Tài liệu Tài liệu thi hết môn luật tố tụng dân dự dành cho hệ từ xa

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÀI LIỆU ÔN THI HẾT MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
    (Dành cho lớp hệ từ xa)


    Phần I: Trắc nghiệm

    Hãy cho biết những khẳng định sau đây khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai? Tại sao?

    1. Phiên tòa phúc thẩm mà các đương sự thỏa thuận được với nhau thì hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định công nhận sự thảo thuận của đương sự.
    2. Không phải các tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh, thương mại đều thuộc thẩm quyền của tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
    3. Trong một số trường hợp cá nhân không được ủy quyền cho người khác khởi kiện cho mình.

    4. Trong mọi trường hợp khi có bản án, quyết định giải quyết vụ án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đương sự không có quyền khởi kiện lại.
    5. Trong mọi trường hợp việc thay đổi yêu cầu của đương sự đều được Tòa án chấp nhận.
    6. Trong một số trường hợp Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa sơ thẩm, nếu người làm chứng vắng mặt.
    7. Trường hợp người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm mà không có lý do chính đáng, Tòa án không phải hoãn phiên tòa.
    8. Tòa án chỉ giải quyết việc xác định cha mẹ cho con hoặc xác định con cho cha mẹ khi có tranh chấp.
    9. Việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn ở tại phiên tòa phúc thẩm chỉ được chấp nhận nếu bị đơn đồng ý.
    10. Một số người có thể tham gia tố tụng với hai tư cách vừa là đương sự trong vụ án, vừa là người đại diện theo ủy quyền, nếu quyền lợi của họ không đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện.
    11. Thẩm phán phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu đồng thời là người thân thích của người đại diện cho đương sự.
    12. Người giám định, người phiên dịch cũng có nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự.
    13. Trong mọi trường hợp việc xác định cha, mẹ cho con đều được Tòa án thu lý và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
    14. Tòa án phải triệu tập người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đến tham gia hòa giải, tham gia phiên tòa.
    15. Không phải tất cả các tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự đều phải chứng minh.
    16. Tòa án chỉ trả lại đơn khởi kiện theo Điều 168 BLTTDS khi chưa thụ lý vụ án.
    17. Tòa án có thể ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về một phần của vụ án.
    18. Đương sự trong tố tụng dân sự bao gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người yêu cầu, người bị yêu cầu, người liên quan.
    19. Trong trường hợp hợp thấy cần thiết, để làm rõ các vấn đề của vụ việc dân sự thẩm phán có thể tự quyết định trưng cầu giám định.
    20. Tòa án có thể tự mình đối chất khi thấy cần thiết.
    21. Trong mọi trường hợp nếu đương sự là người dưới 18 tuổi đều phải có người đại diện tham gia tố tụng.
    22. Khi đang tranh luận, nếu xét thấy cần thiết Hội đồng xét xử có quyền hỏi lại.
    23. Trong mọi trường hợp, người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện.
    24. Tòa án chỉ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi đương sự có yêu cầu.
    25. Tất cả các tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất đều do Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
    26. Trong một số trường hợp tòa án có quyền sửa chữa, bổ sụng bản án, quyết định sau khi tuyên.
    27. Các đương sự hòa giải được với nhau ở tại phiên tòa phúc thẩm thì hội đồng xét xử ra bản án
    28. Khi đang nghị án mà hội đồng xét xử thấy cần hỏi hoặc tranh luận thêm thì có thể trở lại việc hỏi, tranh luận.
    29. Trong các trường hợp khi có căn cứ xác định: “Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Tòa án đều trả lại đơn khởi kiện cho đương sự.
    30. Đương sự có thể tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho đương sự khác trong cùng vụ án dân sự.
    31. Mọi vụ việc dân sự đều do Tòa án nơi cư trú, nơi làm việc của bị đơn giải quyết.

    32. Viện kiểm sát đã tham gia phiên tòa sơ thẩm thì phải tham gia ở phiên tòa phúc thẩm.
    33. Không phải tất cả cá vụ việc dân sự đều do Tòa án nơi cư trú, nơi làm việc của bị đơn giải quyết.
    34. Tòa án chỉ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi có yêu cầu của đương sự.
    35. Người kháng cáo rút đơn kháng cáo tòa án sẽ đình chỉ việc giải quyết vụ án.
    36. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm.
    37. Giám đốc thẩm, tái thẩm không phải là một cấp xét xử.
    38. Chỉ có Luật sư mới có thể trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

    39. Không phải tất cả các tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự đều thuộc đối tượng chứng minh.

    40. Trong trường hợp xét thấy cần thiết, để làm rõ các vấn đề của vụ việc dân sự thẩm phán có thể tự quyết định trưng cầu giám định.

    41. Người tiến hành tố tụng dân sự chỉ bao gồm những người có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết vụ việc dân sự.
    42. Trong mọi trường hợp, thẩm phán ra quyết định bằng văn bản khi tiến hành thu thập chứng cứ.
    43. Nguyên đơn rút đơn khởi kiện ở tại phiên tòa phúc thẩm mà bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn.
    44. Trong mọi trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện nếu sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
    45 Tòa án thụ lý vụ án dân sự, kể từ ngày nhận đơn khởi kiện.
    46. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự không có quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm.
    47. Tại phiên tòa sơ thẩm mà nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án.
    48. Mọi vụ án dân sự Tòa án đều phải tự mình tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ.
    49. Trong đa số các trường hợp Tòa án chỉ thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lại nọp tiền tạm ứng án phí.

    50. Trong trường hợp xét thấy cần thiết để làm rõ các vấn đề của vụ việc dân sự thẩm phán có thể tự mình quyết định trưng cầu giám định.

    51. Người kháng cáo phải tham gia phiên tòa phúc thẩm.
    52. Việc hòa giải trước khi xét xử phúc thẩm là bắt buộc, trừ những việc pháp luật quy định không được hòa giải.
    53. Trong mọi trường hợp Tòa án đều phải lấy lời khai của đương sự, người làm chứng.
    54. Chỉ trong trường hợp xét thấy cần thiết Tòa án giám đốc thẩm mới triệu tập các đương sự đến tham gia phiên tòa.
    56. Tất cả các tranh chấp về quyền sử dụng đất đều do Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
    57. Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay từ khi nộp đơn khởi kiện vụ án dân sự.
    58. Tòa án nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn trái pháp luật có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
    59. Cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác là nguyên đơn trong vụ án dân sự.

    60. Trong một số trường hợp khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án phải tiến hành biện pháp xem xét, thẩm định tại chỗ.
    61. Tòa án có thể tự mình quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
    62. Tòa án phải hoãn phiên tòa khi đương sự được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất nhưng vắng mặt.
    63. Đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, Tòa án chỉ điều tra, thu thập chứng cứ trong trường hợp đương sự không tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu.
    64. Tòa án xét xử theo ba cấp: Sơ thẩm, Phúc thẩm, Giám độc thẩm và tái thẩm.
    65. Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi thực hiện đăng ký kết hôn trái pháp luật hoặc nơi cư trú của một trong các bên đăng ký trái pháp luật giải quyết.
    66. Chỉ đương sự mới có quyền khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện.


    PHẦN 2.
    1. Phân biệt người đại diện theo ủy quyền với người bảo vệ và lợi ích hợp pháp của đương sự?
    2. Phân biệt người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập với người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập?
    3. Phân biệt chuyển đơn khởi kiện với chuyển vụ án dân sự?
    4. Tòa án giải quyết vụ án như thế nào nếu sau khi đã thụ lý vụ án phát hiện một trong những căn cứ dưới đây:
    5. So sánh phạm vi xét xử sơ thẩm với phạm vi xét xử phúc thẩm?
    6. Những trường hợp vào Tòa án cấp sơ thẩm có thể hoãn phiên tòa? Thời hạn hoãn phiên tòa?
    7. Trình bày hậu quả pháp lý của việc đương sự vắng mặt khi được tòa án cấp sơ thẩm triệu tập hợp lệ?
    8. Phân biệt tự hòa giải và hòa giải tòa án tiến hành?
    9. So sánh phạm vi xét xử phúc thẩm với phạm vi xét xử giám đốc thẩm?
    10. Phân biệt căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm với căn cứ kháng nghị tái thẩm?
    11. Phân biệt giữa chứng cứ, phương tiện chứng minh và nguồn chứng cứ?
    12. Tòa án sẽ giải quyết như thế nào nếu sau khi thụ lý vụ án phát hiện: “Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án mình mà thuocojthaamr quyền giải quyết của toàn án khác”.
    13. Trình bày hậu quả pháp lý của việc đương sự vắng mặt khi được tòa án cấp phúc thẩm triệu tập hợp lệ.
    14. Người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự chấm dứt trong những trường hợp nào? Đọc BLTTDS điều luật các căn cứ chấm dứt ủy quyền và giáo trình tố trụng dân trong chương 3 phần người đại diện ủy quyền.
    15. Phân tích các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong bộ luật tố tụng dân sự. Phân tích về chủ thể có quyền yêu cầu, về thẩm quyền quyết định, về biện pháp bảo đảm về trách nhiệm do áp dụng không đúng BPKCTT
    16. Thế nào là “triệu tập hợp lệ” các đương sự? Hậu quả của việc tòa án triệu tập hợp lệ các đương sự đến tham gia phiên tòa phúc thẩm nhưng các đương sự vẫn vắng mặt?
    PHẦN III: BÀI TẬP

    1. Anh A và chị B kết hôn năm 2000. Sau khi kết hôn anh A, chị B sống cùng bố mẹ anh A tại huyện H, tỉnh N. Năm 2002 anh A, chị B chuyển tới chỗ ở mới ở huyện K, tỉnh N. Do mâu thuẫn vợ chồng năm 2004 bị B bỏ về sống cùng bố mẹ đẻ tại thị xã P, tỉnh N. Năm 2006 chị B có đơn yêu cầu tòa án thị xã P giải quyết việc xin ly hôn với anh A nhưng tòa án này không thụ lý vì cho rằng chi phải yêu cầu Tòa án huyện K giải quyết. Hỏi tòa án nào có thẩm quyền thụ lý vụ việc trên? Tại sao?
    2. Anh A và chị B kết hôn hợp pháp năm 2005. Sau một thời gian chung sống vợ chồng phát sinh mâu thuẫn anh A yêu cầu xin ly hôn với chị B và chia tài sản chung của vợ chồng. Sau khi thụ lý, Tòa án tiến hành việc xác minh, thu thập chứng cứ thì được biết vợ chống A, B có vay của ông M 60 triệu đồng, vay của bà n 40 triệu đồng. Ông M yêu cầu vợ chồng A, B trả số tiền nợ 60 triệu, còn số tiền nợ 40 triệu đồng, bà N không yêu cầu Tòa án giải quyết vì nợ chưa đến hạn. Anh (chị) hãy xác định tư cách tham gia tố tụng của các đương sự trong vụ án?
    3. Căn nhà cấp 4 trên diện tích 250m[SUP]2[/SUP] tại xã Vĩnh Tuy – Thanh Trì – Hà Nội là của ông A và bà B. Ông bà có 5 người con M, N, P, Q và H. Ông A chết năm 2000, bà B chết năm 2001. Ngày 13/5/2006 M, N viết giấy bán nhà đất cho anh K với giá 420 triệu đồng. Sau khi mua nhà đất do chưa có nhu cầu sử dụng ngay nên anh K đã cho M, N tạm thời quản lý, sử dụng. Tháng 6 năm 2007 M, N tuyên bố không bán nhà đất nữa và trả tiền cho K vì P, Q và H không đồng ý bán nhà đất. Ngày 05/7/2007 anh K khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc M, N trả lại nhà đất anh đã mua.
    Anh, chị hãy xác định quan hệ pháp luật tranh chấp cần giải quyết và tư cách tham gia tố tụng của các đương sự trong vụ án trên?
    4. Anh A cho b vay 100 triệu đồng với thời hạn 1 năm. Hết thời hạn cho vay A đã nhiều lần yêu cầu B trả nợ nhưng B không trả do vậy A đã gây thương tích cho B thiệt hại 15 triệu đồng. Sau đó A đã khởi kiện B để đòi tiền đã cho B vay và B cũng yêu cầu tòa án buộc A phải bồi thường thiệt hại cho mình.
    Hỏi tòa án có thể giải quyết các yêu cầu trên của A và B trong cùng một vụ án không? Tại sao?

    5. Bà A cho ông B vay 200 triệu với thời hạn là 2 năm. Sau khi hết thời hạn vay ông B không trả. Vì vậy, bà A đã khởi kiện ông B để đòi tiền đã cho vay.Tòa án đã thụ lý vụ án nhưng sau đó bà A chết trong một tai nạn.Tòa án đã ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án vì xác định được bà A chế mà không có người thừa kế.
    Hỏi việc tòa án giải quyết như trên là đúng hay sai? Tại sao?
    6. Anh A khởi kiện đến Tòa án để yêu cầu xin ly hôn với chị B. Sau khi tòa án đã thụ lý vụ án, trong quá trình xây dựng hồ sơ vụ án tòa án phát hiện chị B đã mang thai từ trước khi toàn án thụ lý vụ án.
    Hỏi: Tòa án đã thụ lý đơn khởi kiện của anh A phải giải quyết như thế nào?
    7. Ông A và bà B có 4 người còn là C, D, H, K. Ông A, bà B chết không để lại di chúc. Di sản đề lại là một căn nhà mái bằng trên diện tích 100m[SUP]2[/SUP]. Anh C đã bán căn nhà có được 800 triệu đồng. C chi cho D, H, K mỗi người 100 triệu đồng. D, K, H không đồng ý vì cho rằng họ phải được hưởng 3/4 số tiền bán nhà và đã kiện ra tòa án đòi C trả thêm cho mỗi người 100 triệu đồng. Tại phiên toàn sơ thẩm, D vẫn giữ nguyên yêu cầu nhưng H, K rút toàn bộ yêu cầu của mình.
    Hỏi: Trong vụ án trên Tòa án sơ thẩm sẽ giải quyết như thế nào?
    8. Anh A và chị B kết hôn hợp pháp. Do mâu thuẫn vợ chồng anh A yêu cầu ly hôn với chị B. Tòa án đã tiến hành hòa giải đoàn tụ nhiều lần nhưng họ vẫn kiên quyết xin ly hôn. Hỏi Tòa án phải giải quyết vụ án như thế nào trong các trường hợp sau:
    a. Tòa án triệu tập hợp lệ anh A đến lần thứ 2 mà anh A vẫn vắng mặt.
    b. Tòa án triệu tập hợp lệ chị B lần thứ nhất nhưng chị B vắng mặt không lý do.

    9. Anh A kết hôn với chị B hợp pháp. Sau một thời gian chung sống do mâu thuẫn vợ chồng, Chị B đã gửi đơn yêu cầu tòa án xin ly hôn và chia tài sản. Khi giải quyết vụ án ly hôn, Tòa án xác định vợ chồng A, B có vay của M số tiền 80 triệu đồng nên đã quyết định anh A, chị b mỗi người phải trả cho chị M 40 triệu đồng. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật. Chị M nhiều lần yêu cầu A, B phải trả số tiền trên nhưng không làm đơn yêu cầu thi hành án. Hiện nay chị mới có đơn yêu cầu thi hành án thì được cơ quan thi hành án trả lời đã hết thời hiệu thi hành án. Nay chị M lại có đơn khởi kiện đòi A, B phải trả số tiền trên. Hỏi tòa án có thể thụ lý giải quyết vụ án được không? Tại sao?
    10. Anh A kiện chị B về việc đòi nhà cho thuê. Sau khi hòa giải không thành Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tòa án sẽ giải quyết như thế nào với các tình huống sau:
    a. Tòa án triệu tập hợp lệ chị B đến tham gia phiên tòa, nhưng trước ngày mở phiên tòa một ngày B bị tai nạn nên ngày hôm sau không thể có mặt.
    b. Tòa án triệu tập hợp lệ A đến lần thứ hai mà A vẫn vắng mặt.
    11. A cho B vay 100 triệu, thời hạn vay một năm lãi xuất 1,5%/tháng. Do làm ăn thua lỗ B không trả được cho A nên sau khi hết thời hạn vay A kiện B ra tòa. Tòa án tiến hành hòa giải và lập biên bản hòa giải thành ghi nhận A, B đã thỏa thuận được với nhau là ngày 01/04/2007 B sẽ trả đủ cho A số tiền 100 triệu đồng và 5 triệu đồng tiền lãi. Ngày 04/4/2007 A, B lại thỏa thuận lại với mội dung B phải trả cho A số tiền là 100 triệu đồng tiền nợ gốc. Hỏi Tòa án phải giải quyết vụ án như thế nào?
    12. Công ty Hải Hà có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh có ký hợp đồng lắp máy điều hòa nhiệt độ cho khách sạn của bà H ở thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận trị giá 300 triệu đồng. Khi hoàn thành xong công việc lặp đặt bà H mới thanh toán cho công ty được 250 triệu đồng. Số tiền còn lại là 50 triệu đồng hai bên thỏa thuận hết thời hạn bảo hành bà H sẽ trả nốt cho công ty. Hết thời hạn bảo hành bà H vẫn không trả nốt số tiền còn lại vì cho rằng có một số máy điều hòa chất lượng kém, không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Nay công ty muốn kiến bà H đòi số tiền còn thiếu. Hỏi những Tòa án nhân dân nào có thẩm quyền giải quyết vụ án? Tại sao?
    13. A lái xe gây tai nạn là B thiệt hại. B đã khởi kiện đến Tòa án yeeucaauf A bồi thường thiệt hại. Để xác định đúng mức độ thiệt hại B yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định, nhưng A đã phản đối. Hỏi theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án có quyền quyết định trưng cầu giám định không? Tại sao?
    14. A có vay của B 5 triệu đồng. Hai người thỏa thuận với nhau là sau một năm sau A trả nợ. Đến nay A vẫn không trả nợ, sau nhiều lần đòi nợ không được nên B đã khởi kiện A đòi nợ. Tòa án đã triệu tập A đến tham gia phiên tòa lần thứ hai, nhưng A bị ốm không thể đến tham gia phiên tòa. Hỏi trong trường hợp này Tòa án có được xét xử vắng mặt A không hay phải hoãn phiên tòa?
    15. A cho B thuê nhà với giá thuê là 20 triệu đồng/tháng, nhưng A và B chỉ ghi trong hợp đồng giá thuê là 10 triệu đồng/tháng. Hết thời hạn thuê B không trả tiền thuê nhà cho A 4 tháng cuối cùng. A đã khởi kiện B ra tòa án yêu cầu trả số tiền đó. Hỏi trong vụ án này tòa án có hòa giải không? Tại sao?
    17. Anh A gây thiệt hại cho anh B tổng thiệt hại là 20 triệu đồng. Do A không tự nguyện bồi thường nên B khởi kiện A đến tòa an để yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại. Tòa án đã thụ lý vụ án và tiến hành mở phiên tòa sơ thẩm xét sử buộc A phải bồi thường cho B 20 triệu đồng, tuy nhiên trước khi mở phiên tòa sơ thẩm tòa án đã không tiến hành thủ tục hòa giải. A không đồng ý với việc giải quyết của tòa án cấp sơ thẩm nên đã kháng cáo.
    Hỏi tòa án cấp phúc thẩm phải giải quyết vụ án trên như thế nào? Tại sao?
    19. Vợ chồng ông A và bà B có 3 người con là C, D, E. Năm 2000 ông bà chết không để lại di chúc. Tài sản của ông bà để lại cho các con là căn nhà 3 tầng tổng diện tích 320m[SUP]2[/SUP] ở phố X, Hà Nội. Sau khi ông bà chết, anh C ở tầng 1 và chị D ở tầng 2, anh E ở tầng 3. Năm 2006 anh C bàn cho ông K 1/2 diện tích nhà tầng 1 và khi giao nhà thì xảy ra tranh chấp. nay chi D, anh E kiện ông K yêu cầu hủy hợp đồng mùa bán nhà. Hỏi:
    a. Xác định những quan hệ pháp luật mà Tòa án cần phải xem xét khi giải quyết vụ án.
    b. Tư cách tham gia tố tụng của các đương sự trong vụ án?
    20. Ông A, bà B có 4 người con là C, D, E, F, trong đó D là con nuôi. Năm 2006 ông A, bà B chết không để lại di chúc. Sau khi ông bà chết giữa E và C xảy ra tranh chấp di sản. E đã khởi kiện C ra tòa án yêu cầu chia thừa kế.
    a. Anh, chị hãy xác định tư cách của các đương sự trong vụ án trên.
    b. Do xác minh thu thập chứng cứ không đầy đủ, Tòa án cấp sơ thẩm chỉ tiệu tập C, E, F đến tham gia tố tụng và chia tài sản thừa kế cho ba người này. Năm ngày sau khi tòa án cấp sơ thẩm xét xử vụ án D mới biết được việc đó, D muốn kháng cáo yêu cầu tòa án cấp phúc thẩm xử lại vụ án đó. Hỏi D có quyền kháng cáo không? Tại sao?
    NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN LUẬT DÂN SỰ

    Câu 1: Những khẳng định sau đây đúng hay sai, giải thích tại sao?
    Câu 2:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...