Tài liệu Tài liệu tâm lý học đại cương full

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Có định đạng file word, thuận tiện cho việc chỉnh sửa.


    CHƯƠNG I

    TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
    I. - TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ HỌC

    Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp những hiện tượng khen hoặc chê nhau: Anh này rất tâm lý, chị
    kia chẳng tâm lý tý nào? ., những lời khen, chê đó muốn nói lên thái độ hoặc cách xử lý công việc nào đó của con
    người. Nhưng thực ra tâm lý không phải có bấy nhiêu hiện tượng mà tâm lý của con người rất đa dạng và phong
    phú, nó luôn gắn liền với hoạt động của con người và trong bất cứ hoạt động nào của con người đều nảy sinh tâm
    lý. Một em bé hân hoan khi mẹ đi chợ về cho chiếc kẹo, một cô gái rạo rực trong lòng khi mối tình đầu xuất hiện,
    NewTon phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn khi chợt nhận thấy quả táo rơi. Chính vì vậy Sê-chê-nốp, nhà sinh lý
    học người Nga, đã phát biểu: “ mọi hành động của chúng ta dù có ý thức hay không có ý thức, xét về mặt nguồn
    gốc đều là phản xạ ”. Phản xạ là cơ sở sinh lý của hiện tượng tâm lý. Trong cuộc sống con người luôn luôn hoạt
    động vì:

    · Cá nhân muốn tồn tại và phát triển thì phải hoạt động. Do hoạt động nên sinh ra nhu cầu, từ nhu cầu, nó càng thúc
    đẩy sự hoạt động của cá nhân. Do nhu cầu nên sinh ra sở thích, hứng thú, động cơ hoạt động. Đó là biểu hiện của xu
    hướng cá nhân.
    · Khi gặp một sự vật hay hiện tượng nào đó, con người có thể dùng mắt để nhìn, dùng mũi để ngửi, dùng tay để sờ .,
    từ đó nẩy sinh cảm giác, tri giác.
    · Các sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan tác động vào các giác quan ta, đều được não ta ghi lại và đến
    một lúc nào đó, ta có thể hồi tưởng lại, đó là trí nhớ.
    · Trước khi làm một công việc nào đó, con người có thể hình dung trước được kết quả của nó chính là nhờ có tưởng
    tượng.
    · Khi gặp một sự khó khăn về mặt trí tuệ, con người phải tìm cách để khắc phục và giải quyết khó khăn đó là nhờ có
    tư duy.
    · Khi tiếp xúc với sự vật và hiện tượng, bao giờ con người cũng tỏ thái độ nhất định đối với chúng là biểu hiện của
    xúc cảm và tình cảm .

    Tất cả những hiện tượng kể trên đều là hiện tượng tâm lý của con người.

    1. Đặc điểm:

    Các hiện tượng tâm lý có đặc điểm.

    Hiện tượng tâm lý gắn bó, gần gũi và có một sức mạnh ghê gớm đối với đời sống tâm lý của con người. Nó gần gũi
    và nó được diễn ra thường xuyên, ngay bên cạnh chúng ta và bất cứ trong hoạt động nào: nghe giảng bài, ngồi
    xem hát, đi dạo chơi . đều diễn ra hiện tượng tâm lý. Sức mạnh của hiện tượng tâm lý được thể hiện rõ rệt nhất khi
    con người đứng trước một tình huống khó khăn, cấp bách. Chẳng hạn lúc bình thường ta không thể nhảy lên mái
    nhà, nhưng khi nhà cháy, ta có thể nhảy phóc một cái lên tận . nóc nhà và khi chửa cháy xong, ta phải chờ mãi có
    người mang thang tới mới xuống được.

    Hiện tượng tâm lý rất đa dạng và phong phú “Sống mỗi người một nết, chết mỗi người một tật”.

    Công trình nghiên cứu của Đ.B. Encônin, nhà Tâm lý học Liên Xô (cũ) cho thấy ngay cả trẻ em sinh đôi cùng trứng
    và được nuôi dạy chung thì tính tình của mỗi em cũng mỗi khác. Như trường hợp giữa hai cháu sinh đôi là Natasa
    và Ema: “ Lúc bé, hai cháu chơi với nhau rất thân. Trong các trường hợp tương tự nhiều khi các cháu cũng thích
    dùng đại từ “ chúng con ” và đôi lúc các cháu lại lạm dụng đại từ ấy, như một lần chúng nói với bố mẹ: “ đêm qua
    chúng con mơ thấy .”, và tiếp sau đó, các cháu cướp lời nhau kể lại giấc mơ. Tình thân ấy không bị sứt mẻ, măc dù
    cháu Natasa vốn hiếu động hơn, dần dần chủ động bày ra các trò chơi, làm các việc khác nhau trong nhà, hay được
    giao phó làm việc này, việc khác và làm đại diện cho cả hai trong quan hệ với bên ngoài . Còn Ema, chỉ làm theo
    hoàn toàn thụ động và giao cho Natasa giữ vai trò chủ động. Ema sẵn lòng và ngoan ngoãn tuân theo sáng kiến
    của Natasa. Natasa thì thích “sai khiến” và cảm thấy mình giữ vai trò không thể thay thế được trong “tập thể” hai
    đứa sinh đôi. Chính “sự phân hóa” này làm cho mỗi cháu phát triển theo một mặt riêng đặc thù của từng cháu .”

    Hiện tượng tâm lý rất trừu tượng và khó nhận biết.

    Các cụ đã có câu:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...