Chuyên Đề tài liệu môn tội phạm học

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài ghi Tội phạm học

    Bài 1. Khái quát chung về tội phạm học và vai trò TPH trong hệ thống các khoa học.

    1. Khái niệm chung:

    1.1. Định nghĩa: là ngành khoa học chuyên nghiên cứu về tội phạm - “criminology”.

    Nó là ngành khoa học gì? Trong lịch sử người ta coi tội phạm học là 1 ngành học xã hội, thực tế nó còn phụ thuộc các quy định pháp luật, do đó nó cũng là 1 ngành khoa học mang tính pháp lý.

    Trả lời đầy đủ: là 1 ngành vừa mang tính xã hội vừa mang tính pháp lý chuyên nghiên cứu về nguồn gốc và bản chất của tội phạm, nghiên cứu về nguyên nhân và điều kiện của tội phạm, nhân thân người phạm tội và đề ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm -> trả lời vấn đề này dựa vào đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.

    Phân tích về nhiệm vụ của tội phạm VN hiện nay? -> trong thang điểm có yêu cầu về định nghĩa của tội phạm học.

    1.2. Đối tượng nghiên cứu

    1.2.1. Tình hình tội phạm:

    Định nghĩa: là hiện tượng xã hội, có thể là hiện tượng mang tính giai cấp, trái pháp luật hình sự, tổng thể thống nhất các tp đã xảy ra trong 1 không gian, thời gian xác định.

    Nội dung nghiên cứu:

    1/ Đặc điểm, thuộc tính của tình hình tội phạm: tìm hiểu các đặc điểm thuộc tính của tình hình tội phạm.

    - tính xã hội

    - tính pháp lý -> khi pháp luật thay đổi thì tình hình phạm tội cũng thay đổi.

    - tính giai cấp -> tình hình tội phạm cũng dưới góc nhìn của giai cấp thống trị.

    2/ Thông số của tình hình tội phạm: giúp nhận diện trên thực tế tình hình tội phạm diễn ra như thế nào.

    3/ Tình hình tội phạm ở VN (từ 1945 trở lại đây).

    Phạm vi nghiên cứu: có thể hiểu như sau:

    + tình hình tội phạm nói chung

    + theo nhóm tội phạm

    + hoặc 1 tội phạm cụ thể

    Ý nghĩa: phải biết tình hình tội phạm hiện nay như thế nào để có biện pháp phòng ngừa tội phạm -> việc nghiên cứu là kiến thức cơ sở nền tảng để nghiên cứu còn lại thuộc đối tượng nghiên cứu của tội phạm học.

    1.2.2. Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm:

    Định nghĩa: là hiện tượng, quá trình có khả năng làm phát sinh, tồn tại tình hình tội phạm trong xã hội.

    Đặc điểm:

    - tính xã hội

    Phân loại nguyên nhân và điều kiện: nguyên nhân có thể về kinh tế, xã hội,

    Phạm vi nghiên cứu:

    1/ Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm nói chung

    2/ Nguyên nhân và điều kiện của nhóm tội phạm

    3/ Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể

    Ý nghĩa: nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tội phạm đế tác động nó, phục vụ cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm.

    1.2.3. Nhân thân người phạm tội

    Là những đặc điểm đặc trưng, điển hình phản ánh bản chất người phạm tội, những đặc điểm này có vai trò trong cơ chế hành vi phạm tội, góp phần tạo ra tội phạm.

    Những đặc điểm nhân thân của người phạm tội được nghiên cứu ở các khía cạnh sau:

    1/ Các đặc điểm về sinh học: giới tính, độ tuổi

    2/ Các đặc điểm về xã hội: hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp

    3/ Các đặc điểm về tâm lý: nhu cầu – nhận thức.

    4/ Pháp lý hình sự

    Vai trò nhân thân người phạm tội có đặc điểm nào dẫn tới hành vi phạm tội.

    Nội dung nghiên cứu: đào sâu những đặc điểm của con người, liên quan đến xã hội học, tâm lý học.

    Mâu thuẫn giữa nhu cầu với khả năng -> dẫn đến phạm tội trong tình hình hiện nay. Không nghiên cứu những đặc điểm của con người mà chỉ nghiên cứu những đặc điểm nhân thân nào dẫn đến hành vi phạm tội của người đó mà thôi.

    Ý nghĩa: tìm hiểu nhân thân của người phạm tội -> giải thích nguyên nhân nào người ta phạm tội -> họ là ai, hoàn cảnh sống của họ như thế nào? -> dự báo tội phạm trong tương lai -> mục đích phòng ngừa tội phạm.

    1.2.4. Phòng ngừa và dự báo tội phạm

    Phòng ngừa và dự báo tội phạm được tội phạm học nghiên cứu bao gồm

    - Các biện pháp phòng ngừa tội phạm

    - Các nguyên tắc tiến hành họat động phòng ngừa

    - Hệ thống các chủ thể tham gia vào họat động phòng ngừa

    - Vấn đề dự báo tội phạm

    - Vấn đề kế họach hóa họat động phòng ngừa tội phạm trong xã hội
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...