Tài liệu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT ( MÔn Hóa- lớp 10-11 )- Tóm tắt lý thuyết và bài tập trắc nghiệm

Thảo luận trong 'ÔN THI ĐẠI HỌC' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài 1. ESTE .

    I. Khái niệm : Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este

    Este đơn chức RCOOR, Trong đó R là gốc hidrocacbon hay H; R’ là gốc hidrocacbon

    Este no đơn chức CnH2nO2 ( với n 2)

    Tên của este :

    Tên gốc R’+ tên gốc axit RCOO (đuôi at)

    Vd : CH3COOC2H5 : Etylaxetat

    CH2=CH- COOCH3 metyl acrylat

    II.Lí tính :- nhiệt độ sôi ,độ tan trong nước thấp hơn axit và ancol có cùng số cacbon : axit > ancol > este

    -Một số mùi đặc trưng : Isoamyl axetat : mùi chuối chín ; Etyl butiat ,etyl propionat có mùi dứa

    III TÍNH CHẤT HÓA HỌC :

    a.Thủy phân trong môi trường axit :tạo ra 2 lớp chất lỏng , là phản ứng thuận nghịch (2 chiều )

    RCOOR, + H2O RCOOH + R,OH

    b.Thủy phân trong môi trường bazơ ( Phản ứng xà phòng hóa ) : là phản ứng 1 chiều

    RCOOR, + NaOH RCOONa + R,OH

    * ESTE đốt cháy tạo thành CO2 và H2O . ta suy ra este đó là este no đơn chức , hở (CnH2nO2)

    IV.ĐIỀU CHẾ : axit + ancol este + H2O

    RCOOH + R’OH RCOOR’ + H2O .

    Bài 2. Lipit.

    I. Khái niệm:Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống,không hòa tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực.

    II. Chất béo:

    1/ Khái niệm:

    Chất béo là trieste của glixerol với axit béo gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.

    Công thức:R1COO-CH2 R1,R2,R3: là gốc hidrocacbon



    R2COO-CH



    R3COO-CH2

    Vd:[CH3(CH2)16COO]3C3H5 : tristearoylglixerol (tristearin)

    2/ Tính chất vật lí:

    -Ở nhiệt độ thường,chất béo ở trạng thái lỏng khi trong phân tử có gốc hidrocacbon.Ở trạng thái rắn khi trong phân tử có gốc hidrocacbon no.

    3/ Tính chất hóa học:

    a.Phản ứng thủy phân: [CH3(CH2)16COO]3C3H5+3H2O 3CH3(CH2)16COOH+C3H5(OH)3

    c. Phản ứng cộng hidro của chất béo lỏng thành chất béo rắn (bơ nhân tạo)

    (C17H33COO)3C3H5+3H2 (C17H35COO)3C3H5

    lỏng rắn

    b. Phản ứng xà phòng hóa: [CH3(CH2)16COO]3C3H5 + 3NaOH 3[CH3(CH2)16COONa] +C3H5(OH)3

    tristearin Natristearat → xà phòng

    Bài 3. Khái niệm về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp

    I. Xà phòng

    1. Khái niệm“Xà phòng thường dùng là hỗn hợp muối natri hoặc muối kali của axit béo, có thêm một số chất phụ gia”

    ▪ muối Na của axit panmitic hoặc axit stearic (thành phần chính)

    2. Phương pháp sản xuất

    - Đun chất béo với dung dịch kiềm trong các thùng kín, ở toC cao →xà phòng

    (R-COO)3C3H5 + 3NaOH 3R-COONa + C3H5(OH)3

    - Ngày nay, xà phòng còn được sx theo sơ đồ sau:

    Ankan → axit cacboxylic→ muối Na của axit cacboxylic

    II. Chất giặt rửa tổng hợp

    1. Khái niệm

    “Chất giặt rửa tổng hợp là những chất không phải là muối Na của axit cacboxylic nhưng có tính năng giặt rửa như xà phòng”

    hoặc:“Chất giặt rửa tổng hợp là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các chất bẩn bám trên các vật rắn mà không gây ra các phản ứng hoá học với các chất đó”

    2. Phương pháp sản xuất

    - Sản xuất từ dầu mỏ, theo sơ đồ sau:

    Dầu mỏ → axit đođexylbenzensunfonic → natri đođexylbenzensunfonat

    - Chất giặt rửa tổng hợp có ưu điểm: dùng được cho nước cứng, vì chúng ít bị kết tủa bởi ion Ca2+

    - Xà phòng có nhược điểm: khi dùng với nước cứng

    làm giảm tác dụng giặt rửa và ảnh hưởng đến vải sợi

    III. Tác dụng tẩy rửa của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp

    Muối Na trong xà phòng hay trong chất giặt rửa tổng hợp làm giảm sức căng bề mặt của các chất bẩn bám trên vải, da,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...