Tài liệu Tài liệu ôn thi công chức TPHCM

Thảo luận trong 'Công Chức' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tài liệu ôn thi công chức TPHCM



    TRÍCH DẪN​


    I./ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI CHÍNH

    Tổng quan về quản lý tài chính công

    II./PHÁP LỆNH CÁN BỘ CÔNG CHỨC

    -Đối tượng nào là cán bộ công chức, phạm vi điều chỉnh của pháp lệnh cán bộ công chức

    -Những điều công chức không được làm

    -Quyền hạn, nghĩa vụ của CBCC

    -Những hình thức kỷ luật CBCC

    -Nâng cao ý thức trách nhiệm của CBCC

    III./THỰC HÀNH TIẾT KIỆM

    -Nguyên tắc chung

    -Vì sao Nhà nước ban hành Thực hành tiết kiệm. Trước tình hình biến động kinh tế như hiện nay, việc ban hành cơ chế thực hành tiết kiệm đã ảnh hưởng như thế nào?

    IV./KIẾN THỨC THUẾ

    -Định nghĩa thuế. Nêu mục đích sử dụng tiền thuế của Nhà nước

    -Đối tượng nào chịu thuế GTGT?.Bản chất của thuế GTGT. Nêu những ưu việt của thuế GTGT

    -So sánh giữa Thuế thu nhập cao và thuế thu nhập cá nhân

    -Vì sao Nhà nước lại ban hành Luật quản lý thuế?.Đối tượng nào chịu sự ảnh hưởng?

    -Thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan thuế ( gồm các điều 4, 8, 9, 25, 30, 35, 36, 40, 50, 59, 60, 67, 68, 75, 80, 84, 85, 94, 96, 104, 109, 118 trong luật quản lý thuế)

    -Cơ cấu bộ máy tổ chức của ngành thuế (3 cấp-Tổng cục thuế-Cục thuế-Chi cục thuế), chức năng nhiệm vụ của từng cấp.


    V./Tin học : TH văn phòng


    VI./Ngoại ngữ: Cố gắng ôn (Chứng chỉ A đối với cán sự; chứng chỉ B đối với chuyên viên và kiểm soát viên.)


    ÔN TẬP VIẾT BÀI THU HOẠCH


    I./ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI CHÍNH

    Chuyên đề 17

    I- TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG


    1. Bản chất của tài chính công

    Về mặt sở hữu: các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ trong tài chính công thuộc sở hữu công cộng, sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện, thường gọi là sở hữu nhà nước.

    Về mặt mục đích: các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ trong tài chính công được sử dụng vì lợi ích chung toàn xã hội, của toàn quốc và của cả cộng đồng.

    Về mặt chủ thể: các hoạt động thu, chi bằng tiền trong tài chính công do chủ thể thuộc khu vực công tiến hành.

    Về mặt pháp luật: các quan hệ tài chính chịu sự điều chỉnh bởi các “luật công”, dựa trên các quy phạm pháp luật mệnh lệnh- quyền uy. Các quan hệ tài chính công là quan hệ kinh tế nảy sinh gắn liền với công việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ công mà một bên của quan hệ là chủ thể thuộc khu vực công.

    Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nước tiến hành, nó phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ công nhằm phục vụ thực hiện các chức năng của Nhà nước và đáp ứng các nhu cầu, lợi ích của toàn xã hội.

    Như vậy, tài chính công là một phạm trù kinh tế gắn với thu nhập và chi tiêu của Nhà nước. Tài chính công vừa là nguồn lực để Nhà nước thực hiện các chức năng vốn có của mình, vừa là công cụ để Nhà nước chi phối, điều chỉnh các hoạt động khác của xã hội. Tài chính công là công cụ quan trọng của Nhà nước để thực hiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.

    Cơ cấu tài chính bao gồm:

    - Ngân sách nhà nước (trung ương và địa phương).

    - Tài chính các cơ quan hành chính nhà nước.

    - Tài chính các đơn vị sự nghiệp nhà nước.

    - Các quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước.

    2. Các chức năng của tài chính công

    Chức năng tạo lập vốn

    Trong nền kinh tế thị trường, vốn tiền tệ là điều kiện và tiền đề cho mọi hoạt động kinh tế-xã hội. Thực ra, chức năng tạo lập vốn là một khâu tất yếu của quá trình phân phối, nên khi nói về chức năng của tài chính nói chung, người ta thường không tách riêng ra thành một chức năng. Tuy nhiên, đối với tài chính công, vấn đề tạo lập vốn có sự khác biệt với tạo lập của các khâu tài chính khác, nó giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ quá trình phân phối, vì vậy, có thể tách ra thành mộtchức năng riêng biệt.

    Chủ thể của quá trình tạo lập vốn là Nhà nước. Đối tượng của quá trình này là các nguồn tài chính trong xã hội do Nhà nước tham gia điều tiết. Đặc thù của chức năng tạo lập vốn của tài chính công là quá trình này gắn với quyền lực chính trị của Nhà nước. Nhà nước sử dụng quyền lực chính trị của mình để hình thành các quỹ tiền tệ của mình thông qua việc thu các khoản có tính bắt buộc từ các chủ thể kinh tế xã hội.

    Chức năng phân phối lại và phân bổ

    Chủ thể phân phối và phân bổ là nhà nước với tư cách là người nắm giữ quyền lực chính trị. Đối tượng phân phối và phân bổ là các nguồn tài chính công tập trung trong ngân sách Nhà nước và các quỹ tiền tệ khác của Nhà nước, cũng như thu nhập của các pháp nhân và thể nhân trong xã hội mà nhà nước tham gia điều tiết.

    Thông qua chức năng phân phối, tài chính công thực hiện sự phân chia nguồn lực tài chính công giữa các chủ thể thuộc Nhà nước, các chủ thể tham gia vào các quan hệ kinh tế với Nhà nước trong việc thực hiện các chức năng vốn có của Nhà nước, chức năng phân phối của tài chính công nhằm mục tiêu công bằng xã hội. Tài chính công, đặc biệt ngân sách nhà nước, được sử dụng làm công cụ để điều chỉnh thu nhập của các chủ thể trong xã hội thông qua thuế và chi tiêu công.

    Cùng với phân phối, tài chính công còn thực hiện chức năng phân bổ. Thông qua chức năng này, các nguồn nhân lực tài chính công được phân bổ một cách có chủ đích theo ý chí của Nhà nước nhằm thực hiện sự can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động kinh tế-xã hội. Trong điều kiện chuyển từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, chức năng phân bổ của tài chính công được vận dụng có sự lựa chọn, cân nhắc, tính toán, có trọng tâm, trọng điểm, nhằm đạt hiệu quả phân bổ cao.

    Chức năng giám đốc và điều chỉnh.

    Với tư cách là một công cụ quản lý trong tay Nhà nước, Nhà nước vận dụng chức năng giám đốc và điều chỉnh của tài chính công để kiểm tra bằng tiền đối với quá trình vận động của các nguồn tài chính công và điều chỉnh quá trình đó theo các mục tiêu mà Nhà nước đề ra. Chủ thể của quá trình giám đốc và điều chỉnh là Nhà nước. Đối tượng của sự giám sát đốc và điều chỉnh là quá trình vận động của các nguồn tài chính công trong sự hình thành vừa sử dụng các quỹ tiền tệ.

    Giám đốc bằng đồng tiền là vai trò khách quan của tài chính nói chung. Tài chính công cũng thực hiện sự giám đốc bằng đồng tiền đối với mọi sự vận động cả các nguồn tài chính công, thông qua đó biểu hiện các hoạt động của các chủ thể thuộc Nhà nước. Còn chức năng điều chỉnh của tài chính công được thực hiện trên cơ sở các kết quả của giám đốc, là sự tác động có ý chí của Nhà nước nhằm điều chỉnh các bất hợp lý trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc tài chính công.

    3. Quản lý tài chính công

    Khái niệm quản lý tài chính công.

    Quản lý tài chính công là hoạt động của các chủ thể quản lý tài chính công thông qua việcc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và công cụ quản lý để tcs động và điều khiển hoạt động của tài chính công nhằm đạt được các mục tiêu đã định.

    Thực chất của quản lý tài chính công là quá trình lập ké haọch, tổ chức, đièu hành và kiểm soát hoạt động thu chi của Nhà nước nhằm phục vụ cho việc thực hiện cácchức năng nhiệm vụ của Nhà nước có hiệu quả nhất.

    Nguyên tắc quản lý tài chính công.

    Hoạt dộng quản lý tài chính ông được thực hiện theo những nguyên tắc cơ bản sau:4

    - Nguyên tắc tập trung dân chủ: là nguyên tắc hàng đầu trong quản lý tài chính công. Điều này được thể hiện ở quản lý ngân sách nhà nước, quản lý quỹ tài chính nhà nước và quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp. Tập trung dân chủ đảm bảo cho các nguồn lực của xã hội, của nền kinh tế được sử dụng tập trung và phân phối hợp lý. Các khoản thu-chi trong quản lý tài chính công phải được bàn bạc thực sự công khai nhằm đáp ứng các mục tiêu vì lợi ích cộng đồng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...