Tài liệu Tài liệu LUẬT SO SÁNH - BÀI 1

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬT SO SÁNH


    BÀI 1: KHÁI NIỆM VỀ LUẬT SO SÁNH


    1.1. TÊN MÔN HỌC
    1.1.1. Luật so sánh
    Luật so sánh là một môn khoa học nghiên cứu và so sánh hệ thống pháp luật ở các nước nhằm
    tìm ra nét tương đồng và khác biệt điển hình giữa chúng trên cơ sở đó góp phần tạo thuận lợi
    cho sự tương đồng hệ thống pháp luật quốc gia so với pháp luật của các nước và quốc tế từ đó
    góp phần hội nhập quốc tế trong lĩnh vực pháp luật
    1.1.2. Một số điều lưu ý- Tên gọi của môn học là Luật so sánh hay luật đối chiếu
    - Luật so sánh không phải là một ngành luật thực định vì nò không chứa các quy định của pháp
    luật như pháp luật thực định (không quy định vấn đề gì, không có đối tượng điều chỉnh) mà
    Luật so sánh đi nghiên cứu những cái quy định để tìm ra những tri thức khoa học
    - Mục đích của Luật so sánh là tìm ra những nết tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống
    pháp luật trên thế giới và giải tại sao có sự tương đồng và khác biệt đó hay nói cách khác là tìm
    ra nguyên nhân của chúng từ đó đưa ra các giải pháp pháp lý tối ưu hay chỉ ra hạt nhân pháp lý
    tối ưu (giải pháp lý quốc gia nào là hợp lý nhất) và cuối cùng là phân nhóm luật của nước nào
    giống nước nào thì ta phân thành một nhóm và khác nhau ta phân thành một nhóm(ví dụ:
    nhóm châu âu lục địa, nhóm anh mỹ, nhóm XHCN)
    1.1.3. Một số vấn đề lưu ý về việc đánh gia sự tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp
    luật trên thế giới
    - Tương đồng và khác biệt là hai mặt của 1 vấn đề nghĩa là chúng ta tiếp cận một vấn đề sẻ có
    hai khả năng xảy hoặc tương đồng hoặc khác biệt hoặc là cả hai đều chịu tác động của một
    nhóm yếu tố
    Ví dụ: Sự tương đồng trong hệ thống kinh tế => sự giống nhau giữa các hệ thống pháp luật
    tương ứng và ngược lại.
    - Dừ là tương đồng hay khác biệt thì các hiện tượng pháp lý đều chịu sự tác động của một nhóm
    yếu tố giống nhau cho dù theo những hướng trái ngược nhau.
    Tương đồng


    (1 nhóm yếu tố =>1 vấn đề)


    khác biệt
    Ví dụ: Sự tương đồng trong hệ thống kinh tế sẽ => sự giống nhau giữa các hệ thống pháp luật
    tương ứng và sự khác biệt trong hệ thống kinh tế sẽ góp phần tạo nên sự khác nhau trong lĩnh
    vực pháp luật.
    - Trong các tường hợp cụ thể thì quá trình so sánh luật có thể tập trung một khía cạnh nhất
    định hoặc chúng ta tập trung chỉ ra những nét tương đồng hoặc chỉ tập trung chỉ ra những nét
    khác biệt. Ví dụ khi so sánh hệ thống pháp luật Anh và Mỹ thì chúng ta nên so sánh những điểm
    khác biệt và tìm ra nguyên nhân của sự khác biệt nó thú vị hơn là so sánh những đặc điểm
    tương đồng vì hai hệ thống này coa nhiều đặc điểm giống nhau (có thể giải thích về sự giống
    nhau là do lịch sử, địa lý, kinh tế, thể chế chính trị)
    - Những yếu tố nào được coi là cớ liên quan và có vai trò quyết định đối với sự hình thành của
    hệ thống pháp luật tất nhiên phụ thuộc chủ yếu vào các giá trị hệ tư tưởng và các quan điểm
    khác của người so sánh.
    Ví dụ: Các nhà so sánh luật dưới góc độ quan điểm triết học Mác – Lê nin thì so sánh luật dựa
    trên cơ cấu kinh tế, các nhà so sánh luật dưới góc đọ tôn giáo thì so sánh luật dựa trên giáo lý,
    quan điểm tôn giáo
    1.1.4. một số vấn đề cần lưu ý về việc đánh giá các hạt nhân giải pháp chung
    - Các giải pháp pháp lý được so sánh phải có cùng chức năng, nghĩa là cùng điều chỉnh các tình
    huống và các vấn đề tương tự.
    (cần phải xem xét các giải pháp pháp lý đó có cùng mục đích hay không bởi vì có hai khả năng
    xảy ra:
    + Có cùng một mục đích nhưng có nhiều giải pháp khác nhau. Ví dụ mục đích giảm dân số
    + Có nhiều giải pháp pháp lý khác nhau được sử dụng trong cùng một mục đích ).
    Ví dụ khi so sánh pháp luật về nạo thai ở hai nước nếu đạo luật này có mục tiêu hoàn toàn trái
    ngược nhau nhìn từ góc độ pháp lý, ta không thể kết luận quy định nào tốt hơn: ở nước này thì
    mong muốn giảm sự bùng nổ dân số, ở nước khác lại muốn tăng tỷ lệ sinh.
    - Có những trường hợp giải pháp pháp lý đó có hiệu quả ở quốc gia này nhưng có khi không
    phát huy được ở các quốc gia khác. Ví dụ ở những nước có nền kinh tế khác hoặc khác về tôn
    giáo chính thống và các giá trị đạo đức. Luật về tăng tuổi kết hôn tối thiểu sẽ không đạt được
    mục tiêu làm giảm sự bùng nổ dân số nếu quan hệ trước hôn nhân và trẻ em ngoài giá thú về
    mặt xã hội vẫn đựpc dân chúng chấp nhận.
    - Tùy góc độ, giá trị và mục đích mà tiêu chí đánh giá tính hợp lý của giải pháp pháp lý là khác
    nhau dẫn đến => phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà nghiên cứu.
    Ví dụ: ở Việt Nam, việc đăng kí kết hôn được công nhận ở Ủy ban nhân dân xã, phường .
    nhưng một số nước khác thì hôn nhân được chứng thực tại nhà thờ. Do vậy việc đánh giá giải
    pháp pháp lý nào tốt hơn là tùy thuộc vào cách nhìn nhận của các nhà làm luật.
    1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH LUẬT SO SÁNH
    1.2.1. Trước năm 1869 (trước thế kỷ 19)
    - Luật so sánh xuất hiện từ rất sớm (từ những năm trước công nguyên). Cụ thể :
    + Người ta nghiên cứu hiến pháp các quốc gia khác nhau để lọc ra những thông tin phù hợp
    nhằm xây dựng hiến pháp cho quốc gia của mình.
    Nhà khoa học Aristore nghiên cứu 153 bản hiến pháp của Hi lạp và các quốc .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...