Tài liệu đào tạo quản trị hệ thống linux 1 cơ bản

Thảo luận trong 'Quản Trị Mạng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word và file pdf cho nhiều sự lựa chọn

    Tài liệu này được biên soạn theo tài liệu giảng dạy của Viện Linux (LPI)

    MỤC LỤC


    GIỚI THIỆU 12

    Giới thiệu tài liệu . 12
    Giới thiệu chương trình đào tạo ISE Linux . 13


    CÀI ĐẶT 18

    Cấu trúc của đĩa cài 18
    Cài đặt Cục bộ 19
    Cài đặt qua Mạng . 20
    Phục hồi Hệ thống 20
    Chiến lược Phân vùng 21
    Khởi động kép với nhiều hệ điều hành 22
    Thực hành 22


    CẤU HÌNH PHẦN CỨNG . 24

    Bộ nhớ 24
    Quản lý Tài nguyên 24
    USB 26
    SCSI . 27
    Network Card . 27
    Modem . 28
    Máy in 29
    Thực hành 29


    QUẢN LÝ THIẾT BỊ 31

    Đĩa và Phân vùng . 31
    Công cụ Phân vùng đĩa 33
    Bootloader 34
    Những thiết bị đã quản lý . 35
    Quotas 37
    Thực hành 39


    HỆ THỐNG FILE TRONG LINUX 40

    Cấu trúc của hệ thống file 40
    Sự nhất quán trong định dạng và kiến trúc của hệ thống file 43
    Kiểm tra dung lượng đĩa 45
    Quyền truy xuất File, Thư mục 46
    Thực hành 49


    DÒNG LỆNH . 50

    Tương tác với SHELL . 50
    Biến môi trường của Shell . 51
    Xuất, nhập, đổi hướng 53
    Dấu ngoặc và Các ký tự Đa nghĩa (Metacharacter) . 57
    Lịch sử dòng lệnh . 59
    Một số lệnh khác 60
    Thực hành 61


    QUẢN LÝ FILE 65

    Di chuyển quanh hệ thống file . 65
    Tìm kiếm file và thư mục . 65
    Làm việc với thư mục 68
    Sử dụng cp và mv 69
    Hard links và symbol links 70
    Touching và dd-ing 72
    Thực hành 73


    QUẢN LÝ TIẾN TRÌNH 75

    Xem các tiến trình đang chạy 75
    Thay đổi tiến trình 77
    Tiến trình và Shell 80
    Thực hành 83


    XỬ LÝ VĂN BẢN . 85

    cat the Swiss Army Knife 85
    Các công cụ đơn giản . 86
    Xử lý văn bản . 88
    Thực hành 93


    CÀI ĐẶT PHẦN MỀM . 95

    Giới thiệu . 95
    Thư viện tĩnh và thư viện chia xẻ 96
    Cài đặt nguồn . 100
    Quản lý gói Redhat ( Redhat Package Manager RPM) . 101
    Công cụ Alien 106
    Thực hành 107


    THAO TÁC VỚI VĂN BẢN NÂNG CAO . 109

    Các biểu thức chính qui . 109
    Họ grep . 110
    Làm việc với grep 110
    egrep và fgrrep . 111
    Bộ soạn thảo Stream – sed . 112
    Thực hành 115


    SỬ DỤNG TRÌNH SOẠN THẢO VI 117

    Các chế độ Vi . 117
    Các mục văn bản 118
    Chèn văn bản 118
    Xoá văn bản . 119
    Copy / Paste . 120
    Tìm kiếm 121
    Làm lại (Undo) . 121
    Ghi văn bản 122
    Thực hành 123GIỚI THIỆU GIẤY PHÉP CÔNG CỘNG GNU

    BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT CỦA GIẤY PHÉP CÔNG CỘNG GNU

    Đây là bản dịch tiếng Việt không chính thức của Giấy phép Công cộng GNU. Bản
    dịch này không phải do Tổ chức Phần mềm Tự do ấn hành, và nó không quy định về
    mặt pháp lý các điều khoản cho các phần mềm sử dụng giấy phép GNU GPL -- chỉ
    có bản tiếng Anh gốc của GNU GPL mới có tính pháp lý. Tuy nhiên, chúng tôi hy
    vọng rằng bản dịch này sẽ giúp cho những người nói tiếng Việt hiểu rõ hơn về GNU
    GPL.

    GIẤY PHÉP CÔNG CỘNG GNU (GPL)

    Giấy phép công cộng GNU
    Phiên bản 2, tháng 6/1991
    Copyright (C) 1989, 1991 Free Software Foundation, Inc.
    59 Temple Place - Suite 330, Boston, MA 02111-1307, USA

    Mọi người đều được phép sao chép và lưu hành bản sao nguyên bản nhưng không
    được phép thay đổi nội dung của giấy phép này.



    Lời nói đầu

    Giấy phép sử dụng của hầu hết các phần mềm đều được đưa ra nhằm hạn chế bạn tự
    do chia sẻ và thay đổi nó. Ngược lại, Giấy phép Công cộng của GNU có mục đích
    đảm bảo cho bạn có thể tự do chia sẻ và thay đổi phần mềm tự do - tức là đảm bảo
    rằng phần mềm đó là tự do đối với mọi người sử dụng. Giấy phép Công cộng này áp
    dụng cho hầu hết các phần mềm của Tổ chức Phần mềm Tự do và cho tất cả các
    chương trình khác mà tác giả cho phép sử dụng. (Đối với một số phần mềm khác
    của Tổ chức Phần Mềm Tự do, áp dụng Giấy phép Công cộng Hạn chế của GNU
    thay cho giấy phép công cộng). Bạn cũng có thể áp dụng nó cho các chương trình
    của mình.

    Khi nói đến phần mềm tự do, chúng ta nói đến sự tự do sử dụng chứ không quan tâm
    về giá cả. Giấy phép Công cộng của chúng tôi được thiết kế để đảm bảo rằng bạn
    hoàn toàn tự do cung cấp các bản sao của phần mềm tự do (cũng như kinh doanh
    dịch vụ này nếu bạn muốn), rằng bạn có thể nhận được mã nguồn nếu bạn có yêu
    cầu, rằng bạn có thể thay đổi phần mềm hoặc sử dụng các thành phần của phần mềm
    đó cho những chương trình tự do mới; và rằng bạn biết chắc là bạn có thể làm được
    những điều này.

    Để bảo vệ bản quyền của bạn, chúng tôi cần đưa ra những hạn chế để ngăn chặn
    những ai chối bỏ quyền của bạn, hoặc yêu cầu bạn chối bỏ quyền của mình. Những
    hạn chế này cũng có nghĩa là những trách nhiệm nhất định của bạn khi cung cấp các
    bản sao phần mềm hoặc khi chỉnh sửa phần mềm đó.

    Ví dụ, nếu bạn cung cấp các bản sao của một chương trình, dù miễn phí hay không,
    bạn phải cho người nhận tất cả các quyền mà bạn có. Bạn cũng phải đảm bảo rằng
    họ cũng nhận được hoặc tiếp cận được mã nguồn. Và bạn phải thông báo những điều
    khoản này cho họ để họ biết rõ về quyền của mình.

    Chúng tôi bảo vệ quyền của bạn với hai bước: (1) bảo vệ bản quyền phần mềm, và
    (2) cung cấp giấy phép này để bạn có thể sao chép, lưu hành và/hoặc chỉnh sửa phần
    mềm một cách hợp pháp.

    Ngoài ra, để bảo vệ các tác giả cũng như để bảo vệ chính mình, chúng tôi muốn chắc
    chắn rằng tất cả mọi người đều hiểu rõ rằng không hề có bảo hành đối với phần
    mềm tự do này. Nếu phần mềm được chỉnh sửa thay đổi bởi một người khác và sau
    đó lưu hành, thì chúng tôi muốn những người sử dụng biết rằng phiên bản họ đang
    có không phải là bản gốc, do đó tất cả những trục trặc do những người khác gây ra
    hoàn toàn không ảnh hưởng tới uy tín của tác giả ban đầu.

    Cuối cùng, bất kỳ một chương trình tự do nào cũng đều thường xuyên có nguy cơ bị
    đe doạ về giấy phép bản quyền. Chúng tôi muốn tránh nguy cơ khi những người
    cung cấp lại một chương trình tự do có thể có được giấy phép bản quyền cho bản
    thân họ, từ đó trở thành độc quyền đối với chương trình đó. Để ngăn ngừa trường
    hợp này, chúng tôi đã nêu rõ rằng mỗi giấy phép bản quyền hoặc phải được cấp cho
    tất cả mọi người sử dụng một cách tự do hoặc hoàn toàn không cấp phép.

    Dưới đây là những điều khoản và điều kiện rõ ràng đối với việc sao chép, lưu hành
    và chỉnh sửa.

    Những điều khoản và điều kiện đối với việc sao chép, lưu hành và chỉnh sửa

    0. Giấy phép này áp dụng cho bất kỳ một chương trình hay sản phẩm nào mà người
    giữ bản quyền công bố rằng nó có thể được cung cấp trong khuôn khổ những điều


    khoản của Giấy phép Công cộng này. Từ “Chương trình” dưới đây có nghĩa là tất cả
    các chương trình hay sản phẩm như vậy, và “sản phẩm dựa trên Chương trình” có
    nghĩa là Chương trình hoặc bất kỳ một sản phẩm nào bắt nguồn từ chương trình đó
    tuân theo luật bản quyền, nghĩa là một sản phẩm dựa trên Chương trình hoặc một
    phần của nó, đúng nguyên bản hoặc có một số chỉnh sửa và/hoặc được dịch ra một
    ngôn ngữ khác. (Dưới đây, việc dịch cũng được hiểu trong khái niệm “chỉnh sửa”).
    Mỗi người được cấp phép được gọi là “bạn”.

    Trong Giấy phép này không đề cập tới các hoạt động khác ngoài việc sao chép, lưu
    hành và chỉnh sửa; chúng nằm ngoài phạm vi của giấy phép này. Hành động chạy
    chương trình không bị hạn chế, và những kết quả từ việc chạy chương trình chỉ được
    đề cập tới nếu nội dung của nó tạo thành một sản phẩm dựa trên chương trình (độc
    lập với việc chạy chương trình). Điều này đúng hay không là phụ thuộc vào Chương
    trình.

    1. Bạn có thể sao chép và lưu hành những phiên bản nguyên bản của mã nguồn
    Chương trình đúng như khi bạn nhận được, qua bất kỳ phương tiện phân phối nào,
    với điều kiện trên mỗi bản sao bạn đều kèm theo một ghi chú bản quyền rõ ràng và
    từ chối bảo hành; giữ nguyên tất cả các ghi chú về Giấy phép và về việc không có
    bất kỳ một sự bảo hành nào; và cùng với Chương trình bạn cung cấp cho người sử
    dụng một bản sao của Giấy phép này.

    Bạn có thể tính phí cho việc chuyển giao bản sao, và tuỳ theo quyết định của mình
    bạn có thể cung cấp bảo hành để đổi lại với chi phí mà bạn đã tính.

    2. Bạn có thể chỉnh sửa bản sao của bạn hoặc các bản sao của Chương trình hoặc
    của bất kỳ phần nào của nó, từ đó hình thành một sản phẩm dựa trên Chương trình,
    và sao chép cũng như lưu hành sản phẩm đó hoặc những chỉnh sửa đó theo điều
    khoản trong Mục 1 ở trên, với điều kiện bạn đáp ứng được những điều kiện dưới
    đây:

    a) Bạn phải có ghi chú rõ ràng trong những tập tin đã chỉnh sửa là bạn đã
    chỉnh sửa nó, và ngày tháng của bất kỳ một thay đổi nào.

    b) Bạn phải cấp phép miễn phí cho tất cả các bên thứ ba đối với các sản phẩm
    bạn cung cấp hoặc phát hành, bao gồm Chương trình nguyên bản, từng phần
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...