Tài liệu Tài liệu: Công tác xã hội gia đình

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tài liệu: Công tác xã hội gia đình


    Khối lượng tài liệu: 597 trang



    NỘI DUNG



    PHẦN MỘT: GIỚI THIỆU CHUNG


    CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM HÔN NHÂN


    Bài 1: Hàm nghĩa của hôn nhân


    Hôn nhân và gia đình là hiện tượng xã hội cổ xưa nhất, phổ biến nhất xuất hiện cùng với sự hình thành xã hội loài người. Với đa số các xã hội, gia đình lấy hôn nhân làm cơ sở, vì vậy, hôn nhân và gia đình là hai khái niệm liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn tìm hiểu gia đình, trước hết phải tìm hiểu về hôn nhân.


    Với các thời đại khác nhau, các nền khoa học khác nhau, sự lí giải và quan niệm về hôn nhân cũng có sự khác nhau. Ở Trung Quốc cổ đại, ý nghĩa của hôn nhân chủ yếu là chỉ quan hệ thân thuộc. “Thích thân” – Nhĩ nhã: “Tế chi phụ vi nhân, phụ chi phụ vi hôn ( .) phụ chi phụ mẫu, tế chi phụ mẫu, tương vị vi hôn nhân”. Hiểu theo cách này thì hôn nhân trên thực tế chính là “thân gia”. “Hôn nghĩa” – Lễ kí viết: “Hôn lễ giả, tương hợp nhị tính chi hảo, thượng dĩ sự tông miếu, nhi hạ dĩ kế hậu thế dã”. Định nghĩa hôn nhân mang tính kinh điển này chỉ rõ giá trị chủ yếu của hôn nhân truyền thống gồm: Một là, thông qua liên hôn kết hợp ưu thế của hai gia tộc lớn nhằm mở rộng đồng minh thân tộc; Hai là, để tiếp tục hương khói thờ cũng tổ tiên; Ba là, kế thừa huyết thống gia tộc, kế tục tổ tông. Vì vậy có thể nói, giá trị mà hôn nhân truyền thống nhấn mạnh là sự phát triển, mở rộng gia tộc do hôn nhân đem lại. Từ đó có thể thấy, Trung Quốc cổ đại nhấn mạnh ý nghĩa xã hội của hôn nhân đối với một gia đình hoặc gia tộc, mà không coi trọng ý nghĩa của hôn nhân đối với bản thân hai bên kết hôn.


    Xét từ góc độ nhân loại học, từ phạm vi nghiên cứu văn hoá của nhân loại học, các nhà nhân loại học đã có gắng đưa tất cả các chế độ hôn nhân trên thế giới vào định nghĩa hôn nhân, chứa đựng nội dung rất rộng. Như nhà nhân loại học Willian Stephen cho rằng hôn nhân là: (1) Sự kết hợp tình dục hợp pháp trong xã hội; (2) Bắt đầu từ sự tuyên truyền công cộng; (3) Mang tiềm năng tư tưởng chung nào đó.(1) Nhà nhân loại học Trung Quốc Đồng Ân Chính thì cho rằng nội dung của hôn nhân “là sự kết hợp về tình dục và kinh tế giữa hai hoặc từ hai nam nữ trở lên mà được xã hội công nhận, khiến con cháu được sinh ra một cách hợp pháp hoá, đồng thời xác định quyền lợi và nghĩa vụ lẫn nhau giữa chồng và vợ”(2). Trong xã hội hiện đại, hôn nhân cũng có thể là sự kết hợp giữa những người đồng tính (giống nhau về giới tự nhiên, khác nhau về giới xã hội), một số nước phương Tây (như Hà Lan) đã hợp pháp hoá hôn nhân giữa những người đồng tính.


    Hôn nhân, gia đình và tình dục gắn liền với nhau. Do đó, giới học thuật thường cho rằng, quan hệ tình dục được duy trì và đời sống kinh tế chung là hai yếu tố quan trọng cấu thành hôn nhân. Trong lí giải của các nhà xã hội học về hôn nhân khá coi trọng ý nghiã xã hội của hôn nhân. Ha lúo de cho rằng: “Hôn nhân là sự sắp xếp mang tính chế độ sự lựa chọn ngẫu nhiên giữa nam và nữ”. Ông coi hôn nhân là một chế độ xã hội. J. Lewis đã tổng kết và đưa ra một số tiêu chuẩn của hôn nhân, gồm: (1) Sự kết hợp tình yêu giữa một nam và một nữ; (2) Quan hệ lưỡng tính chính thống đều phải được bất cứ một đoàn thể hay xã hội nào công nhận và sự nuôi dưỡng đối với con cái họ; (3) Hôn nhân là một việc chung hơn là một việc riêng; (4) Một sự sắp xếp sự lựa chọn ngẫu nhiên một cách điển hình, được chế độ hoá cao độ; (5) Một giả định về quyền lợi và nghĩa vụ lẫn nhau giữa cặp nam nữ; (6) Một sự kết hợp quan hệ tình dục lâu dài.(1)


    Xét từ góc độ pháp luật hiện hành ở Trung Quốc, hôn nhân là chỉ quan hệ kết hợp lưỡng tính hợp pháp được thiết lập giữa một nam một nữ với mục tiêu là cuộc sống chung suốt đời. Do hôn nhân là việc lớn suốt đời liên quan đến từng thành viên xã hội (một người dù không kết hôn thì cũng là một sự lựa chọn trước vấn đề hôn nhân), nên để thực hiện quy phạm và ràng buộc đối với quan hệ hôn nhân, pháp luật các nước đều cố gắng có quy định tỉ mỉ về quá trình và những việc liên quan đến hôn nhân.





    4.Xác định rõ ràng thế nào là “bạo lực gia đình”.


    Tuy rằng Luật hôn nhân năm 2001 (đã sửa đổi) của Trung Quốc đã có thêm điều khoản về “nghiêm cấm hành vi bạo lực gia đình”, nhưng những nội dung cụ thể về thế nào là “bạo lực gia đình” vẫn chưa được tiến hành giải thích một cách tường tận. Khái niệm bạo lực gia đình mà xã hội quốc tế thông thường hay nói đến tương đối rộng, bao gồm bạo lực với thân thể, bạo lực tinh thần và bạo lực tình dục, tính chất và mức độ nặng nhẹ của nó không giống nhau, ứng dụng của nó trong pháp luật ngoài luật hôn nhân ra còn bao quát còn nhiều lãnh vực khác như luật hình sự, luật hành chính. Luật hôn nhân (đã sửa đổi) năm 2001 hoàn toàn không quy định cụ thể thế nào là bạo lực gia đình được nói đến trong luật hôn nhân.


    Ngoài ra, bất kể là trong lãnh vực luật hôn nhân gia đình hay là lãnh vực công tác xã hội hôn nhân gia đình, đều có một vấn đề rất khó giải quyết, đó chính là vấn đề tình cảm và pháp luật, tình cảm và chân lí, ở mức độ cao hơn là vấn đề giữa pháp luật và đạo đức, giữa tình cảm và lí tính. Khác với những luật khác, phạm vi điều chỉnh của luật hôn nhân gia đình là những vấn đề trên phương diện đời sống gia đình, quan hệ gia đình. Mà gia đình, khác với những tổ chức xã hội khác, là một thế giới đầy cảm tính. Trong đời sống hiện thực, thành viên gia đình thông thường đều đang đóng những vai trò kép, nếu như chỉ dựa vào “pháp luật” hoặc là “chân lí”, tức sử dụng một biện pháp đơn nhất để xử lí vấn đề gia đình và mâu thuẫn gia đình có thể sẽ gây tổn thương đến toàn bộ gia đình và các chức năng bình thường của nó. Trong rất nhiều trường hợp, khi một thành viên khác trong gia đình thực thi hành vi xâm hại thì bản thân người bị hại cũng có thể vì thế mà phải chịu những tổn thương lần thứ hai. Nếu như một đứa con vị thành niên vì bị xâm hại bạo lực bởi người cha, giả sử người cha vì thế mà bị xử phạt thì người con sẽ phải ở trong tình trạng không người nuôi dưỡng. Một người chồng có hành vi quá giới hạn đang bị khiển trách thì khả năng có thể anh ta với vợ anh ta đều sẽ là những người bị hại trong một cuộc hôn nhân bất hạnh. Đối diện với tình huống này, chúng ta sẽ phải xử lí như thế nào? Trước khi những chế độ đi kèm tương quan trước mắt của Trung Quốc được xây dựng kiện toàn thì trong quá trình thực thi luật hôn nhân và giải quyết sự vụ gia đình, sẽ khó tránh khỏi phải đối mặt những vấn đề tương tự như vậy. Điều này yêu cầu những nhân viên công tác cần phải có tư tưởng coi con người làm bản vị, coi gia đình là căn gốc để có được những cách xử lí cụ thể đối với những vấn đề cụ thể.
     
Đang tải...