Tài liệu Tài liệu ôn thi công chức năm 2011 - update

Thảo luận trong 'Công Chức' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    Phần i
    Những vấn đề chung

    1. Bảo hiểm xã hội:
    Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào qũy bảo hiểm xã hội (quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội).
    2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc:
    Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia (quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội).
    3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện:
    Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội (quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội).
    4. Người thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội:
    Người thất nghiệp là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm (quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội).
    5. Nguyên tắc của BHXH theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội:
    - Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
    - Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung.
    - Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
    - Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất dân chủ, công khai, minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần của bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp.
    - Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội
    (quy định tại Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội).
    6. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội:
    - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
    - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
    - Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
    - Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
    (quy định tại Điều 8 Luật Bảo hiểm xã hội).
    7. Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội:
    - Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội.
    - Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
    - Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
    - Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội.
    - Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực làm công tác bảo hiểm xã hội.
    - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
    - Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.
    (quy định tại Điều 6 Bộ Luật lao động)
    8. Quyền của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội:
    - Đơược cấp sổ bảo hiểm xã hội;
    - Nhận sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc;
    - Nhận lươơng hơưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời;
    - Hơưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
    + Đang hưởng lươơng hươu;
    + Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
    + Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
    - Uỷ quyền cho ngươời khác nhận lươơng hơưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội;
    - Yêu cầu ngươời sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội; yêu cầu tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, quyền đươợc hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội;
    - Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội;
    - Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
    (quy định tại Điều 15 Luật Bảo hiểm xã hội)
    9. Trách nhiệm của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội:
    - Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội;
    - Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội;
    - Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội theo đúng quy định;
    - Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
    Ngoài việc thực hiện các trách nhiệm trên, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp còn có các trách nhiệm sau đây:
    + Đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội;
    + Thông báo hằng tháng với tổ chức bảo hiểm xã hội về việc tìm kiếm việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp;
    + Nhận việc làm hoặc tham gia khoá học nghề phù hợp khi tổ chức bảo hiểm xã hội giới thiệu.
    (quy định tại Điều 16 Luật Bảo hiểm xã hội).
    10. Quyền của người sử dụng lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội:
    - Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
    - Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội;
    - Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
    (quy định tại Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội).
    11. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội:
    - Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định;
    - Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của ngơười lao động trong thời gian ngươời lao động làm việc;
    - Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc;
    - Lập hồ sơ để ngơười lao động được cấp sổ, đóng và hươởng bảo hiểm xã hội;
    - Trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động;
    - Giới thiệu ngươời lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội;
    - Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
    - Cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của ngươời lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu;
    - Đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định;
    - Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
    (quy định tại Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội).
    12. Quyền của tổ chức bảo hiểm xã hội:
    - Tổ chức quản lý nhân sự, tài chính và tài sản theo quy định của pháp luật;
    - Từ chối yêu cầu trả bảo hiểm xã hội không đúng quy định;
    - Khiếu nại về bảo hiểm xã hội;
    - Kiểm tra việc đóng bảo hiểm xã hội và trả các chế độ bảo hiểm xã hội;
    - Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội;
    - Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội;
    - Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
    (quy định tại Điều 19 Luật Bảo hiểm xã hội).
    13. Trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm xã hội:
    - Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; hướng dẫn thủ tục thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động, người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội;
    - Thực hiện việc thu bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này;
    - Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội; thực hiện việc trả lương hơưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn;
    - Cấp sổ bảo hiểm xã hội đến từng người lao động;
    - Quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
    - Thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trươởng quỹ bảo hiểm xã hội;
    - Tổ chức thực hiện công tác thống kê, kế toán, hướng dẫn nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội;
    - Giới thiệu ngơười lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội;
    - ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội; lưu trữ hồ sơ của người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
    - Định kỳ sáu tháng, báo cáo Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội. Hằng năm, báo cáo Chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước về tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội;
    - Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền đươợc hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi ngươời lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu;
    - Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nơước có thẩm quyền;
    - Giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện bảo hiểm xã hội;
    - Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội;
    - Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
    (quy định tại Điều 20 Luật Bảo hiểm xã hội).

    Phần Quản lý nhà nước
    __________


    Hệ thống chính trị là gì ? (HTCT)
    - Là toàn bộ các thiết chế chính trị gắn bó hữu cơ, tác động lẫn nhau cùng thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân lao động (là hệ thống các cơ quan tổ chức có chức năng thực hiện quyền lực chính trị).
    - Cơ cấu hệ thống chính trị nước ta gồm : Đảng CSVN – lực lượng lãnh đạo, Nhà nước CHXHCNVN- giữ vai trò trung tâm quyền lực chính trị mang tính pháp quyền; các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội.

    Cơ cấu của HTCT :
    - Đảng CSVN, lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội;
    - Nhà nước CHXHCNVN, trung tâm của quyền lực chính trị mang tính chất pháp quyền, là bộ xương sống của cả hệ thống;
    - Các tổ chức chính trị và xã hội bao gồm : Mặt trận Tổ quốc VN; Liên đoàn Lao động VN; Hội nông dân VN; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp phụ nữ VN; Hội cựu chiến binh VN, v v.

    Cơ quan nhà nước là gì ?
    Là một bộ phận cấu thành bộ máy Nhà nước, gồm một tập thể hay một người thay mặt Nhà nước đảm nhiệm một công việc (nhiệm vụ) hoặc tham gia thực hiện một chức năng của Nhà nước bằng các hình thức và phương pháp hoạt động nhất định.

    Đặc điểm của cơ quan nhà nước
    - Có tính quyền lực nhà nước được pháp luật quy định chặt chẽ
    - Ban hành các văn bản pháp luật và thực hiện sự cưỡng chế nhà nước đối với quá trình thực hiện pháp luật.
    - Quản lý nhà nước có tính vĩ mô đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh
    - Được phân ra thành các cơ quan có chức năng riêng nhưng cùng thực hiện nhiệm vụ chung của nhà nước.

    Các cơ quan cấu thành của bộ máy nhà nước CHXHCN VN
    Bộ máy nhà nước VN được tổ chức thành 5 phân hệ :
    - Các cơ quan quyền lực NN : Quốc hội & HĐND các cấp, Uûy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước
    - Các cơ quan hành chính NN : Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ, UBND các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
    - Hệ thống các cơ quan xét xử :TAND tối cao, các TAND địa phương, các TA quân sự , và các TA khác do luật định
    - Hệ thống các cơ quan kiểm sát :VKS NDTC, VKSND các cấp, VKS quân sự
    - Chế định chủ tịch nước (chủ tịch nước là phân hệ đặc biệt vì duy nhất chỉ có một)

    Phân biệt cơ quan Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc CP
    Bộ và cơ quan ngang Bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước.
    + Bộ quản lý ngành như Bộ Xây dựng, Bộ Thương mại đứng đầu là Bộ trưởng
    + Cơ quan ngang Bộ : là những cơ quan quản lý những lĩnh vực lớn quan trọng như Ngân hàng nhà nước, Thanh tra Chính phủ,UB dân số & kế hoạch hóa gia đình người đứng đầu là Bộ trưởng
    Bộ và cơ quan ngang Bộ là cơ quan quản lý nhà nước ở TW
    Cơ quan thuộc Chính phủ là cơ quan do Chính phủ thành lập thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn nhất định, có tính chất chuyên môn như BHXH, Cục Khí tượng thuỷ văn
    Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đều do Chính phủ quyết định thành lập.

    Quản lý nhà nước là gì
    QLNN là một dạng quản lý XH đặc biệt, mang tính quyền lực NN và sử dụng pháp luật NN để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống XH do các cơ quan trong bộ máy NN thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của XH.

    Các phương pháp quản lý nhà nước
    Các phương pháp có thể chia là 2 nhóm :
    + Nhóm thứ nhất : gồm PP của cacù khoa học khác được QLHCNN vận dụng cụ thể là :
    - Phương pháp kế hoạch hóa: PP này để tính toán các chỉ tiêu kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, các biện pháp cân đối.
    - Phương pháp thống kê: thu thập số liệu, tổng hợp và chỉnh lý để tính toán tốc độ phát triển các chỉ tiêu quan trọng.
    - Phương pháp toán học: sử dụng máy điện toán để thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin; toán học hóa các chương trình mục tiêu KTXH; tính toán các cân đối liên ngành trong mọi lĩnh vực hoạt động quản lý.
    - Phương pháp tâm lý XH: nhằm tác động vào tâm tư, tình cảm của người LĐ, tạo cho họ sự yêu thích công việc, gắn bó với tập thể lao động, hăng say làm việc, giải quyết cho họ những vướng mắc trong công tác, động viên giúp đỡ họ vượt qua khó khăn về cuộc sống.
    - Phương pháp sinh lý học : bố trí nơi làm việc phù hợp với sinh lý của con người, tạo ra thoải mái trong làm việc và tiết kiệm các thao tác không cần thiết nhằm tăng năng suất lđ như : bố trí phòng làm việc, bàn làm việc, ghế ngồi, vị trí điện thoại ; vị trí để tài liệu, màu sắc, ánh sáng
    + Nhóm thứ hai : gồm các phương pháp của khoa học quản lý cụ thể :
    - Phương pháp giáo dục tư tưởng đạo đức : đây là phương pháp tác động về tư tưởng và tinh thần đối với con người để họ giác ngộ lý tưởng, ý thức chính trị và pháp luật, nhận biết được việc làm tốt việc xấu.
    - Phương pháp tổ chức : là biện pháp đưa con người vào khuôn khổ, kỷ luật, kỷ cương .
    - Phương pháp kinh tế : là phương pháp tác động gián tiếp đến hành vi của các đối tượng quản lý thông qua việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế tác động đến lợi ích của con người.
    - Phương pháp hành chính : là phương pháp quản lý b»ng cách ra các mệnh lệnh hành chính dứt khoát, bắt buộc đối tượng quản lý. Phương pháp hành chính thể hiện tính chất quyền lực của hoạt động quản lý. Cơ sở của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ mà cụ thể là sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên và tính chất bắt buộc thi hành những mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên đối với cấp dưới.

    Phần Tin học


    NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ MÁY TÍNH

    Máy tính là thiết bị giúp con người thực hiện các công việc : Thu thập,
    quản lý, xử lý, truyền nhận thông tin một cách nhanh chóng. Ta chỉ xem xét
    dạng thông dụng nhất của máy tính hiện nay, là máy vi tính, hay còn gọi là tính
    cá nhân (PC).


    Thông thường , một máy tính cá nhân có cấu trúc đơn giản như sau :


    Các thành phần cơ bản của máy tính
    Thành phần cơ bản của máy tính là khối xử lý trung tâm (CPU – Central
    processing Unit), bao gồm :
    CPU
    INPUT OUTPUT
    EXTERNAL
    MEMORY
    INTERNAL
    MEMORY



    - Bộ điều khiển trung tâm : điều khiển toàn bộ hoạt động của máy tính
    cùng các thiết bị kết nối ;
    - Bộ thao tác trực tiếp thực hiện các phép tính số học và logic;
    - Bộ nhớ trong để lưu giữ các thông tin thường xuyên phục vụ cho hoạt
    động của máy tính.
    Ngoài ra là những thiết bị phụ trợ, được gọi là các thiết bị ngoại vi, như :
    - Bộ nhớ ngoài để lưu trữ thông tin ngoài máy như : Đĩa mềm, đĩa cứng,
    USB
    - Các thiết bị vào để đưa thông tin vào máy tính như : bàn phím, chuột,
    máy quét
    - Các thiết bị ra để đưa thông tin từ máy tính ra như : màn hình, máy in,
    máy vẽ
    Ngoài khối xử lý trung tâm (CPU), các thành phần còn lại được xem là các thiết
    bị ngoại vi.
    1. Khối xử lý trung tâm (CPU)
    Là bộ chỉ huy của máy tính, khối xử lý trung tâm CPU có nhiệm vụ điều
    khiển các phép tính số học và logic, đồng thời điều khiển các quá trình thực
    hiện các lệnh. CPU có 3 bộ phận chính : Khối tính toán số học và logic, khối
    điều khiển và một số thanh ghi.
    2. Bộ nhớ trong (Main Memory)
    Là thành phần nhất thiết phải có của máy tính. Bên cạnh bộ nhớ trong còn có
    bộ nhớ ngoài, cùng được dùng để lưu giữ thông tin, bao gồm dữ liệu và chương
    trình. Một tham số quan trong của bộ nhớ dung lượng nhớ. Đơn vị chính để đo
    dung lượng nhớ là byte (1 byte gồm 8 bit) các thiết bị nhớ hiện nay có thể có
    dung lượng nhớ lên tới nhiều tỷ byte. Do vậy người ta còn dùng bội số của byte
    để đo dung lượng nhớ:
    1 KB (Trạng Quỳnhbyte) =210
    byte = 1024 byte
    1 MB (Megabyte) = 210
    KB = 1 048 576 byte
    1 GB (Gi ga bai) = 210
    MB = 1 073 741 824 byte

    Bộ nhớ trong của máy tính (còn được gọi là bộ nhớ trung tâm). Bộ nhớ
    trong có tốc độ trao đổi thông tin rất lớn, nhưng dung lượng bộ nhớ trong
    thường không cao.
    Các bộ nhớ trong hiện nay thường được xây dựng với hai loại vi mạch nhớ
    cơ bản như sau :
    - RAM (Random Access Memory) : Là bộ nhớ khi máy tính hoạt động ta
    có thể ghi vào, đọc ra một cách dễ dàng. Khi mất điện hoặc tắt máy thì thông
    tin trong bộ nhớ RAM cũng mất luôn.
    - ROM (Read Only Memory): Là bộ nhớ ta chỉ có thể đọc thông tin ra.
    Thông tin tồn tại trên bộ nhớ ROM thường xuyên, ngay cả khi mất điện và tắt
    máy. Việc ghi thông tin vào bộ nhớ ROM là công việc của nhà sản xuất. Bản
    thân máy tính không thể thay đổi dữ liệu đã ghi trong ROM.
    3. Bộ nhớ ngoài: Còn gọi là bộ nhớ phụ là các thiết bị lưu giữ thông tin với
    khối lượng lớn, nên nó còn được gọi là “bộ nhớ lưu trữ dung lượng lớn”
    Bộ nhớ ngoài điển hình nhất là đĩa CD, ổ cứng di động, USB
    4. Các thiết bị vào: Được dùng để cung cấp dữ liệu cho bộ vi xử lý máy
    tính như bàn phím, chuột, máy quét ảnh
    5. Các thiết bị ra: Là phần đưa ra kết quả tính toán, tài liệu, các thông tin
    cho con người biết đó là : màn hình, máy in , máy vẽ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...