Tài liệu Tài liệu ôn thi ngân hàng 2013 (Có đáp án)

Thảo luận trong 'Công Chức' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tài liệu: Tài liệu ôn thi ngân hàng 2013 (Có đáp án)

    Tài liệu được biên soạn công phu, đáp án chi tiết, phần tiếng anh được dịch rõ ràng
    Chương 1: Trắc nghiệm nghiệp vụ tín dụng có 402 câu hỏi trắc nghiệm. Được phân thành 2 lĩnh vực kiến thức chính: Kiến thức về Luật (172 câu hỏi) và Kiến thức Nghiệp vụ (230 câu hỏi).

    100. Ngày 30/06/2010, Ngân hàng cho một số khách hàng vay như sau:
    - Khách hàng X vay 100 triệu, hạn trả 30/09/2010.
    - Khách hàng Y vay 200 triệu, hạn trả 30/06/2012.
    - Khách hàng Z vay 300 triệu, hạn trả 30/09/2011.
    Theo Quy chế cho vay hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nhận định nào dưới đây là sai?
    a) Khách hàng X vay ngắn hạn
    b) Khách hàng Z vay ngắn hạn
    c) Khách hàng Y vay trung hạn
    d) Khách hàng Y và khách hàng Z đều vay trung hạn
    101. Theo quy định hiện hành, tỷ lệ trích lập dự phòng của khoản vay được chuyển sang
    nợ nhóm 3 là bao nhiêu ?
    a) 5% c) 15%
    b) 10% d) 20%
    102. Một khách hàng có dư nợ quá hạn 2 tỷ đồng, thời gian vay quá hạn 300 ngày. Khoản vay này cho vay có tài sản bảo đảm. Vậy ngân hàng phải trích dự phòng rủi ro bao nhiêu?
    a) 400 triệu đồng c) 1 tỷ đồng
    b) 800 triệu đồng d) 2 tỷ đồng
    103. Ngân hàng trả nợ thay cho 1 khách hàng với số tiền 500 triệu đồng trong nghiệp vụ bảo lãnh; Bảo lãnh này có tài sản bảo đảm đến nay đã được 200 ngày nhưng Ngân hàng vẫn chưa thu hồi được. Ngân hàng phải trích dự phòng rủi ro bao nhiêu?
    a) 100 triệu đồng c) 500 triệu đồng
    b) 250 triệu đồng d) 750 triệu đồng
    104. Luật NHNN quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình TCTD và từng loại tiền gửi với mức nào trong các phương án sau:
    a) Từ 0% đến 10% tổng số dư tiền gửi tại mỗi TCTD trong từng thời kỳ
    b) Từ 10% đến 20% tổng số dư tiền gửi tại mỗi TCTD trong từng thời kỳ
    c) Từ 0% đến 20% tổng số dư tiền gửi tại mỗi TCTD trong từng thời kỳ
    105. Theo các quy định hiện hành, yếu tố nào không được tham gia vào tính dự phòng chung?
    a) Nợ từ nhóm 1 đến 4 c) Cam kết ngoại bảng
    b) Nợ từ nhóm 2 đến 4 d) Giá trị L/C


    Đáp án
    100. (b) Khách hàng Z vay ngắn hạn.
    Trả lời:
    Khách hàng X (vay từ 30/06/2010 đến 30/09/2010 là 3 tháng): Vay ngắn hạn
    Khách hàng Y (vay từ 30/06/2010 đến 30/06/2012 là 24 tháng): Vay trung hạn
    Khách hàng Z (vay từ 30/06/2010 đến 30/09/2011 là 15 tháng): Vay trung hạn => Ý b sai

    101. (d) 20%
    Trả lời: Theo Điều 6, QĐ 493/2005/NHNN ban hành ngày 22/5/2005, Nợ nhóm 3 (Nợ nghi ngờ) phải trích lập dự phòng 20%

    102. (c) 1 tỷ đồng
    Trả lời: Nợ quá hạn 300 ngày, nên rơi vào nợ nhóm 4 - nợ nghi ngờ (từ 181 – 360 ngày). Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro theo QĐ 493/2005/NHNN là 50%.
    => NH phải trích dự phòng rủi ro là: 1 tỷ đồng

    103. (c) 500 triệu đồng
    Trả lời:
    Theo Khoản 1, Điều 1 của QĐ 18/2007/QĐ-NHNN ban hành ngày 25/4/2007: Các khoản cam kết ngoại bảng mà TCTD phải thực hiện thay thì phân vào nợ nhóm 5 nếu quá hạn trên 90 ngày.
    Khoản bảo lãnh đã quá hạn 200 ngày  Được xếp vào Nợ nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn.
    Áp dụng công thức (Điều 8 của QĐ 18/2007/QĐ-NHNN ban hành ngày 25/4/200 như sau:
    R = max {0, (A - C)} x r
    Trong đó:
    R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích
    A: Số dư nợ gốc của khoản nợ
    C: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm
    r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
    Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro nợ nhóm 5 là 100%. Vậy ngân hàng phải trích dự phòng là:
    R = max {0, (500 – 0)} x 100% = 500 triệu đồng.

    104. (a) Từ 0% đến 10% tổng số dư tiền gửi tại mỗi TCTD trong từng thời kỳ
    Trả lời: Căn cứ theo Điều 1 - Luật NHNN Số 191/1999/QĐ-NHNN, tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các TCTD (bao gồm cả Đồng Việt Nam, ngoại tệ) như sau:
    a) Đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng của các ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh và công ty tài chính: 6% trên tổng số dư tiền gửi.
    b) Đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng của các Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, Ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân trung ương, quỹ tín dụng nhân dân khu vực: 4% trên tổng số dư tiền gửi.
    c) Đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: 0% trên tổng số dư tiền gửi.
    d) Đối với tiền gửi của các tổ chức tín dụng có số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc dưới 500 triệu đồng và tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, Hợp tác xã tín dụng và Ngân hàng phục vụ người nghèo, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 0%.

    105. (c) Cam kết ngoại bảng
    Trả lời: Các khoản mục thuộc a, b, d đều được trích lập dự phòng chung. Riêng c không có mà được theo dõi riêng theo từng khách hàng, từng khoản vay.

    Chương 2: Trắc nghiệm nghiệp vụ Kế toán ngân hàng có 40 câu hỏi.
    36. Thu từ dịch vụ nào của ngân hàng thì chịu VAT:
    a) Dịch vụ thanh toán
    b) Dịch vụ bảo lãnh
    c) Dịch vụ cho vay
    d) Dịch vụ mở L/C
    e) Cả dịch vụ thanh toán và dịch vụ bảo lãnh
    37. Khách hàng A đến ngân hàng để bán USD, khách hàng B đến ngân hàng để mua USD với mục đích để trả tiền mua xe máy trong nước. Theo bạn ngân hàng sẽ cung cấp dịch vụ được với khách hàng nào:
    a) Khách hàng A
    b) Khách hàng B
    c) Không phục vụ cả A và B
    d) Không có phương án nào ở trên
    38. Khách hàng đem 1 tờ tiền 500.000 VNĐ đã bị sun ở góc đến ngân hàng để đổi. GDV sẽ:
    a) Không chấp nhận đổi c) Nhận đổi và không thu phí
    b) Nhận đổi và thu phí d) Giữ lại tờ tiền đó
    39. Một khách hàng có nhu cầu muốn xem số dư tài khoản nên gọi điện thoại đến nhờ nhân viên ngân hàng. Nhân viên ngân hàng:
    a) Tra cứu máy tính và thông báo ngay cho khách hàng
    b) Xin thêm thông tin họ tên CMND và cung cấp thông tin
    c) Không thể cung cấp được
    d) Hướng dẫn khách hàng đến ngân hàng để đăng ký và xem trực tiếp trên website
    40. Chi phí trực tiếp ban đầu phát sinh liên quan đến tài sản thuê tài chính được hạch toán vào:
    a) Nguyên giá TS thuê tài chính c) Chi phí quản lý
    b) Chi phí tài chính d) Chi phí hoạt động kinh doanh

    Đáp án
    36. (a) Dịch vụ thanh toán Trả lời: Theo Luật thuế Giá trị gia tăng (VAT), các dịch vụ thanh toán của ngân hàng đều phải chịu thuế VAT.
    Ngoài ra, các dịch vụ cho vay, hoạt động chuyển nhượng vốn; dịch vụ tài chính phái sinh, bao gồm hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn mua, bán ngoại tệ và các DV tài chính phái sinh khác => Không phải chịu thuế VAT
    Dịch vụ bảo lãnh (b) và Dịch vụ mở LC (d) đều thuộc Dịch vụ cho vay (c)

    37. (a) Khách hàng A
    Trả lời: Theo quy định ngân hàng không được phép cho vay/ bán USD đối với cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào; nhưng được phép huy động/mua USD từ bất kỳ các cá nhân, tổ chức có nhu cầu khi đến với ngân hàng

    38. (b) Nhận đổi và thu phí

    39. (d) Hướng dẫn khách hàng đến ngân hàng để đăng ký và xem trực tiếp trên website
    Trả lời: Theo quy định về bảo mật thông tin của người gửi tiền, nhân viên ngân hàng không được phép cung cấp mọi thông tin về tài khoản của KH cho bất kỳ ai chưa xác minh rõ danh tính qua điện thoại/ email/ fax hoặc phương tiện thông tin khác.
    Nếu KH (có thể là chủ thực sự của TK kể trên) khi có nhu cầu muốn xem số dư tài khoản thì nhân viên ngân hàng sẽ yêu cầu họ đến ngân hàng đăng ký để được hướng dẫn cụ thể.
    40. (b) Chi phí tài chính
    Trả lời: Các khoản chi phí phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến Tài sản thuê tài chính đều được hạch toán vào Chi phí tài chính, là cơ sở để doanh nghiệp tận dụng “lá chắn thuế” (tax shield) và giảm thuế thu nhập phải nộp cuối kỳ


    Chương 3: Trắc nghiệm nghiệp vụ Thanh toán quốc tế có 55 câu hỏi. 60. Một chứng từ bảo hiểm ghi ngày muộn hơn ngày ký phát Bill of Lading sẽ:
    a) Không được chấp nhận b) Vẫn được chấp nhận
    61. Trong thanh toán TT trả trước (khách hàng mua ngoại tệ tại SHB), bộ hồ sơ Khách hàng đầy đủ mà Phòng Tín dụng chuyển cho thanh toán quốc tế bao gồm?
    a) Lệnh chuyển tiền, giấy đề nghị bán ngoại tệ, cam kết thanh toán.
    b) Lệnh chuyển tiền, giấy đề nghị bán ngoại tệ, cam kết hoàn chứng từ.
    c) Lệnh chuyển tiền, giấy đề nghị bán ngoại tệ, cam kết hoàn chứng từ, Hợp đồng ngoại bản gốc.
    d) Lệnh chuyển tiền, giấy đề nghị bán ngoại tệ, cam kết hoàn chứng từ, tờ khai hải quan.
    62. Theo điều kiện CIF, nghĩa vụ của các bên là?
    a) Người bán thuê tàu, người mua mua bảo hiểm cho hàng hóa
    b) Người bán mua bảo hiểm cho hàng hóa, người mua thuê tàu
    c) Người bán thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa
    d) Người mua thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa
    63. Giả sử người XK không giao hàng nhưng xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với điều khoản của L/C thì NH phát hành phải?
    a) Vẫn thanh toán c) Thanh toán 50% giá trị
    b) Không thanh toán d) Tùy NH quyết định

    64. Khi dỡ hàng hoá tại cảng, phát hiện hàng hoá bị giao thiếu số lượng, người nhập khẩu sẽ phải:
    a) Ra lệnh cho ngân hàng ngừng thanh toán tiền đi nước ngoài
    b) Đòi ngân hàng trả lại tiền nếu ngân hàng đã thanh toán tiền đi nước ngoài
    c) Khiếu nại với người bán hàng theo hợp đồng ngoại thương đã ký
    d) Cả ba phương án trên đều sai.
    65. Một L/C đã được thanh toán sau đó người nhập khẩu nhận hàng phát hiện ra hàng hóa bị thiếu. Họ khiếu nại yêu cầu ngân hàng phải hoàn trả lại số tiền của hàng hóa bị thiếu. Nhận xét của anh (chị) về khiếu nại này?
    a) Sai c) Tùy ngân hàng quyết định
    b) Đúng d) Tùy người vận chuyển quyết định

    Đáp án
    60. (a) Không được chấp nhận
    61. (c) Lệnh chuyển tiền, giấy đề nghị bán ngoại tệ, cam kết hoàn chứng từ, Hợp đồng ngoại bản gốc
    62. (c) Người bán thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa
    63. (a) Vẫn thanh toán
    64. (c) Khiếu nại với người bán hàng theo hợp đồng ngoại thương đã ký
    65. (a) Sai

    Chương 4: Trắc nghiệm hiểu biết chung có 45 câu hỏi. Mỗi câu hỏi chỉ được chọn 1 đáp án đúng duy nhất22. Trong chuyên ngành marketing, thuật ngữ tần suất để chỉ:
    a) Số lần quảng cáo xuất hiện trên Tivi
    b) Số lần khách hàng bắt gặp mục quảng cáo của doanh nghiệp
    c) Số lần khách hàng mua hàng
    d) Số lần khách hàng mua hàng sau khi xem quảng cáo của DN
    23. Chủ tịch quốc hội của Việt Nam hiện nay là ai:
    a) Nguyễn Văn An c) Nguyễn Sinh Hùng
    b) Nguyễn Phú Trọng d) Trần Đức Lương
    24. Ai là tác giả vở múa ba lê Hồ Thiên Nga:
    a) Tchaikhôngvsky c) Batch
    b) Beethoven d) Vivaldi
    25. Ngành kinh tế xuất khẩu nào đứng đầu 5 năm qua:
    a) Dệt may c) Dầu khí
    b) Gạo d) Cà phê
    26. Ngân hàng TMCP nào niêm yết trên TTCK Việt Nam đầu tiên: (*)
    a) ACB c) Techcombank
    b) Sacombank d) MB

    Đáp án
    22. (b) Số lần khách hàng bắt gặp mục quảng cáo của doanh nghiệp
    Trả lời: Độ phủ và tần suất quảng cáo là số lần mà người tiêu dùng có thể nghe hoặc nhìn thấy quảng cáo của DN ở nhiều nơi, nhiều thời điểm.

    23. (c) Nguyễn Sinh Hùng
    Nguyễn Sinh Hùng sinh ngày 18/01/1946 tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong một gia đình có 5 người con. Ông trở thành Đảng viên từ ngày 26/05/1978.
    Ông được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Ban cán sự Ðảng, Thứ trưởng Bộ Tài chính vào tháng 10/1992; Được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng chính phủ ngày 28/06/2006 theo đề xuất của Thủ tướng Nguyễn Tuấn Dũng. Ngày 23/07/2011, ông đảm nhận chức vụ Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (2011 – 201 với 91,4% phiếu bầu (tỷ lệ 457/497 đại biểu đồng ý), thay người tiền nhiệm là ông Nguyễn Phú Trọng.

    24. (a) Tchaikhôngvsky
    Pyotr Ilitch Tchaikhôngvsky sinh ngày 7/5/1840
    Hồ Thiên nga (Swan Lake) là vở ballet đầu tiên và cũng là nổi tiếng nhất của nhà soạn nhạc Nga Pyotr Ilitch Tchaikhôngvsky, được công diễn lần đầu vào ngày 15/1/1895 tại Nhà hát Mariinsky ở St. Petersburg, Nga.

    25. (a) Dệt may
    Trả lời: Tính đến thời điểm 31/12/2010, ngành dệt may là ngành có tỷ trọng xuất khẩu đứng đầu cả nước

    26. (b) Sacombank

    Ở Phần 2 – Câu hỏi tự luận có tổng cộng 67 câu hỏi, chia làm 2 phần chính:
    Chương 1 – Câu hỏi nghiệp vụ tín dụng (55 câu hỏi)
    Chương 2Câu hỏi nghiệp vụ kế toán ngân hàng (12 câu hỏi). Yêu cầu của phần câu hỏi tự luận là giải thích ngắn gọn và đủ ý.
    Có đáp án chi tiết

    Phần 3 – Bài tập gồm có 25 bài tập nghiệp vụ tín dụng và 15 bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng. giải đáp (bao gồm đầy đủ những dạng hay gặp nhất khi thi nghiệp vụ tín dụng) - Có đáp án chi tiết

    Phần 4 - IQ và GMAT bao gồm 200 câu ( có đáp án chi tiết, rõ ràng)

    Phần 5 - Tiếng Anh bao gồm 142 câu hỏi chia thành 9 dạng bài tiếng Anh hay gặp, đã từng thi tuyển vào các ngân hàng trong các năm vừa qua (dịch và giải đáp rõ ràng)

    Phần 6 - Tin học bao gồm 150 câu hỏi Trắc nghiệm Tin học thi viết trên giấy hay gặp nhất đã từng thi tuyển vào các ngân hàng như Sacombank, ACB, Agribank, Vietcombank, KienLongBank trong các năm qua (có đáp án rõ ràng)

    PHẦN 7 – VERBAL TEST - NUMERICAL TEST - CLERICAL TEST
    Gồm 2 loại:
    - Verbal Reasoning Test
    - Verbal Comprehension Test
    Bao gồm: 40 câu (đáp án chi tiết rõ ràng)

    Ngoài ra còn có các đề thi của năm trước, văn bản luật, trắc nghiệm giao dịch viên, .

    Pass: Trạng Quỳnh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...