Tài liệu Tài liệu ôn thi công chức năm 2012 Chuyên đề Tin học

Thảo luận trong 'Công Chức' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên đề ôn tập Tin học dùng để ôn thi công chức năm 2012

    - Môn Tin học:

    + Chuyên đề tin học (Lý thuyết, câu hỏi, đề thi thử có đáp án)
    + Giáo trình excel.
    + 130 Câu trắc nghiệm Tin học văn phòng (có đáp án)
    + Một số Đề thi môn Tin học tham khảo
    + 160 Câu trắc nghiệm word 2003-2007
    + Trắc nghiệm tin học văn phòng ( Word, Excel, Power point) có đáp án


    Chuyên đề tin học

    PHẦN I - CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

    1.1. Khái niệm về hệ điều hành

    Hệ điều hành là phần mềm quan trọng nhất cho máy tính điện tử có nhiệm vụ điều khiển mọi hoạt động cơ sở của máy tính, giúp phần mềm của người sử dụng có thể chạy được trên máy tính. Các hệ điều hành thông dụng hiện nay: MS-DOS, Windows, Unix, Linux, OS/2, Macintosh
    1.2. Máy tính và Nguyên lý hoạt động của máy tính

    1.2.1. Khái niệm về máy tính

    Máy tính là công cụ dùng lưu trữ và xử lý thông tin. Mọi quá trình xử lý thông tin bằng máy tính được thực hiện theo chu trình sau:

    Các thông tin xử lý trên máy tính đều được mã hoá ở dạng số nhị phân, với 2 ký hiệu 0 và 1. Mỗi vị trí lưu trữ một số nhị phân được tính là 1 BIT (Binary Digit), đây là đơn vị đo thông tin nhỏ nhất. Ngoài ra, còn có các đơn vị đo khác:
    1 Byte = 8 bits
    1 KB (Trạng QuỳnhByte) = 1024 Bytes
    1 MB (MegaByte) = 1.024 KB
    1 GB (GigaByte) = 1.024 MB
    1 TB(TeraByte) = 1.024 GB
    1 PB (PetaTyte) = 1.024 TB
    Để trao đổi thông tin giữa người và các thiết bị trong máy, người ta xây dựng bảng mã nhị phân để biểu diễn các chữ cái, các chữ số, các câu lệnh Bảng mã ASCII (American Standard Code for Information Interchange) được chọn làm bảng mã chuẩn. Trong đó, mỗi ký tự được mã hoá bởi một số nhị phân 8 BIT. Tổng số ký hiệu trong bảng mã ASCII là 256 ký tự.
    1.2.2. Các thành phần cơ bản của máy tính:

    Bao gồm: Phần cứng và phần mềm
    Phần cứng (Hardware): Toàn bộ trang thiết bị máy móc, thực hiện các chức năng xử lý thông tin.
    PHẦN II. HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS XP VÀ CÁC TIỆN ÍCH CƠ BẢN

    2.1. Khái niệm về Hệ điều hành Windows XP

    Windows XP là tập hợp các chương trình điều khiển máy tính thực hiện các chức năng chính như:
    · Điều khiển phần cứng của máy tính. Ví dụ, nó nhận thông tin nhập từ bàn phím và gởi thông tin xuất ra màn hình hoặc máy in.
    · Làm nền cho các chương trình ứng dụng khác chạy. Ví dụ như các chương trình xử lý văn bản, hình ảnh, âm thanh
    · Quản lý việc lưu trữ thông tin trên các ổ đĩa.
    · Cung cấp khả năng kết nối và trao đổi thông tin giữa các máy tính.
    · .
    Windows XP có giao diện đồ hoạ (GUI – Graphics User Interface). Nó dùng các phần tử đồ hoạ như biểu tượng (Icon), thực đơn (Menu) và hộp thoại (Dialog) chứa các lệnh cần thực hiện.
    2.2. Các thao tác cơ bản trong Windows XP

    2.2.1. Khởi động Windows XP


    PHẦN III. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET

    3.1. Mạng máy tính

    3.1.1. Khái niệm

    Mạng máy tính là hệ thống liên kết hai hoặc nhiều máy tính lại với nhau. Các máy tính trong mạng có thể trao đổi thông tin, chia sẻ tài nguyên cho nhau . Một mạng máy tính thông thường gồm nhiều máy tính, gọi là các máy khách, được kết nối tới một máy tính chính gọi là máy chủ. Máy chủ cung cấp cho các máy khách không gian lưu trữ, chương trình, các dịch vụ gởi nhận thư . Các máy khách có thể được kết nối đến máy chủ bằng cáp, đường điện thoại hoặc vệ tinh .
    · Một mạng kết nối các máy tính trong một vùng địa lý nhỏ, ví dụ như trong một toà nhà hay các toà nhà trong một thành phố, được gọi là mạng cục bộ (LAN: Local Area Network).
    · Một mạng kết nối các máy tính trong một vùng địa lý rộng, ví dụ như giữa các thành phố, được gọi là mạng diện rộng (WAN: Wide Area Network).
    · Mạng Internet là một mạng máy tính toàn cầu. Trong đó, các máy tính kết nối với nhau thông qua tập chuẩn chung các giao thức gọi là TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol). Không có máy tính nào làm chủ và điều khiển tất cả.
    · Một Intranet là một mạng cục bộ nhưng dùng giao thức TCP/IP để kết nối với các máy trong mạng. Một Intranet của một công ty có thể được kết nối với các Intranet của các công ty khác và kết nối vào Internet.
    3.1.2. Tác dụng của việc nối mạng

    · Chia sẻ các thông tin và các chương trình phần mềm, nâng cao hiệu quả và công suất.
    · Chia sẻ sử dụng các tài nguyên phần cứng, tiết kiệm chi phí và giúp nhiều người có thể thừa hưởng những lợi ích lớn lao của phần cứng.
    · Giúp con người làm việc chung với nhau dễ dàng hơn.
    · .
    3.2. Mạng Internet

    3.2.1. Khái niệm:

    Internet là một hệ thống các mạng máy tính đ­ược liên kết với nhau trên phạm vi toàn thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ truyền thông dữ liệu, đăng nhập từ xa, truyền các tệp tin, thư­ tín điện tử. Internet là một phư­ơng pháp ghép nối các mạng máy tính hiện hành, được phát triển một cách rộng rãi.
    · Từ Internet do viết tắt của cụm từ Interconnect Network, nghĩa là mạng lưới liên kết máy tính.
    · Năm 1969, Bộ quốc phòng Mỹ cùng một số tr­ường đại học đã nghiên cứu, thiết lập một hệ thống mạng có tên ARPANET để trao đổi thông tin giữa các đơn vị này.


    Còn nhìu phần khác nữa. Không viết hết được. hic
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...