Chuyên Đề Tài liệu ôn tập môn kiến thức chung

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. QUAN NIỆM CHUNG VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
    1. Khái niệm
    Hệ thống chính trị (HTCT) được hiểu là hệ thống các tổ chức, các thiết chế
    chính trị - xã hội và mối quan hệ giữa chúng với nhau hợp thành cơ chế chính trị của
    một chế độ xã hội. Cơ chế đó bảo đảm thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp
    thống trị trong quan hệ với các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội khác.
    2. Đặc trưng của hệ thống chính trị
    HTCT có những đặc trưng :
    - Bao gồm các tổ chức, các thiết chế với tư cách là chủ thể của các quyết định
    chính trị, nghĩa là các chủ thể có tính vật chất, có bộ máy.
    - Bao gồm các tổ chức, các thiết chế hợp pháp, có nghĩa là được Hiến pháp,
    pháp luật quy định, được nhà nước thừa nhận.
    - Bao gồm các tổ chức, các thiết chế có mục đích, có chức năng thực hiện hoặc
    tham gia thực hiện quyền lực chính trị.
    - Đó là một hệ thống, một chỉnh thể bao gồm các bộ phận cấu thành, có quan
    hệ mật thiết với nhau nhưng có vị trí, vai trò khác nhau trong sự vận hành của các quá
    trình chính trị.
    - Cấu trúc HTCT rất đa dạng, ở mỗi quốc gia lại có đặc thù khác nhau, nhưng
    cơ bản bao gồm: các chính đảng, nhà nước, các tổ chức chính trị.
    Trong xã hội có giai cấp, đấu tranh vì quyền lực giữa các giai cấp, giữa các lực
    lượng xã hội đến một trình độ nhất định sẽ làm xuất hiện đảng chính trị. Cuộc đấu
    tranh giành quyền lực ấy lại biểu hiện tập trung ở cuộc đấu tranh giữa các đảng chính
    trị. Khi đảng giành được quyền lực chính trị thì trở thành đảng cầm quyền, giữ vai trò
    lãnh đạo toàn bộ HTCT, cơ bản là lãnh đạo nhà nước. Đảng cầm quyền sẽ cử người
    của mình nắm giữ những vị trí quan trọng của nhà nước để thực hiện mục tiêu của
    giai cấp thống trị.
    HTCT biểu hiện và thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền, do đó
    nó mang bản chất giai cấp của giai cấp cầm quyền. Khi một giai cấp thống trị mới lên
    cầm quyền, một chế độ mới ra đời thì một HTCT mới cũng ra đời thay thế HTCT cũ.
    Mỗi chế độ xã hội có giai cấp có một HTCT tương ứng với chế độ xã hội đó.
    II. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
    1. Sự ra đời của hệ thống chính trị ở Việt Nam
    HTCT ở nước ta được hình thành trong tiến trình cách mạng và thực sự ra đờiTUYỂN DỤNG CCVC 2011 Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung
    2
    từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 với sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân
    chủ cộng hoà, nay là Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    HTCT XHCN ở nước ta là một tổng thể các thiết chế, các quyền lực chính trị -
    xã hội liên hệ chặt chẽ với nhau dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt
    Nam, cùng thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân, quản lý và lãnh đạo XHCN vì
    mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
    Như vậy, HTCT XHCN Việt Nam bảo đảm tính thống nhất cao, các bộ phận
    hợp thành HTCT có sự tác động qua lại mật thiết với nhau dưới sự lãnh đạo thống
    nhất của Đảng cộng sản Việt Nam để đạt mục đích chung là xây dựng xã hội Việt
    Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Nguyên tắc quyền lực thuộc về
    nhân dân là nguyên tắc tối cao trong tổ chức và hoạt động của HTCT nói chung và
    của tất cả các tổ chức trong HTCT XHCN Việt Nam nói riêng.
    2. Cấu trúc của hệ thống chính trị ở Việt Nam
    HTCT XHCN ở nước ta hiện nay bao gồm Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
    nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn
    thể nhân dân như: Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ
    Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến
    binh Việt Nam.
    2.1. Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng
    thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung
    thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, Đảng lấy
    chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam
    cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản. Đảng vừa là bộ
    phận hợp thành hệ thống chính trị, vừa là lực lượng lãnh đạo hệ thống chính trị.
    Vị trí, vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của Đảng đối với HTCT xuất phát từ sứ
    mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, từ sự thống nhất cơ bản lợi ích giữa giai cấp
    công nhân, nhân dân lao động và dân tộc. Sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống
    chính trị là điều kiện cần thiết và tất yếu để đ ảm bảo cho hệ thống chính trị giữ được
    bản chất giai cấp công nhân, đảm bảo mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Đảng không
    giữ được vai trò lãnh đạo HTCT thì chế độ xã hội sẽ thay đổi, HTCT không còn là
    HTCT XHCN và quyền lực chính trị không còn trong tay nhân dân.
    Thực hiện sự lãnh đạo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...