Tài liệu Tài liệu thi đường lối cách mạng của ĐCS và lịch sử Đảng (Tóm tắt có chọn lọc)

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Gồm 2 file tài liệu :Đường lối cách mạng của ĐCS và Lịch sử Đảng



    CHƯƠNG I
    SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
    VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG
    I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
    1. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
    a) Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó
    - Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai
    đoạn độc quyền (đế quốc chủ nghĩa).
    - Sự thống trị tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc làm cho mâu thuẫn giữa các dân tộc
    thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gây gắt, phong trào đấu tranh giải phóng dân
    tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.
    b) Chủ nghĩa Mác-Lênin
    - Vào giữa thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển
    mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết phải có hệ thống lý luận khoa học.Trong hoàn cảnh đó, chủ
    nghĩa Mác ra đời.
    - Chủ nghĩa Mác – Lênin đã lay chuyển, lôi cuốn quần chúng nhân dân và cả những
    phần tử ưu tú, tích cực ở các nước thuộc địa vào phong trào cộng sản.
    - Kể từ khi chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam, phong trào yêu
    nước và phong trào công nhân phát triển theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn tới sự
    ra đời của các tổ chức cộng sản Việt Nam.
    c) Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản
    - Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga giành thắng lợi.
    - Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, chủ nghĩa Mác – Lênin từ lý luận
    đã trở thành hiện thực.
    - Tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) được thành lập.
    - Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá
    chủ nghĩa Mác - Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
    2. Hoàn cảnh trong nước
    a) Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp
    Chính sách cai trị của thực dân Pháp
    - Về chính trị, thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân.
    - Về kinh tế, thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế.
    - Về văn hoá, thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hoá, giáo dục thực dân; dung
    túng, duy trì các hủ tục lạc hậu.
    Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội
    Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục thực
    dân, xã hội Việt Nam diễn ra quá trình phân hoá sâu sắc.
    - Giai cấp địa chủ: Giai cấp địa chủ cấu kết với thực dân Pháp tăng cường bóc lột,
    áp bức nông dân.
    - Giai cấp nông dân: Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội
    Việt Nam, bị thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề.
    - Giai cấp công nhân Việt Nam: Ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của
    thực dân Pháp, giai cấp công nhân tập trung nhiều ở các thành phố và vùng mỏ.
    Đa số công nhân Việt Nam, trực tiếp xuất thân từ giai cấp nông dân. Vì vậy, giai cấp
    công nhân có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với giai cấp nông dân.
    Giai cấp công nhân Việt Nam bị đế quốc, phong kiến áp bức, bóc lột. Đặc điểm nổi
    bậc của giai cấp công nhân Việt Nam là: “ ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam,
    và vừa lớn lên nó đã sớm tiếp thụ ánh sáng cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhanh
    chóng trở thành một lực lượng chính trị tự giác, thống nhất khắp Bắc Trung Nam .”
    - Giai cấp tư sản Việt Nam: Bao gồm tư sản công nghiệp, tư sản thương
    nghiệp, .Trong giai cấp tư sản có một bộ phận kiêm địa chủ.
    - Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam: Bao gồm học sinh, sinh viên, trí thức, viên chức
    và những người làm nghề tự do.
    Tóm lại, chính sách thống trị của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội
    Việt Nam. Trong xã hội Việt Nam, ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa nhân dân, chủ yếu là
    nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến, đã nảy sinh mâu thuẩn vừa cơ bản, vừa chủ yếu
    và ngày càng gay gắt trong đời sống dân tộc, đó là: mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt
    Nam với thực dân Pháp xâm lược.
    b) Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối thế kỷ XIX,
    đầu thế kỷ XX
    Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo
    khuynh hướng phong kiến và tư sản diễn ra mạnh mẽ. Những phong trào tiêu biểu diễn ra
    trong thời kỳ này là:
    Phong trào Cần Vương (1885-1896):
    - Ngày 13-7-1885, vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương. Phong trào Cần Vương
    phát triển mạnh ra nhiều địa phương ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ.
    - Ngày 1-11-1888, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt nhưng phong trào Cần Vương vẫn
    tiếp tục đến năm 1896.
    Cuộc khởi nghĩa Yên Thế(Bắc Giang):
    - Khởi nghĩa Yên Thế diễn ra từ năm 1884.
    - Cuộc chiến đấu của nghĩa quân Yên Thế kéo dài đến năm 1913 thì bị dập tắt.
    - Thất bại của các phong trào trên đã chứng tỏ giai cấp phong kiến và hệ tư tưởng
    phong kiến dù không đủ điều kiện để lãnh đạo phong trào yêu nước giải quyết thành công
    nhiệm vụ dân tộc Việt Nam.
    - Bên cạnh các cuộc khởi nghĩa nêu trên, đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước dưới
    sự lãnh đạo của tầng lớp sĩ phu tiến bộ chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản diễn ra
    sôi nổi.
    - Đại diện của xu hướng bạo động là Phan Bội Châu, với chủ trương dùng biện
    Pháp bạo động để đánh đuổi thực dân Pháp khội phục nền độc lập cho dân tộc.
    - Đại diện cho xu hướng cải cách là Phan Châu Trinh, với chủ trương vận động cải
    cách văn hoá, xã hội; động viên lòng yêu nước trong nhân dân.
    - Hoạt động cách mạng của Phan Châu Trinh đã góp phần thức tỉnh lòng yêu nước
    của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, về phương pháp, “Cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu
    thực dân Pháp thực hiện cải lương . điều đó là sai lầm, chẳng khác gì đến xin giặc rủ
    lòng thương”.
    - Ngoài ra, trong thời kỳ này ở Việt Nam còn có nhiều phong trào đấu tranh khác.
    - Từ phong trào đấu tranh, các tổ chức đảng phái ra đời: Đảng Lập hiến (năm
    1923); Việt Nam nghĩa đoàn (năm 1925), sau nhiều lần đổi tên, tháng 7-1928 lấy tên là
    Tân Việt cách mạng Đảng (tháng 12-1927).
    + Tân Việt cách mạng Đảng ra đời và hoạt động trong bối cảnh Hội Việt Nam cách
    mạng thanh niên phát triển mạnh, đã tác động mạnh mẽ đến Đảng này.
    + Việt Nam quốc dân Đảng là một đảng chính trị theo xu hướng dân chủ tư sản.
    Sau vụ ám sát Ba Danh, trùm mộ phu đồn điền cao su của Pháp (tháng 2-1929), Đảng bị
    khủng bố dữ dội, tổ chức đảng bị vỡ ở nhiều nơi.
    Trước tình hình nguy cấp, lãnh đạo Việt Nam quốc dân Đảng đã quyết định dốc hết
    lực lượng vào trận đấu tranh sống mái với kẻ thù. Cuộc khởi nghĩa của Việt Nam quốc dân
    Đảng bắt đầu từ đêm ngày 9-2-1930 ở Yên Bái, Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình .trong
    tình thế hoàn toàn bị động nên đã bị thực dân Pháp nhanh chóng dập tắt.
    Tóm lại, trước yêu cầu lịch sử của xã hội Việt Nam, các phong trào đấu tranh
    chống Pháp diễn ra sôi nổi. Nhưng cuối cùng các cuộc đấu tranh đều thất bại.
    Mặc dù bị thất bại, nhưng sự phát triển mạnh mẽ của phong trào yêu nước cuối thế
    kỷ XIX đầu thế kỷ XX có ý nghĩa rất quan trọng. Nó là sự tiếp nối truyền thống yêu nước,
    kiên cường bất khuất vì độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
    Sự thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX đầu
    thế kỷ XX đã chứng tỏ con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư
    sản đã bế tắc. Nhiệm vụ lịch sử đặt ra là phải tìm một con đường cách mạng mới.
    c) Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
    Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho việc
    thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
    - Năm 1911, Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) ra đi tìm đường cứu nước.
    - Trong quá trình tìm đường cứu nước, Người đã tìm hiểu kỹ các cuộc cách mạng
    điển hình trên thế giới.
    - Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm tìm hiểu Cách mạng Tháng Mười Nga năm
    1917. Người rút ra kết luận: “Trong thế giới bây giờ chỉ có Cách mệnh Nga là đã thành
    công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình
    đẳng thật”.
    - Vào tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ Nhất những luận
    cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin.
    - Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (tháng 12-1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán
    thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
    - Tháng 11-1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng 6-1925,
    Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
    - Từ năm 1925 đến năm 1927, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã mở các lớp
    huấn luyện chính trị cho cán bộ cách mạng Việt Nam.
    - Năm 1927, Bộ Tuyên truyền của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản tác
    phẩm Đường Cách mệnh.
    - Tác phẩm Đường Cách mệnh đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của một cương
    lĩnh chính trị, chuẩn bị tư tưởng chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
    Sự phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.
    - Trong những năm 1919-1925, phong trào công nhân diễn ra dưới các hình thức
    đình công, bãi công, tiêu biểu như các cuộc bãi công của công nhân Ba Son (Sài Gòn) do
    Tôn Đức Thắng tổ chức (1925).
    - Trong những năm 1926-1929, phong trào công nhân đã có sự lãnh đạo của các tổ
    chức như Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Công hội đỏ và các tổ chức cộng sản ra đời
    từ năm 1929.
    - Từ năm 1928 đến năm 1929, có khoảng 40 cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra
    trong toàn quốc.
    - Cũng vào thời gian này, phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là
    phong trào nông dân diễn ra ở nhiều nơi trong cả nước.
    Sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam
    - Trước sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước, cuối tháng
    3-1929, ở Hà Nội, một số hội viên tiên tiến của tổ chức Thanh niên ở Bắc Kỳ đã lập ra Chi
    bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam, do đồng chí Trần Văn Cung làm Bí thư Chi bộ.
    - Tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (tháng 5-1929)
    đã xảy ra bất đồng giữa các đoàn đại biểu về vấn đề thành lập đảng cộng sản.
    - Đông Dương Cộng sản Đảng: Ngày 17-6-1929, tại Hà Nội, đại biểu các tổ chức
    cộng sản ở miền Bắc họp Đại hội quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng.
    - An Nam Cộng sản Đảng: Trước sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng và để
    đáp ứng yêu cầu của phong trào cách mạng, mùa thu năm 1929, các đồng chí trong Hội
    Việt Nam cách mạng thanh niên hoạt động ở Trung Quốc và Nam Kỳ đã thành lập An
    Nam Cộng sản Đảng.
    - Đông Dương Cộng sản Liên đoàn: Việc ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng
    và An Nam Cộng sản Đảng đã làm cho nội bộ Đảng Tân Việt phân hoá mạnh mẽ, những
    đảng viên tiên tiến của Tân Việt đã thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
    - Mặc dù đều giương cao ngọn cờ chống đế quốc, phong kiến, xây dựng chủ nghĩa
    cộng sản ở Việt Nam, nhưng ba tổ chức cộng sản trên đây hoạt động phân tán, chia rẽ đã
    ảnh hưởng xấu điến phong trào cách mạng Việt Nam lúc này. Vì vậy, việc khắc phục sự
    chia rẽ, phân tán giữa các tổ chức cộng sản là yêu cầu khẩn thiết của cách mạng.
     

    Các file đính kèm:

    • tl-.rar
      Kích thước:
      133.9 KB
      Xem:
      0
Đang tải...