Tài liệu Tài liệu ôn thi môn Luật đất đai đây. Chúc các bạn thành công trong kì thi

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nội dung tài liệu gồm có:
    1. Đề cương luật đất đai (các câu hỏi có trả lời)

    LUẬT ĐẤT ĐAI
    Đề cương ôn tập

    1. CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG ĐÃ DẪN ĐẾN NHỮNG THAY ĐỔI GÌ TRONG SỰ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC QUAN HỆ ĐẤT ĐAI?

    Trả lời :
    Ngành luật đất đai gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của Nhà nước VN DCCH và Nhà nước CHXHCN VN. Qua mỗi giai đoạn lịch sử, Hiến pháp năm 46, 59, 80 và HP 1992 đã có những quy định khác nhau về vấn đề sở hữu đất đai từ đó để xác lập chế độ quản lý và sử dụng đất. Nếu như HP 46 xác lập nhiều hình thức sở hữu về đất đai, sau đó đến Luật cải cách ruộng đất năm 1953 còn lại hai hình thức sở hữu chủ yếu là sở hữu Nhà nước và sở hữu của người nông dân thì HP 59 tuyên ngôn cho ba hình thức sở hữu về đất đai là : sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân về đất đai. Đến HP năm 80 và đặc biệt là HP 1992, chế độ sở hữu đất đai được quy định là : đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý (Điều 17 và 18 HP 1992).
    Như vậy, nếu như trước năm 1980 còn nhiều hình thức sở hữu về đất đai tạo nên sự đặc trưng trong quản lý và sử dụng đất đai trong thời kỳ quan lieu bao cấp thì sau HP 80 ở VN chỉ còn một hình thức sở hữu duy nhất đối với đất đai là sở hữu toàn dân, một chế độ sở hữu chuyển từ giai đoạn nền kinh tế tập trung hóa cao độ sang nền kinh tế thị trường có điều tiết, tạo thành sự đặc trưng trong quan hệ đất đai dưới tác động của các quy luật kinh tế thị trường.

    2. CÁC CĂN CỨ CỦA VIỆC XÁC LẬP NGUYÊN TẮC: ĐẤT ĐAI THUỘC SỞ HỮU TOÀN DÂN

    Trả lời :
    Cơ sở lý luận: một số luận điểm của CN MLN về tính tất yếu khách quan của việc quốc hữu hóa đất đai
    Xét trên phương diện kinh tế, việc tích tụ, tập trung đất đai đem lại năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao hơn so với việc sản xuất nông nghiệp trong điều kiện duy trì hình thức sở hữu tư nhân về đất đai.
    Đất đai không do bất cứ ai tạo ra, có trước con người và là tặng vật của thiên nhiên ban tặng cho con người, mọi người đều có quyền sử dụng, không ai có quyền biến đất đai thành tài sản của riêng mình.
    Kết luận của C.Mác: Mỗi một bước tiến của nền sx TBCN là một bước đẩy nhanh quá trình kiệt quệ hóa đất đai.
    Quốc hữu hóa đất đai do giai cấp vô sản thực hiện phải gắn liền với vấn đề giành chính quyền và thiết lập chuyên chính vô sản.
    Việc xóa bỏ chế độ tư hữu về ruộng đất của giai cấp tư sản phải là 1 quá trình tiến hành lâu dài, gian khổ.
    Cơ sở thực tiễn
    Về mặt chính trị, ở nước ta, vốn đất đai quý báu do công sức, mồ hôi, xương máu của các thế hệ người Việt tạo lập nen, vì vậy nó phải thuộc về toàn thể nhân dân.
    Về phương diện lịch sử, ở nước ta hình thức sở hữu nhà nước về đất đai (đại diện là nhà vua ở các nước phong kiến) đã xuất hiện từ rất sớm và tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của dân tộc.



    2. Hỏi đáp luật đất đai gồm khoang 120 cau hỏi

    Câu 1: Hãy phân tích luận đề: Đất đai thuộc sở hữu toàn dan do Nhà nước thống nhất quản lý.
    Luận đề này ngày từ Luật Đất đai năm 1987 đã được khẳng định. Qua các lần sửa đổi bổ sung. Luật đất đai 1993, Luật sửa đổi bỏ sung năm 1998 và 2001. Luận đề đó vẫn tiếp tục được nhấn mạnh. Như sậy có thể thấy luận đề này là phù hợp, đúng đắn thể hiện được ý Đảng, lòng dân về vấn đề đất đai.
    Đất đai thuộc sở hữu toàn dân . là nguyên tắc hiến định, được quy định tại điều 17 - Hiếp pháp 1992 Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời . cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân.
    Với tư cách là chủ thể trong quan hệ sở hữu đất đai, nhân dân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình. Nhưng nhân dân không thể tự mình thực hiện mà chuyển giao các quyền này cho Nhà nước. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân không có mục đích tự thân. Nhà nước chỉ là công cụ là phương tiện để nhân dân thực hiện quyền chủ thẻ trong quan hệ sở hữu tài sản thuọc sở hữu toàn dân nói chung đất đai nói riêng.
    Viẹc quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân thực chất bắt nguồn từ tính lịch sử của đất đai nói riêng.
    Việc quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân thực chất bắt nguồn từ tính lịch sử của đất đai nước ta. Đất đai nước ta là thành quả trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập và abỏ vệ được vốn đất đai như ngày nay.
    Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Như đã khẳng định nhân dân đã trao quyền chủ sở hữu đất đai cho Nhà nước. Vì vậy Nhà nước với tư cách đại diện sở hữu toàn dân quản lý đất đai. Toàn bộ đất dù ở đất lièn hay ở lãnh hải, dù đất đang sử dụng hay đất chưa sử dụng đều thuộc Nhà nước. Nhà nước có trọn vẹn ba quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt.
    Mục đích của quy định Nhà nước thống nhất quản lý là nhằm sử dụng đất đai có hiệu quả, phục vụ tốt các mục tiêu kinh tế xã hội. Nhà nước thống nhất quản lý đất đai cũng là quy định cần thiết khi Nhà nước thừa nhận đất đai là hàng hoá đặc biệt, xúc tiến việc hình thành và phát triển thị trường bất động sản.


    Câu 2: Tại sao Nhà nước Việt Nam quy định khung giá cho từng loại đất. Mục đích?
    Điều 12 - Luật đất đai 1993 đã được sửa đổi bổ sung năm1998 và năm 2001 quy định Căn cứ vào quy định của Chính phủ về khung giá và nguyên tắc phương pháp xác định giá các loại đất,UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định giá các loại đất phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền kh giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, tiền thuế đất, lệ phí trước bạ, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thương khi Nhà nước thu hồi đất.
    Những quy định này có thể phần nào cho chúng ta thấy lý do cùng mục đóch của Nhà nước khi quy định khung giá cho từng loại đất.
    Ngoài ra Nhà nước quy định khung giá cho từng


    3. Ôn tập Luật đất đai

    rất nhiều

    4. Cùng một số tài liệu tham khảo khác
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...