Chuyên Đề Tài liệu hướng dẫn ôn tập pháp luật về Ngân sách Nhà nước

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Câu 1: phân biệt cấp ngân sách với đơn vị dự toán

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]TIÊU CHí[/TD]
    [TD]Cấp ngân sách[/TD]
    [TD]Đơn vị dự toán[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Vị trí, tư cách[/TD]
    [TD]Cấp ngân sách được hình thành trên cơ sở cấp chính quyền nhà nước -
    Là bộ phận cơ bản cấu thành của hệ thống NSNN.[/TD]
    [TD]Là một cơ quan, đơn vị được nhà nước thành lập hay thừa nhận - thực hiện một nhiệm vụ được nhà nước giao, được nhận kinh phí từ ngân sách cấp để thực hiện nhiệm vụ đó.
    Là bộ phận cấu thành của thành của một cấp NS. được cấp ngân sách của mình phân bổ giao dự toán để quản lý sử dụng. Riêng ngân sách xã vừa là cấp NS vừa là đơn vị trực tiếp sử dụng NS - dưới nó không có đơn vị dự toán. [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Thẩm quyền [/TD]
    [TD]Gồm quyền quyết định, phân bổ, quản lý, giám sát kiểm tra NS của các đơn vị dự toán thuộc cấp mình trên cơ sở được phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi cho NS cấp mình [/TD]
    [TD]Quyền sử dụng ngân sách được giao, quyền quản lý giám sát đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Phạm vi thu chi[/TD]
    [TD]Rộng: nguồn thu có được từ nhiều nguồn khác nhau trong đó có nguồn thu quan trọng từ thuếChi cho nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng khác nhau, mức độ chi lớn. [/TD]
    [TD]Thu hạn chế – chỉ từ một và nguồn được phân giao chủ yếu quản lý sử dụng nguồn kinh phí ngân sách cấp để chi cho một nhiệm vụ, lĩnh vực được phân công hay đối tượng trực thuộc đơn vị mình [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Quyền chủ động và trách nhiệm đối với NS[/TD]
    [TD]Mức độ tự chủ cao có quyền quyết định, quyền điều chỉnh dự toán ngân sách cấp mình. Tự bảo đảm cân đối ngân sác cấp mình trên cơ sở nguồn thu, nhiệm vụ chi được phân cấp và tình hình thực tế hoạt động thu của ngân sách cấp mình .[/TD]
    [TD]Mức độ tự chủ không cao, mọi hoạt động thu chi phải theo dự toán được phân bổ, chỉ được thay đổi dự toán NS khi có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Được NS bảo đảm đúng số kinh phí theo dự toán được giao.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chủ thể quản lý [/TD]
    [TD]Hệ thống cơ quan quyền lực và cơ quan hành chính nhà nước – hệ thống các cơ quan tài chính các cấp .[/TD]
    [TD]Thủ trưởng đơn vị và bộ phận tài chính kế toán của đơn vị; [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Số lượng [/TD]
    [TD]Có 4 cấp ngân sách tương ứng với cấp chính quyền. [/TD]
    [TD]Có nhiều đơn vị dự toán ngân sách - trong một cấp ngân sách có đơn vị dự toán cấp I – cấp II, cấp 3 dưới cấp III . Riêng cấp xã không có đơn vị dự toán. [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    Câu 2: Phân biệt Thuế với Lệ phí và Phí


    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Tiêu chí[/TD]
    [TD]Thuế[/TD]
    [TD]Phí , lệ phí[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tính pháp lý[/TD]
    [TD]Cao hơn thể hiện cơ quan ban hành là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất dưới hình thức là đạo luật hoặc pháp lệnh [/TD]
    [TD]Thấp hơn, có nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành như Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ tài chính, Hội đồng nhân tỉnh [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tính đối giá tính hoàn trả trực tiếp [/TD]
    [TD]Không có tính đối giá tính hoàn trả trực tiếp. Người nộp thuế không trên cơ sở được hưởng những lợi ích vật chất tương ứng. Dù có hưởng lợi hay không hưởng lợi nếu thảo mãn điều kiện luật định đều phải nộp thuế. [/TD]
    [TD]Có tính đối giá tính hoàn trả trực tiếp. Người nộp phí,lệ phí trên cơ sở được hưởng những lợi ích nhất định, có hưởng lợi mới phải nộp phí, lệ phí,không hưởng lợi thì không phải nộp.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Mục tiêu [/TD]
    [TD]Tạo lập nguồn thu chủ yếu cho NSNN, điều tiết hoạt động đầu tư, sản xuất tiêu dùng xã hội; điều hoà thu nhập [/TD]
    [TD]Bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí mà Nhà nước bỏ ra để phục vụ người nộp phí , lệ phí không có các mục tiêu quan trọng như thuế.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Mức thu [/TD]
    [TD]Thường lớn, diện rộng [/TD]
    [TD]Thường thấp [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Câu 3 : Phân biệt thuế với khoản thu từ vay của nhà nước.

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Tiêu chí[/TD]
    [TD]Thuế[/TD]
    [TD]vay nợ của nhà nước[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tính pháp lý [/TD]
    [TD]là khoản thu mang tính chất bắt buộc [/TD]
    [TD]Khoản thu mang tính tự nguyện[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tính hoàn trả[/TD]
    [TD]Không mang tính hoàn trả trực tiếp[/TD]
    [TD]luôn mang tính hoàn trả trực tiếp[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]tính chất [/TD]
    [TD]là nguồn thu lớn, chủ yếu và có tính thường xuyên [/TD]
    [TD]là nguồn thu mang tính tạm thời, không lớn kkông mang tính thường xuyên[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Vai trò [/TD]
    [TD]Tạo lập nguồn thu, điều tiết SX, NK , tiêu dùng và điều hoà thu nhập xã hội[/TD]
    [TD]Bù đắp bội chi NSNN [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Mục đích sử dụng [/TD]
    [TD]Chi cho mọi mục tiêu của nhà nước [/TD]
    [TD]chỉ SD chi cho đầu tư phát triển[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chủ thể trong quan hệ [/TD]
    [TD]Có tư cách pháp lý bất bình đẳng, do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành [/TD]
    [TD]Bình đẳng, thoả thuận
    Do CP hoặc HĐND tỉnh quyết định [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Và nhiều nội dung hay khác
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...