Chuyên Đề Tài liệu ôn thi đại học môn Ngữ văn (Do giảng viên trường ĐHSP Hà Nội dạy)!

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Để học và thi môn văn đạt kết quả tốt cần có: Kiến thức (Học cái gì? và Học như thế nào?) + Kĩ năng làm bài.

    I. Kiến thức
    1. Học cái gì?
    - Chỉ học những kiến thức văn học có trong chương trình (không kể những bài Đọc thêm) và chỉ học những phần được giảng ở chương trình THPT (VD: “Số đỏ” – chỉ học chương “Hạnh phúc của một tang gia”).
    - Trong những kiến thức đc học chỉ nên tập trung vào kiến thức lớp 11 và đặc biệt là lớp 12.
    - Ít thi những kiến thức: VH nước ngoài, VHTĐ, kiến thức LLVH.
    - Không thi Tiếng Việt.
    2. Học như thế nào?
    Đề thi bao gồm 3 câu: 2, 3, 5đ à Người học cần đi vào nắm chắc tác phẩm và đi sâu suy nghĩ vào những vấn đề rất cụ thể.
    II. Kĩ năng làm bài.
    70% thí sinh trượt thi vì kĩ năng làm bài à Chú ý đến kĩ năng. Trong những thể loại làm văn đã đc học chỉ thi một thể loại: Văn nghị luận (Trong đó tập trung vào thể loại Nghị luận văn học).
    1. Đặc trưng của văn nghị luận.
    a. Về nội dung:
    Bao giờ cũng tồn tại 1 vấn đề cần bàn luận (NLVH thì vấn đề là 1 vấn đề nào đó trong đời sống văn học) à Đứng trước 1 đề thi cần đọc thật kĩ để nắm chắc vấn đề (phạm vi, mức độ, các khía cạnh của vấn đề, )
    b. Về hình thức:
    - Để bàn luận rõ vấn đề đã đặt ra, người nói, người viết cần phải sử dụng các lí lẽ, dẫn chứng.
    - Mọi lí lẽ, dẫn chứng phải xác đáng mới có sức thuyết phục. Khi vấn đề có nhiều khía cạnh thì mỗi khía cạnh lại sử những lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với nó.
    2. Bố cục một bài văn nghị luận.
    Gồm 3 phần (mở - thân - kết) à Khi viết, trong mọi tình huống nhất định phải có đủ 3 phần. Nội dung:
    a. Mở bài: Thường người viết nêu đc 2 ý:
    - Nêu một vài ý liên quan đến vấn đề (thường thì giới thiệu về tác giả, tác phẩm)
    - Giới thiệu vấn đề cần bàn luận.
    b. Thân bài: Lần lượt đưa ra từng khía cạnh của vấn đề, rồi dùng lí lẽ, dẫn chứng bàn luận rõ từng khía cạnh ấy:
    - Khía cạnh 1: lí lẽ + dẫn chứng
    - Khía cạnh 2: lí lẽ + dẫn chứng,
    c. Kết luận: Thường bài viết có 2 ý:
    - Khái quát lại vấn đề
    - Nâng cao vấn đề hoặc liên hệ bản thân.
    3. Cách tổ chức bài viết trong phần Thân bài:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...