Thạc Sĩ Tài liệu ôn thi Cao học SP1 (Môn Triết học)

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vấn đề 1: Triết học và những vấn đề cơ bản của triết học1. Khái niệm triết học:
    Các quan điểm trước Mác, dù là của Phương Đông hay Phương Tây, ngay từ đầu triết học đã là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người, nó tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội.
    Quan điểm triết học cách là Mác – Lênin: Triết học là hệ thống lí luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy.
    Từ quan điểm này chúng ta có thể rút ra những đặc điểm của triết học như sau:
    + Triết học là hệ thống tri thức lí luận (đây là đặc điểm để phân biệt với triết lí hay thế giới quan thần thoại)
    + Triết học là hệ thống tri thức lí luận chung nhất về thế giới, tức là nó phản ánh thế gới trong chỉnh thể, phản ánh nguồn gốc, bản chất của thế gới.
    + Triết học chỉ ra vai trò, vị trí của con người trong thế gới.
    + Triết học luôn mang tính giai cấp.
    2. Vấn đề cơ bản của triết học:
    a. Khái niệm vấn đề cơ bản của triết học:
    Theo Ph.ăngghen định nghĩa: “Vấn đề cơ bản của triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”.
    Vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học vì:
    + Đây là quan hệ bao trùm của mọi sự vật hiện tượng trong thế giới
    + Đây là vấn đề nền tảng và xuất phát điểm để giải quyết những vấn đề còn lại của triết học.
    + Đây là tiêu chuẩn để xác định lập trường, thế giới quan của các triết gia và học thuyết của họ.
    + Các học thuyết triết học đều trực tiếp hay gián tiếp giải quyết vấn đề này.
    b. Hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học:
    Mặt thứ nhất: Giữa vật chất và ý thức (tư duy và tồn tại, tinh thần và tự nhiên) thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
    Mặt thứ hai: ý thức có phải là sự phản ánh thế giới vật chất hay không? Hay con người có khả năng nhận thức thế giới hay không?
    ***** The end +++++
    Vấn đề 2: vật chất và ý thức

    Câu 1: tính thống nhất vật chất của thế giới
    I. ĐVĐ:
    Thế giới vc vô cùng phong phú và đa dạng. Các sự vật luôn gắn bó, phụ thuộc và có sự thống nhất với nhau.
    II. GQVĐ:
    - Quan điểm duy tâm: Thế giới thống nhất ở tinh thần, ý niệm tuyệt đối.
    - Quan điểm duy vật trước Mác: Tìm nguồn gốc vc ngay trong chính bản thân nó. Quy thế giới về một số dạng cụ thể.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...