Tài liệu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp 12 năm học 2010-2011 (Môn sinh 12)

Thảo luận trong 'Ôn Thi Tốt Nghiệp' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỘT: LÍ THUYẾT

    A. DI TRUYỀN HỌC

    Chương I. Cơ chế di truyền và biến dị

    Câu 1. Gen là gì ? Cho ví dụ minh hoạ.

    - Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN.

    - Ví dụ: Gen Hb là gen mã hoá chuỗi pôlipeptit , gen tARN mã hoá cho phân tử tARN

    - Gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hoá liên tục (không phân mảnh), còn ở sinh vật nhân thực là gen phân mảnh (bên cạnh các đoạn exon mã hoá axit amin còn được xen kẽ các đoạn intron không mã hoá axit amin).

    Câu 2. Trình bày cấu trúc chung của các gen mã hoá prôtêin.

    Mỗi gen mã hoá prôtêin gồm 3 vùng trình tự nuclêôtit (hình 1.1 – trang 6):

    - Vùng điều hoà: nằm ở đầu 3 của mạch mã gốc của gen, có trình tự các nuclêôtit đặc biệt giúp ARN pôlimeraza có thể nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã, đồng thời cũng chứa trình tự nuclêôtit điều hoà quá trình phiên mã.

    - Vùng mã hoá: mang thông tin mã hoá các axit amin. Các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hoá liên tục (gen không phân mảnh). Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hoá axit amin (exon) là các đoạn không mã hoá axit amin (itron). Vì vậy, các gen này gọi là gen phân mảnh.

    - Vùng kết thúc: nằm ở đầu 5 của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.

    Câu 3. Mã di truyền có các đặc điểm gì?

    - Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen (mạch khuôn) quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.

    - Mã di truyền có các đặc điểm sau:

    + Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nuclêôtit mà không gối lên nhau.

    + Mã di truyền có tính phổ biến.

    + Mã di truyền có tính đặc hiệu

    + Mã di truyền có tính thoái hoá.

    Câu 4. Hãy giải thích vì sao trên mỗi chạc tái bản chỉ có một mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục, mạch còn lại được tổng hợp một cách gián đoạn?

    Do cấu trúc phân tử ADN có 2 mạch pôlinuclêôtit đối song song (3 5 và 5 ---> 3), mà enzim pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5 ---> 3 nên sự tổng hợp liên tục của cả 2 mạch là không thể được, đối với mạch khuôn 3 --> 5 nó tổng hợp liên tục, còn mạch khuôn 5 --> 3 tổng hợp ngắt quãng với các đoạn ngắn theo chiều 5 --> 3 ngược với chiều phát triển của chạc tái bản, rồi nối lại nhờ enzim ADN ligaza.

    Câu 5. Hãy trình bày diễn biến và kết quả của quá trình phiên mã.

    - Diễn biến của quá trình phiên mã: như mục I.2 – trang 11 SGK.

    - Kết quả: tạo nên phân tử mARN mang thông tin di truyền từ gen tới ribôxôm để làm khuôn trong tổng hợp prôtêin.

    phân tử prôtêin, nhiều ribôxôm tổng hợp được nhiều phân tử prôtêin giống nhau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...