Tài liệu Tài liệu huấn luyện kỹ thuật an toàn vận hành xe nâng hàng và thang nâng tời nâng hàng

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT AN TOÀN VẬN HÀNH XE NÂNG HÀNG VÀ THANG NÂNG TỜI NÂNG HÀNG


    Bài 1: KHÁI QUÁT VỀ XE NÂNG HẠ

    A . PHÂN LOẠI:

    Để đáp ứng nhu cầu xếp dỡ hàng hoá, trên thế giới đã xuất hiện nhiều các loại xe nâng hạ có kích thước, kiểu dáng và công dụng khác nhau. Tuy nhiên xe nâng hạ có hai loại chính sau:

    - Loại dùng nguồn động lực là động cơ đốt trong (động cơ xăng hoặc dầu điezen).

    - Loại dùng nguồn động lực bằng bình ắc quy.

    I. Xe Nâng Hạ Chạy Bằng Ác Quy:

    ã Ưu điểm:

    + Cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng.

    + Sử dụng lâu bền.

    + Chạy êm, không có khí thải.

    + Giá thành thấp.

    + Bảo dưỡng, sửa chữa đơn giản.

    ã Nhược điểm:

    + Tự trọng bản thân lớn.

    + Phải thay đổi ắc quy nhiều lần.

    + Phải có cơ sở xạc bình đảm bảo cung cấp đầy đủ điện cho xe hoạt động.

    + Yêu cầu phải có mặt bằng hoạt động tốt.

    + Tính cơ động tốt.

    II. Xe Nâng Hạ Chạy Bằng Động Cơ Nổ.

    ã Ưu điểm:

    + Tính cơ động tốt.

    + Mặt bằng làm việc đòi hỏi không cao lắm.

    ã Nhược điểm:

    + Thao tác, bảo dưỡng phức tạp.

    + Giá thành cao, tuổi thọ thấp.

    + Có khí thải làm ô nhiễm môi trường.

    Căn cứ vào đặc điểm của từng loại, kết hợp với điều kiện thực tế trong khi sử dụng

    để lựa chọn loại máy cho thích hợp.

    B. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC:

    Xe nâng hạ có công dụng dùng để di chuyển và xếp dỡ hàng hoá. Thông thường có các bộ phận chính sau đây:

    a./ Bộ phận công tác:

    Đây là bộ công tác chính của xe, nhờ hệ thống thuỷ lực thông qua van phân phối tác dụng lên xi lanh lực để nâng hạ càng và nghiêng khung.

    1 – Lưỡi nâng (càng).

    Tuỳ theo công dụng chính và tải trọng của xe mà càng có hình dáng, kích thước khác nhau. Như hình 1 càng được lắp trên khung và nhờ hệ thống thuỷ lực thông qua xích nâng có thể nâng hoặc hạ càng, cũng có thể nghiêng khung ra hoặc vào cho thích hợp với điều kiện làm việc.

    Thông thường càng được chế tạo bằng thép đặc biệt có dạng như hình 2. Mặt khác càng có thể điều chỉnh rộng hay hẹp để thích hợp với palet đặt hàng.

    2 – Xích nâng hạ:

    Có hình dáng như xích truyền động dùng để nối từ ti của xi lanh lực đến khung nâng hạ nhờ đó mà khung nâng có thể đi lên hoặc xuống mang theo càng công tác.

    3 – Xi lanh nâng hạ và xi lanh nghiêng khung:

    Làm việc theo nguyên lý xi lanh thuỷ lực. Tuỳ theo tải trọng của xe mà đường kính và chiều dài của xi lanh thuỷ lực cũng khác nhau.

    4 – Khung nâng (mặt nạ):

    Là bộ phận chính của xe nâng hạ, nhờ khung nâng mà hành trình lên (xuống) thông qua bánh đỡ để di chuyển lên (xuống) tấm dựa mang theo càng đi xuống.

    b./ Động Cơ:

    Là nơi phát ra công suất để cung cấp động lực cho toàn bộ xe nâng hạ. Thông dụng nhất là loại động cơ 4 kỳ xăng hoặc dầu điezen. Thường động cơ gồm:

    - Hệ thống trục khuỷu - thanh truyền – xi lanh – piston:

    Là bộ phận cơ bản nhất của động cơ cũng là yếu tố cơ bản quyết định công suất động cơ.

    - Hệ thống phân phối khí:

    Thông qua cơ cấu cam và xúp áp đóng mở nhằm nạp không khí máy dầu hay hoà khí (máy xăng) cung cấp cho động cơ làm việc đồng thời thải sạch khí cháy ra ngoài.

    - Hệ thống bôi trơn: Thông qua các te chứa nhớt và bơm nhớt đến làm trơn các chi tiết ma sát của động cơ.

    - Hệ thống làm mát : Làm mát cho động cơ khi làm việc. Nhiệt độ ổn định là 75-800c. HTLM bao gồm các bộ phận chính:

    + Quạt gió được dây cu roa kéo.

    + Két nước.

    + Bơm nước.

    + Các bọng nước trong thân máy.

    - Hệ thống nhiên liệu: Cung cấp nhiên liệu cho động cơ làm việc.

    + Đối với động cơ xăng nhiên liệu từ thùng xăng được bơm đẩy nhiên liệu qua bộ lọc rồi đến bộ chế hoà khí (bình xăng con) ở đó nhiên liệu được bộ chế hoà khí trộn với không khí nạp nhiên liệu cho động cơ làm việc với mọi chế độ.

    + Đối với động cơ dầu (điezen) nhiên liệu từ thùng được bơm đẩy nhiên liệu qua bộ lọc rồi đến bơm cao áp (heo dầu) ở đó nhiên liệu được bơm cao áp nâng áp suất lên đến >180 kg/cm3 thông qua ống dầu cao áp đi đến kim phun (béc dầu).

    Kim phun có nhiệm vụ tán nhuyễn nhiên liệu thành sương mù để đưa vào động cơ làm việc với mọi chế độ.

    c./ Hệ thống truyền động:

    1/ Bộ ly hợp (côn):

    Có công dụng cắt hay kết nối truyền động từ động cơ đến hộp số. Hiện nay trên xe nâng hạ có hai loại bộ ly hợp:

    o Ly hợp ma sát (bô).

    o Ly hợp thuỷ lực dùng cho hộp số tự động.

    2/ Hộp số:

    Có công dụng thay đổi hướng chuyển động (tiến hay lùi) và thay đổi mô men xoắn (tốc độ) của xe nâng hạ.

    Có hai loại hộp số:

    o Hộp số thường.

    o Hộp số tự động.

    3/ Cầu chủ động.

    Là truyền lực chính đến bánh xe chủ động.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...