Luận Văn tài liệu hành chính khó khăn viện kiểm sát

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị đã xác định: “Tổ chức hệ thống Toà án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính”; “Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Toà án”. Hiện nay, các cơ quan chức năng đang nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan theo hướng xây dựng Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra theo khu vực tương ứng tổ chức và cấp xét xử của Toà án.
    Trước định hướng đó, bài viết này xin phân tích một số khó khăn, vướng mắc, làm cản trở việc đấu tranh chống tội phạm, làm tăng khả năng oan, sai trong hoạt động tố tụng hình sự mà mô hình tổ chức thoát ly đơn vị hành chính của Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra sẽ gặp phải, từ thực tiễn tổ chức và hoạt động theo khu vực của Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra hình sự trong quân đội hiện nay.
    1. Từ những khó khăn, vướng mắc của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát quân sự khi tổ chức theo mô hình khu vực hiện nay
    Để thực hiện Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 1988, từ ngày 01/01/1988, hệ thống Toà án, Viện kiểm sát quân sự bắt đầu hoạt động theo mô hình khu vực và cấp xét xử - cấp khu vực (là Viện kiểm sát có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện) được tổ chức tại các tỉnh, cấp Quân khu và cấp Trung ương. Thời kỳ này, Viện kiểm sát quân sự đảm nhận chức năng điều tra; đến năm 1992, tái thành lập Cơ quan điều tra hình sự trong quân đội, chức năng điều tra tách khỏi Viện kiểm sát quân sự; đến nay, Cơ quan điều tra hình sự được tổ chức theo đơn vị hành chính (Quân khu, Quân chủng, Binh chủng).
    Từng bước, hệ thống Viện kiểm sát quân sự được kiện toàn theo đơn vị hành chính như hiện nay là: Mỗi Quân khu, Quân chủng (và tương đương) có hai hoặc ba Viện kiểm sát quân sự khu vực, Quân đoàn có 1 Viện khu vực; tổ chức của Viện kiểm sát quân sự cấp khu vực không phụ thuộc vào địa bàn đảm nhiệm của Toà án quân sự khu vực, Cơ quan điều tra cấp khu vực cũng không phụ thuộc vào địa bàn tổ chức của Viện kiểm sát quân sự khu vực. Có nghĩa là, một Toà án quân sự cấp khu vực (theo định hướng cải cách tư pháp là Toà cấp sơ thẩm) thực hiện việc xét xử bởi nhiều Viện kiểm sát khu vực truy tố, một Viện kiểm sát khu vực, thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra đối với nhiều Cơ quan tra hình sự khu vực của chính Quân khu đó và những vụ án do Cơ quan điều tra hình sự Binh chủng thực hiện khi có vụ án xảy ra trên địa bàn.
    Ví dụ: Toà án quân sự khu vực 2 Quân khu 4 (trụ sở tại thành phố Huế) có hai Viện kiểm sát quân sự khu vực thuộc Quân khu 4 (Viện kiểm sát quân sự khu vực 42, 43) và các Viện kiểm sát quân sự khu vực thuộc Bộ đội biên phòng, Phòng không không quân, cơ quan Bộ quốc phòng và Quân đoàn thực hiện việc truy tố. Hoặc, Viện kiểm sát quân sự khu vực 41 (trụ sở tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) chịu trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra đối với 2 Cơ quan điều tra hình sự khu vực thuộc Quân khu 4 là Cơ quan điều tra hình sự khu vực 41, khu vực 42 và Cơ quan điều tra khu vực thuộc Binh chủng và tương đương nếu có án xảy ra trên địa bàn các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An. Hoặc, một Viện kiểm sát quân sự khu vực thuộc quân chủng và tương đương cũng có thể phải đảm nhiệm thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra đối với các vụ án hình sự do 2 Cơ quan điều tra cấp khu vực thuộc quân chủng đó điều tra, như: Viện kiểm sát quân sự Khu vực 2 Bộ đội biên phòng (có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh) thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra đối với Cơ quan điều hình sự khu vực 2 Bộ đội biên phòng (có trụ sở tại thành phố Đà Nẵng) và Cơ quan điều tra hình sự khu vực 3 Bộ đội biên phòng (có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh).
    Với cơ cấu tổ chức đó, trong khi Bộ luật Tố tụng Hình sự yêu cầu Điều tra viên phải thực hiện khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thời hạn phải phê chuẩn các quyết định tố tụng được tính theo giờ, mà yêu cầu Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải không để lọt tội phạm, không làm oan người không phạm tội, không vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ là đòi hỏi vô cùng khó khăn trong thực tiễn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...