Chuyên Đề Tài liệu: Hóa học polyme

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    a. Cơ chế:chia làm ba giai đoạn:
    + Giai đoạn khơi mào:
    Nguồn năng lượng tác động vào monome để biến nó thành gốc tự do, năng lượng này có thể là nhiệt độ, ánh sáng hay tia phóng xạ, áp suất hay có khi cả va đập. Tuy nhiên các phương pháp trên tính đến hiệu quả kinh tế thì tiêu tốn nhiều năng lượng và khó khống chế. Do đó, có một giải pháp là người ta khơi mào bằng cách cho vào phản ứng một lượng nhỏ một loại chất hóa học để phân hủy monome thành gốc tự do với năng lượng không lớn lắm (gọi là chất khơi mào), sau đó gốc tự do này sẽ tác dụng với monome sinh ra gốc tự do mới hoạt hóa.
    [​IMG][​IMG]​ + Phát triển mạch: Các monome nhanh chóng kết hợp với gốc tự do hoạt động theo kiểu xâu chuỗi để gốc lớn dần lên, chứa một lượng monome bằng số lượng mắc xích trong mạch polyme (hay độ trùng hợp của mạch).
    [​IMG][​IMG]
    ​ Giai đoạn này xảy ra với vận tốc rất lớn, phản ứng cần cung cấp một năng lượng rất nhỏ, có khi là phản ứng tỏa nhiệt nên cần giải nhiệt phản ứng tránh hiện tượng quá nhiệt cục bộ phá hủy gốc đang phát triển. Mặt khác còn ảnh hưởng đến chiều hướng phát triển mạch khi hình thành gốc lớn như hướng kết hợp gốc theo kiểu: đầu-đầu, đầu-đuôi. + Giai đoạn ngắt mạch:
    Là giai đoạn hình thành phân tử trung hòa không có mặt của gốc tự do. Hiện tượng này có thể do nhiều biện pháp khác nhau: hai gốc lớn kết hợp(1), hay phản ứng chuyển mạch .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...