Tài liệu tài liệu ôn thi công chức về giáo dục (100 trang)

Thảo luận trong 'Công Chức' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. Câu hỏi vấn đáp:

    I. Nhóm câu hỏi về quan điểm, đường lối phát triển giáo dục và Luật giáo dục:
    Câu 1. Những quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục:
    1. GD là quốc sách hàng đầu
    2. Xây dựng nền GD có tính nhân văn, dân tộc, khoa học, hiện đại, theo định hướng XHCN
    3. Phát triển GD gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, tiến bộ khoa học công nghệ, củng cố an ninh quốc phòng
    4. GD là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân

    Câu 2. Các giải pháp phát triển giáo dục:
    1. Đổi mới cơ cấu đào tạo và hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục đại học
    2. Đổi mới nội dung, phương pháp, quy trình đào tạo
    3. Đổi mới công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng giảng viên và cán bộ quản lý
    4. Đổi mới tổ chức triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ
    5. Đổi mới việc huy động nguồn lực và cơ chế tài chính
    6. Đổi mới cơ chế quản lý
    7. Hội nhập quốc tế
    Câu 3. Các mục tiêu giáo dục:
    Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    Câu 4. Tính chất, nguyên lý giáo dục (điều 3, Luật Giáo dục)

    - Tính chất: Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục XHCN có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy Chủ nghĩa MacLenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
    - Nguyên lý: Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

    Câu 5. Nhiệm vụ nhà giáo: (điều 72, Luật giáo dục)

    Nhà giáo có những nhiệm vụ sau đây:
    1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục;
    2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường;
    3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của các nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bừng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học;
    4. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.
    5. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

    Câu 6. Quyền của nhà giáo (điều 73, Luật giáo dục)

    Nhà giáo có những quyền sau đây:
    1. Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo
    2. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
    3. Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác và cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện đảm bảo thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nơi mình công tác;
    4. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự;
    5. Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật lao động.

    Câu 7: Mục tiêu của giáo dục đại học

    II. Công chức, viên chức, luật thực hành tiết kiệm, luật phòng chống tham nhũng

    Câu 1. Đối tượng quy định của pháp lệnh cán bộ công chức:

    Pháp lệnh CBCC do UBTVQH thông qua ngày 26/02/1998 và Chủ tịch nước CHXHCNVN Trần Đức Lương ký lệnh công bố ngày 09/03/1998 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/05/1998 được Pháp lệnh của UBTVQH số 21/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/04/2000 và Pháp lệnh của UBTVQH số 11/2003/PL - UBTVQH11 ngày 29/04/2003 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2003 sửa đổi, bổ sung một số điều.
    1. Cán bộ, công chức quy định tại pháp lệnh này là công dân Việt nam, trong biên chế, bao gồm:
    a/ Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); -> cán bộ - Đảng, đoàn thể
    b/ Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; -> công chức – chuyên viên từ trung ương đến địa phương
    c/ Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
    d/ Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của nhà nước, tổ chức
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...