Tài liệu Tài liệu hỏi đáp luật hiến pháp và tổ chức bộ máy nhà nước

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tài liệu hỏi đáp luật hiến pháp và tổ chức bộ máy nhà nước bao gồm 7 tài liêu nhỏ chứa đựng đầy đủ cac svaans đề về hiến pháp và tổ chức bộ máy nhà nước


    Bài 1: HIẾN PHÁP VÀ LỊCH SỬ LẬP HIẾN
    I. Sự ra đời, phát triển của Hiến pháp
    - Nguồn gốc ra đời của Hiến pháp: Sau cách mạng tư sản-> để hạn chế quyền lực của nhà vua, lật đổ chế độ độc đoán, chuyên quyền. Giai cấp tư sản đã phát động cách mạng tư sản, đưa ra các khẩu hiệu: quyền lực thuộc về nhân dân, về các quyền tư do , dân chủ, bác ái .
    - Quá trình phát triển của Hiến pháp: 3 giai đoạn:
    o Giai đoạn 1: Giai đoạn đầu của CMTS là chống chuyên chế phong kiến.
    o Giai đoạn 2: Đấu tranh cho một chế độ đại diện thay thế chế độ chuyên chế.
    o Giai đoạn 3: Được đánh dấu bằng sự ra đời của các bản Hiến pháp.
    Bản HP thành văn đầu tiên trên thế giới: HP Mỹ (1787). Trước đó có HP bất thành văn của Anh.
    Căn cứ vào việc 1 nước có dân chủ hay không: nước đó phải có HP. Chỉ khi có HP mới có sự bình đẳng giữa nhân dân và NN
    Tiền đề KT: sự xuất hiện của phương thức sản xuất mới. NNTB muốn người lao động tự do để dễ dàng bóc lột giá trị thặng dư.
    Tiền đề XH.
    Tiền đề tư tưởng: nhiều học thuyết tác động đến sự ra đời của HP (học thuyết khế ước XH, học thuyết tam quyền phân lập)
    II. Khái niệm và bản chất của Hiến pháp
    1. Định nghĩa
    Hiến pháp là đạo luật cơ bản của NN do cơ quan đại diện có thẩm quyền cao nhất của nhân dân thông qua theo thủ tục đặc biệt hoặc do nhân dân trực tiếp thông qua bằng trưng cầu ý dân, trong đó quy định những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của chế độ chính trị, chế độ KT, chính sách văn hóa- XH, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu tổ chức và hoạt động của NN, thể hiện một cách tập trung nhất, mạnh mẽ nhất ý chí và lợi ích của giai cấp (hoặc liên minh giai cấp) cầm quyền”.
    2. Các dấu hiệu đặc trưng của Hiến pháp
    § Về chủ thể: Do chủ thể đặc biệt thông qua là nhân dân (trưng cầu ý dân), hoặc cơ quan đại diện có thẩm quyền cao nhất của nhân dân theo một trình tự, thủ tục đặc biệt.
    § Về nội dung: Là văn bản PL duy nhất quy định tổ chức và thực hiện toàn bộ quyền lực NN, bao gồm quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp có tính chất khởi thuỷ (quyền lập quyền) cho các cơ quan NN .
    § Về phạm vi và mức độ điều chỉnh: Có phạm vi điều chỉnh rộng nhất và mức độ điều chỉnh ở tầm khái quát nhất, cô đọng nhất so với các văn bản pháp lý khác
    § Về hiệu lực pháp lý: Có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản PL khác phải phù hợp, không được trái với Hiến Pháp
    Lấy luật để sửa luật. lấy nghị quyết để sửa đổi HP.
    3. Bản chất của Hiến pháp.
    Tính giai cấp
    Ra đời trong XH có giai cấp, là sản phẩm của đấu tranh giai cấp, thể hiện ý chí của giai cấp hoặc liên minh giai cấp cầm quyền. Nội dung của HP được quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị, mục đích là nhằm điều chỉnh những quan hệ XH phát triển theo một trật tự nhất định phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. Ví dụ: Điều 2 HP nước CHXHCNVN năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “NN CHXHCNVN là NN pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực NN thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công - nông và đội ngũ trí thức”.


    Câu 1: Tại sao nói HP là đạo luật cơ bản của Nhà nước ta? Sự khác nhau giữa HP & Luật HP?

    Trả lời: Có 4 lý do để cho rằng HP là đạo luật cơ bản của Nhà nước ta:
    Xét về mặt thẩm quyền ban hành thì HP là văn bản do cơ quan quyền lực NN cao nhất ban hành & thông qua (Quốc hội).

    Xét về mặt nội dung, HP qui định điều chỉnh 1 phạm vi rộng lớn các lĩnh vực quan hệ XH cơ bản & quan trọng nhất. Những quan hệ này là csở pháp lý để xây dựng nên chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế độ văn hoá XH, quốc phòng an ninh, đối nội đối ngoại, quyền & nghĩa vụ cơ bản của công dân, nguyên tắc tổ chức hoạt động của BMNN.

    Xét về mặt hiệu lực thì HP là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, là csở để xây dựng nên toàn bộ hệ thống pháp luật của quốc gia. Tính tối cao của HP được thể hiện như sau:

    -Tất cả văn bản pháp luật khác được ban hành phải trên csở HP, không trái hay mâu thuẫn với HP.

    -Tất cả điều ước quốc tế mà VN ký kết & tham gia chỉ có giá trị thực hiện ở VN khi phù hợp với HP.

    -Tất cả các cơ quan NN, CBCC NN & mọi công dân phải tôn trọng & tuân thủ HP.

    Xét về mặt trình tự thủ tục sửa đổi ban hành Luật HP: HP chỉ được ban hành hoặc sửa đổi khi đất nước chuyển sang giai đoạn ccáh mạng mới với những nhiệm vụ chiến lược mới. Đồng thời phải được tiến hành theo 1 trình tự thủ tục nghiêm ngặt & phải được ít nhất 2/3 đại biểu Quốc hội tán thành.

    *Sự khác nhau giữa Luật HP & HP:

    HP không phải là 1 ngành luật mà là 1 đạo luật, 1 văn bản pháp luật, là nguồn chủ yếu của bất cứ 1 quốc gia nào.

    Luật HP là 1 ngành luật có đối tượng, phương pháp điều chỉnh, bao gồm cả HP, HP là nguồn chủ yếu.

    Câu 2: Trình bày hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản & ý nghĩa lịch sử của Hiến pháp 1946:

    *Hoàn cảnh ra đời:

    CMT8 thành công, ngày 2/9/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước VNDCCH. Tại phiên họp đầu tiên (3/9/1945) của chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh đã đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết. Trong đó quan trọng là việc sớm tổng tuyển cử để bầu ra Quốc hội và xây dựng Hiến pháp. Ngày 8/9/1945, HCM ký sắc lệnh số 14 quyết định tổ chức tổng tuyển cử và bầu quốc dân ĐH. Ngày 20/9/1945 HCM ký sắc lệnh số 34 thành lập Ban dự thảo HP của CP lâm thời gồm 7 người do HCM đứng đầu. Tháng 11/1945, bản dự thảo HP đã hoàn thành & được đưa ra trưng cầu ý dân. Ngày 6/1/1946 cuộc tổng tuyển cử trong cả nước đã bầu ra được 333 đại biểu QH. Trên csở bản dự thảo HP & bản đóng góp của n


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...