Tài liệu Tài liệu ôn thi công chức thuế 2012 (Phần kiến thức quản lý thuế tham khảo)

Thảo luận trong 'Công Chức' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    * Những nội dung cơ bản:
    1. Nội dung quản lý thuế gồm:
    - Đăng ký thuế, khai thuế, ấn định thuế.
    - Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.
    - Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt.
    - Quản lý thông tin về người nộp thuế.
    - Kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
    - Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
    - Xử lý vi phạm pháp luật về thuế.
    - Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.

    2. Nguyên tắc quản lý thuế.
    - Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân, cơ quan tổ chức cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế.
    - Việc quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
    - Việc quản lý thuế phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.

    3. Nghĩa vụ của người nộp thuế.
    - Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.
    - Khai thuế chính xác trung thực đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đầy đủ của hồ sơ thuế.
    - Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.
    - Chấp hành chế độ kế toán thống kê và quản lý, sử dụng hoá đơn chứng từ theo quy định của pháp luật.
    - Ghi chép chính xác trung thực đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế.
    - Lập và giao hoá đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
    - Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số liệu và nội dung giao dịch của tài khoản mở tại Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
    - Chấp hành quyết định, thông báo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định.
    - Chịu trách nhiệm thực hiện thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật trong trường hợp người đại diện theo phấp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định.

    4. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế.
    * Cơ quan thuế gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế.
    * Cơ quan Hải quan gồm Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Chi cục hải quan.
    - Trách nhiệm:
    + Tổ chức thực hiện thu thuế theo quy định của pháp luật.
    + Tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế; công khai các thủ tục về thuế.
    + Giải thích cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế, công khai mức thuế phải nộp của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
    + Giữ bí mật thông tin của người nộp thuế theo quy định.
    + Thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, xoá nợ tiền phạt, hoàn thuế theo quy định luật quản lý thuế và các quy định khác của pháp luật về thuế.
    + Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật.
    + Giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền.
    + Giao kết luận, biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế cho đối tượng kiểm tra thuế, thanh tra thuế và giải thích khi có yêu cầu.
    + Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của luật quản lý thuế.
    + Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    5. Quyền hạn của cơ quan quản lý thuế.
    - Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số liệu, nội dung giao dịch của các tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế.
    - Yêu cầu tổ chức cá nhân có liên quan cung cấp thông tin tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế và phối hợp với cơ quan quản lý thuế để thực hiện pháp luật về thuế.
    - Kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
    - Ấn định thuế.
    - Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
    - Xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo thẩm quyền; công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế.
    - Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật.
    - Ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu một số loại thuế vào NSNN theo quy định của Chính phủ.

    6. Xây dựng lực lượng quản lý thuế.
    - Lực lượng quản lý thuế được xây dựng trong sạch, vững mạnh được trang bị và làm chủ kỹ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả.
    - Tiêu chuẩn công chức quản lý thuế.
    + Được tuyển dụng đào tạo và sử dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức.
    + Có phẩm chất chính trị tốt, thực hiện nhiệm vụ đúng quy định của pháp luật, trung thực, liêm khiết, có tính kỷ luật, thái độ văn minh, lịch sự, tinh thần phục vụ tận tuỵ nghiêm chỉnh chấp hành quyết định điều động và phân công công tác.
    + Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức chuyên sâu chuyên nghiệp bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thuế.
    + Nghiêm cấm công chức quản lý thuế gây phiền hà, khó khăn cho người nộp thuế; thông đồng, nhận hối lộ, bao che cho người nộp thuế để trốn thuế, gian lận thuế, sử dụng trái phép, chiếm dụng, chiếm đoạt tiền thuế.

    7. Hiện đại hoá công tác quản lý thuế.
    - Công tác quản lý thuế được hiện đại hoá về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, áp dụng rộng rãi công nghệ tin học, kỹ thuật hiện đại trên cơ sở dữ liệu thông tin chính xác về người nộp thuế để kiểm soát được tất cả đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế; bảo đảm dự báo nhanh, chính xác số thu của NSNN; phát hiện và xử lý kịp thời các vướng mắc, vi phạm pháp luật về thuế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế.
    - Nhà nước bảo đảm đầu tư, khuyến khích tổ chức cá nhân tham gia phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến để áp dụng phương pháp quản lý thuế hiện đại; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng, thực hiện giao dịch điện tử và quản lý thuế điện tử; đẩy mạnh phát triển các dịch vụ thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác để từng bước hạn chế các giao dịch thanh toán bằng tiền mặt của người nộp thuế.

    8. Hồ sơ đăng ký thuế và trách nhiệm của cơ quan thuế, công chức thuế trong việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế.
    a. Hồ sơ đăng ký thuế:
    - Hồ sơ đăng ký thuế đối với tổ chức cá nhân kinh doanh gồm:
    + Tờ khai đăng ký thuế.
    + Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép chứng nhận đầu tư.
    - Hồ sơ đăng ký thuế đối với tổ chức, cá nhân không thuộc diện đăng ký kinh doanh gồm.
    + Tờ khai đăng ký thuế.
    + Bản sao quyết định thành lập hoặc quyết định đầu tư đối với tổ chức.
    + Bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu đối với cá nhân.
    b. Trách nhiệm.
    - Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, số lượng tài liệu trong hồ sơ.
    - Trường hợp hồ sơ gửi qua đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.
    - Trường hợp hồ sơ được nộp thông qua giao dịch điện tử việc tiếp nhận, kiểm tra chấp nhận hồ sơ đăng ký thuế do cơ quan thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.
    - Trường hợp cần bổ xung hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo cho người nộp thuế trong ngày nhận hồ sơ đối với trường hợp trực tiếp nhận hồ sơ trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ qua đường bưu chính hoặc thông qua giao dịch điện tử.

    9. Hồ sơ khai thuế và trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế trong việc tiếp nhận hồ sơ khai thuế.
    9.1. Hồ sơ khai thuế:
    - Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo tháng:
    + Tờ khai thuế tháng.
    + Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào.
    + Các tài liệu khác có liên quan đến số thuế phải nộp.
    - Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm.
    + Hồ sơ khai thuế (HSKT) năm gồm tờ khai thuế năm và các tài liệu khác liên quan đến xác định số thuế phải nộp.
    + HSKT tạm tính theo quý gồm tờ khai thuế tạm tính và các tài liệu khác liên quan đến xác định số thuế tạm tính.
    + HSKT quyết toán thuế khi kết thúc năm gồm tờ khai quyết toán thuế năm, báo cáo tài chính năm và các tài liệu khác liên quan đến quyết toán thuế.
    - Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế gồm.
    + Tờ khai thuế.
    + Hoá đơn, hợp đồng và chứng từ khác liên quan đến nghĩa vụ thuế theo quy định pháp luật.
    - Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì hồ sơ hải quan được sử dụng làm hồ sơ khai thuế.
    - Hồ sơ khai thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp.
    + Tờ khai quyết toán thuế.
    + Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hợp đồng hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu DN hoặc tổ chức lại DN.
    + Tài liệu khác liên quan đến quyết toán thuế.
    9.2. Trách nhiệm.
    - Trường hợp HSKT được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận HS, ghi thời gian nhận HS, ghi số lượng tài liệu trong HS.
    - Trường hợp HSKT gửi qua đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận HS và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.
    - Trường hợp HSKT được nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận kiểm tra chấp nhận HSKT do cơ quan quản lý thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.
    - Trường hợp HSKT chưa đầy đủ theo quy định trong thời gian 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận HS, cơ quan thuế phải thông báo văn bản cho người nộp thuế để hoàn chỉnh HS.

    10. Nguyên tắc và trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc ấn định thuế.
    - Nguyên tắc.
    + Việc ấn định thuế phải bảo đảm khách quan, công bằng và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
    + Cơ quan quản lý thuế ấn định số thuế phải nộp hoặc ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp.
    - Trách nhiệm.
    + Cơ quan quản lý thuế thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế về lý do ấn định thuế, căn cứ ấn định thuế, số thuế ấn định, thời hạn nộp tiền thuế.
    + Trường hợp số thuế ấn định của cơ quan quản lý thuế lớn hơn số thuế phải nộp thì cơ quan quản lý thuế phải hoàn trả lại số tiền thuế nộp thừa và bồi thường thiệt hại theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án quyết định của toà án.

    11.Gia hạn nộp thuế và thẩm quyền gia hạn nộp thuế (GHNT).
    - Việc GHNT được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế theo một trong các trường hợp sau:
    + Bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh, do gặp thiên tai, hoả hoạn tai nạn bất ngờ.
    + Không có khả năng nộp thuế đúng hạn do gặp khó khăn đặc biệt khác theo quy định của Chính phủ. Người nộp thuế thuộc diện GHNT, được xét GHNT một phần hoặc toàn bộ tiền thuế phải nộp, thời gian GHNT không quá hai năm và không bị phạt chậm nộp tính trên số tiền thuế trong thời gian GHNT.
    - Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp căn cứ vào hồ sơ GHNT để quyết định số tiền thuế được GHNT, thời gian GHNT
    - Hồ sơ GHNT gồm:
    + Văn bản đề nghị GHNT trong đó nêu rõ lý do, số tiền thuế, thời hạn nộp.
    + Tài liệu chứng minh lý do GHNT.
    + Báo cáo số tiền thuế phải nộp phát sinh và số tiền thuế nợ.

    12. Hồ sơ hoàn thuế, trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế (HSHT).
    - Hồ sơ hoàn thuế gồm.
    + Văn bản yêu cầu hoàn thuế.
    + Chứng từ nộp thuế.
    + Các tài liệu khác liên quan đến yêu cầu hoàn thuế.
    - Trách nhiệm:
    a. Phân loại hồ sơ hoàn thuế.
    - HS thuộc diện hoàn thuế trước kiểm tra sau là HS người nộp thuế (NNT) có quá trình chấp hành tốt pháp luật về thuế và các giao dịch được thanh toán qua Ngân hàng thương mại tổ chức tín dụng khác.
    - HS không thuộc diện trên thì thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau.
    b. Đối với HS thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau thì chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được đủ HSHT, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế hoặc thông báo lý do không hoàn thuế.
    c. Đối với HS thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau thì chậm nhất là sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ HSHT, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế hoặc thông báo lý do không hoàn thuế.
    d. Quá thời hạn quy định nếu việc chậm ra quyết định hoàn thuế do lỗi của cơ quan quản lý thuế thì ngoài số tiền thuế phải hoàn, cơ quan quản lý thuế còn phải trả tiền lãi theo quy định của Chính phủ.
    13. Xây dựng, thu thập xử lý và quản lý hệ thống thông tin về người nộp thuế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...