Luận Văn Tài Liệu Nuôi cấy mô sẹo và dịch huyền phù tế bào cây bèo đất cho mục tiêu thu nhận quinone

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Tài Liệu Nuôi cấy mô sẹo và dịch huyền phù tế bào cây bèo đất cho mục tiêu thu nhận quinone


    Tác giả: Quách Ngô Diễm Phương, Hoàng Thị Thanh Minh, Hoàng Thị Thu

    Tóm tắt:


    Drosera burmanni Vahl là một trong 3 loài Drosera ở Việt Nam đã được nuôi cấy in vitro thành công. Những nghiên cứu trước đây của nhóm chúng tôi đã chứng minh rằng dịch chiết của cây Drosera burmanni Vahl chứa những hợp chất quinone có hoạt tính sinh học như naphthoquinone, anthraquinone. Nhằm mục tiêu chủ động nhân nhanh sinh khối tế bào cũng như tăng sinh hàm lượng hợp chất thứ cấp, nhu cầu nuôi cấy mô sẹo cũng như dịch huyền phù cây Drosera trở nên vô cùng cấp thiết.

    Do đó, trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung vào việc xây dựng quy trình tạo mô sẹo và nuôi cấy dịch huyền phù tế bào cây Drosera burmanni Vahl hướng đến mục tiêu thu nhận quinone. Kết quả nghiên cứu cho thấy, môi trường tạo mô sẹo tốt nhất là môi trường Gamborg’s B5, saccharose 20g/l, casein 100mg/l, PVP 1g/l. Hormone thích hợp để cảm ứng tạo sẹo là 2,4-D 0,2mg/l, NAA 0,2mg/l. Kiểu tăng sinh mô sẹo tối ưu nhất phù hợp với điều kiện nuôi cấy huyền phù tế bào và giúp sinh khối tế bào tăng trưởng mạnh nhất vào ngày thứ 12. Kết quả phân tích HPLC cho thấy có sự hiện diện của Plumbagin, một trong những hợp chất quinone quan trọng được xác định trong họ cây Drosera, trong sinh khối tế bào của huyền phù nuôi cấy được.

     
Đang tải...