Tài liệu Tài liệu ôn thi quản lý hành chính nhà nước Câu hỏi và trả lời

Thảo luận trong 'Công Chức' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÀI LIỆU ÔN THI

    I. Quản lý hành chính nhà nước về kinh tế, tài chính
    1/ Trình bày chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước của nước ta hiện nay?
    Theo hiến pháp năm 1992, ở nước ta có các loại cơ quan trong bộ máy nhà nước sau đây:
    - Các cơ quan quyền lực nhà nước (quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương)
    - Các cơ quan hành chính nhà nước gồm: Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, huyyện, xã và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND.
    - Các cơ quan xét xử (Toà án nhân dân tối cao, Toà án quân sự, các Toà án nhân dân địa phương, Toà án đặc biệt và các Toà án khác do luật định).
    - Các cơ quan kiểm sát (Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát quân sự, Viện Kiển sát nhân dân địa phương)
    Chủ tịch nước là một chức vụ nhà nước, một cơ quan đặc biệt thể hiện sự thống nhất của quyền lực, có những hoạt động thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, nên khống xếp vào bất kỳ một loại cơ quan nào.
    Tất cả các cơ quan nhà nước tạo thành bộ máy nhà nước. Nhưng bộ máy nhà nước không phải là một tập hợp đơn giản các cơ quan nhà nước mà là một hệ thống thống nhất các cơ quan có mối liên hệ ràng buộc qua lại chặt chẽ với nhau vận hành theo một cơ chế đồng bộ.
    Quốc hội
    Vị trí của Quốc hội trong bộ máy nhà nước được ghi nhận trong Hiến pháp. Điều 83, Hiến pháp 1992 ghi nhận: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    Là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân. Quốc hội do cử tri cả nước bầu ra theo chế độ bầu cử phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
    Là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội có các chức năng sau:
    - Lập hiến và lập pháp: Lập hiến là làm ra hiến pháp và sửa đổi hiến pháp, lập pháp là làm luật và sửa đổi luật.
    - Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế-xã hội quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
    - Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
    Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước
    Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của Uỷ ban thường vụ quốc hội. Khi cần thiết, Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của Chính phủ, Chủ tịch nước có quyền đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày kể từ ngày pháp lệnh được thông qua; nếu pháp lệnh đó vẫn được Uỷ ban Thường vụ quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất tri, thì Chủ tịch nước trình quốc Hội quyết định tại kỳ họp gần nhất.
    Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu miễn nhiệm, bổ nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
    Căn cứ vào Nghị quyết của quốc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễm nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.
    Chủ tịch nước công bố hiến pháp, luật, pháp lệnh. Căn cứ vào Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, ban bố tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể hợp được, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương.
    Nhiệm vụ, quyền hạn về những công việc do Chủ tịch nước tự quyết định như: Chủ tịch nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; quyết định phong hàm cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp đại sứ, những hàm cấp nhà nước trong các lĩnh vực khác; quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, giải thưởng nhà nước và danh hiệu vinh dự nhà nước. Cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; tiếp nhận đặc sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; tiến hành đàm phán, ký kết Điều ước quốc tế nhân danh nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...