khác.
    2/ Chủ thể cơ bản chủ yếu của LQT là quốc gia -> không có chủ thể là quốc gia thì không có LQT. Trong các quan hệ do LQT điều chỉnh mối quan hệ đầu tiên và chủ yếu là mối quan hệ giữa các quốc gia.
    2.2.2. Tổ chức quốc tế liên chính phủ (liên quốc gia).
    Tổ chức quốc tế là thực thể liên kết chủ yếu các quốc gia độc lập có chủ quyền, được thành lập và hoạt động trên cơ sở điều ước quốc tế, phù hợp với Luật quốc tế, có quyền năng chủ thể riêng biệt và một hệ thống cơ cấu tổ chức phù hợp để thực hiện các quyền năng đó theo đúng mục đích và tôn chỉ của tổ chức.
    So sánh tổ chức quốc tế liên chính phủ và tổ chức quốc tế phi chính phủ ?
    ãCác tổ chức quốc tế liên chính phủ: chủ thể hạn chế của LQT -> chủ thể phái sinh của LQT. =>Là chủ thể hạn chế bởi ý chí của các quốc gia sáng lập, hoặc tham gia trong phạm vi các điều ước (quy chế, điều lệ) đã ký kết.
    ãTổ chức quốc tế liên chính phủ mới có được quyền năng của LQT.
    ãThành viên
    ã của các tổ chức quốc tế liên chính phủ chủ yếu là các quốc gia có chủ quyền.
    ã Thành viên của các tổ chức phi chính phủ có thể là cá nhân hoặc tổ chức các nhóm người có quốc tịch khác nhau.
    ãMục đích hoạt động:
    của các tổ chức này hoàn toàn khác nhau: Tổ chức liên chính phủ nhằm mục đích lợi ích của quốc gia phải tuân thủ theo các điều ước đã ký kết, còn tổ chức phi chính phủ nhàm nhiều mục đích khác nhau như bảo về quyền con người, nhân đạo,
    Câu hỏi nhận định:
    ãPhân biệt với các nhà nước liên bang: Câu nhận định các tổ chức liên chính phủ là nhà nước liên bang? Nhà nước liên bang là sự liên kết giữa các bang nhưng các bang này không có chủ quyền độc lập.
    ãThành viên của các tổ chức quốc tế liên chính phủ phải là các quốc gia có chủ quyền (trong mọi trường hợp)? -> về mặt lý luận thì thành viên của tổ chức quốc tế liên chính phủ chủ yếu (chứ không phải là duy nhất) các quốc gia có chủ quyền. Ví dụ: Vatican tham gia tổ chức sở hữu trí tuệ.
    Trường hợp Đài Loan tham gia tổ chức WTO, mặc dù không được công nhận là 1 quốc gia có chủ quyền.
    2.2.3. Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết
    Các điều kiện để xem 1 dân tộc là 1 chủ thể đặc biệt (đang đấu tranh giành độc lập).
    ã1/ Dân tộc đó đang bị một quốc gia hoặc dân tộc khác đô hộ -> bị chi phối, lệ thuộc về mọi mặt, không được quyền tự quyết định vấn đề gì trong phạm vi lãnh thổ của mình.
    ã2/ Đang tồn tại trên thực tế 1 cuộc đấu tranh (giữa bên bị áp bức và bên đô hộ) với mục đích giành được độc lập.
    ã3/ Cuộc đấu tranh đó phải thành lập được 1 cơ quan lãnh đạo phong trào đại diện cho dân tộc đó trong mối quan hệ với các chủ thể khác của Luật quốc tế -> cơ quan lãnh đạo nào được sự ủng hộ đồng tình nhất -> đại diện cho tiếng nói của toàn dân tộc đó.
    2.3. Trình tự xây dựng Luật quốc tế (Các quy phạm pháp luật quốc tế)
    Hầu hết các quốc gia thế giới đều coi LQT là nguồn của hệ thống pháp luật nước mình. QPPL gồm thành văn (văn bản quy phạm pháp luật) và bất thành văn (tập quán pháp). Nguồn thành văn của LQT là các văn ban quy phạm pháp luật quốc tế -> điều ước quốc tế -> quy trình đề cập trong chương 2. Nguồn bất thành văn của LQT là các tập quán quốc tế.
    Câu hỏi nhận định:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...