Tài liệu Tài liệu bồi dưỡng thi nâng ngạch chuyên viên năm 2012

Thảo luận trong 'Công Chức' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
    ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM
    I. KHÁI QUÁT VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
    Cho đến những thập niên cuối thế kỷ XX, nền kinh tế thị trường theo nghĩa
    đầy đủ chỉ có một phương án phát triển là trở thành nền kinh tế TBCN. Theo C.
    Mác, kinh tế thị trường là một giai đoạn phát triển tất yếu của lịch sử mà bất cứ
    nền kinh tế nào cũng phải trải qua để đạt tới nấc thang cao hơn trên con đường phát
    triển và nền kinh tế TBCN chính là nền kinh tế thị trường phát triển đến trình độ
    phổ biến và hoàn chỉnh. Còn nấc thang cao hơn chính là nền kinh tế cộng sản chủ
    nghĩa mà giai đoạn đầu là nền kinh tế XHCN. Để chuyển lên nấc thang này, nền
    kinh tế thị trường phải phát triển hết mức, phải trở thành phổ biến trong đời sống
    kinh tế - xã hội.
    Đây là một kết luận lý luận quan trọng. Nó khái quát quá trình phát triển của
    lịch sử nhân loại, trong đó, kinh tế thị trường được xác định là một nấc thang tất
    yếu, do đó, là mang tính phổ biến.
    Tính phổ biến của kinh tế thị trường thể hiện ở cấu trúc khung chung cho
    mọi nền kinh tế thị trường.
    1. Những yếu tố cơ bản của kinh tế thị trường
    Có thể chỉ ra những yếu tố cơ bản quy định kinh tế thị trường, cũng là những
    yếu tố chủ yếu của cấu trúc đó như sau.
    Thứ nhất, chủ thể của nền kinh tế. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi sự tồn tại
    của các chủ thể kinh tế độc lập dưới nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Về bản
    chất, nền kinh tế thị trường thị trường có cấu trúc đa sở hữu. Trong cấu trúc, sở
    hữu tư nhân luôn luôn là thành tố tất yếu, bắt buộc. Phủ nhận sở hữu tư nhân có
    nghĩa là bác bỏ kinh tế thị trường trên thực tế. Bên cạnh sở hữu tư nhân, còn có các
    dạng sở hữu khác là sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và dạng đồng sở hữu của các
    chủ thể khác, ví dụ sở hữu CTCP, DN tư bản nhà nước, v.v.
    2
    Về nguyên tắc, các chủ thể sở hữu và các hình thức sở hữu trong nền kinh tế
    thị trường là độc lập và bình đẳng với nhau trước pháp luật và trong hoạt động
    kinh doanh. Nhưng mỗi hình thức sở hữu và mỗi chủ thể sở hữu lại có vai trò, vị
    thế và chức năng đặc thù trong sự vận hành của nền kinh tế thị trường.
    Thứ hai, hệ thống đồng bộ các thị trường và thể chế tương ứng. Nền kinh
    tế thị trường là một hệ thống hữu cơ. Do vậy, sự vận hành của nó luôn luôn là sự
    vận hành tổng thể của các yếu tố cấu thành.
    Mọi nền kinh tế thị trường đều có các yếu tố cấu thành cơ bản là các thị
    trường, bao gồm các thị trường yếu tố [các thị trường đầu vào như thị trường đất
    đai, thị trường sức lao động, thị trường tài chính (thị trường tiền tệ, thị trường
    vốn, thị trường chứng khoán), thị trường hàng hoá, thị trường khoa học - công
    nghệ] và thị trường hàng tiêu dùng. Để nền kinh tế thị trường hoạt động hiệu quả,
    phải bảo đảm hai yêu cầu.
    - Sự hiện diện đầy đủ của tất cả các thị trường nói trên.
    - Các thị trường phải vận hành đồng bộ.
    Để đáp ứng hai yêu cầu này, việc hình thành và phát triển các thị trường
    phải tuân theo một trật tự bước đi xác định. Việc không tuân thủ trật tự đó (ví dụ
    xây dựng thị trường vốn, thị trường chứng khoán nhưng hệ thống các quyền tài sản
    không xác định rõ, thị trường đất đai không được thừa nhận chính thức) thường
    dẫn đến sự rối loạn, vận hành kém hiệu quả của từng thị trường chức năng và của
    cả nền kinh tế.
    Bên cạnh đó, sự vận hành đồng bộ của các thể chế thị trường đòi hỏi phải
    thực hiện đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của thị trường (chủ thể sở hữu độc lập,
    mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp, cơ chế phân bổ nguồn lực do các
    lực lượng thị trường quyết định là chính, thông qua cạnh tranh tự do, v.v.) trên cơ
    sở dược sự bảo đảm của luật pháp. Nếu không được bảo vệ bằng các đạo luật cơ sở
    như luật cạnh tranh, luật về các quyền sở hữu, luật chống độc quyền, luật chống
    bán phá giá thì nền kinh tế không thể hoạt động bình thường.
    Thứ ba, hệ thống giá cả do cung cầu thị trường quyết định là yếu tố cốt lõi
    quyết định sự vận hành của nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường chỉ vận
    hành được một khi hệ thống giá cả được quyết định khách quan bởi thị trường.
    Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận là động lực chủ yếu
    thúc đẩy nỗ lực hoạt động và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Để phục
    vụ mục tiêu đó, giá cả phải được thiết định trên các cơ sở khách quan và được điều
    tiết bằng cơ chế tự điều tiết (cạnh tranh tự do).
    3
    Thứ tư, cơ chế nguyên tắc vận hành cơ bản của nền kinh tế thị trường là
    cạnh tranh tự do. Không có cạnh tranh tự do, không thể nói đến kinh tế thị trường.
    Về bản chất, cơ chế cạnh tranh thị trường là cơ chế tự điều chỉnh. Do vậy, nó còn
    được gọi là “bàn tay vô hình”. Cơ chế này giúp nền kinh tế tạo lập sự cân bằng mỗi
    khi bị trục trặc.
    Cạnh tranh là cơ chế chủ yếu phân bổ các nguồn lực trong nền kinh tế thị
    trường. Thông qua cạnh tranh, các nguồn lực được rút ra khỏi những ngành, lĩnh
    vực và địa điểm đang hoạt động kém hiệu quả, di chuyển đến những nơi có lợi thế
    phát triển và thu được hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận cao hơn. Thực tế xác nhận
    rằng cho đến nay, sau khi nền kinh tế đã vượt qua trình độ kinh tế nông dân tự cấp
    - tự túc, cạnh tranh là cơ chế phân bổ các nguồn lực hiệu quả nhất.
    Thứ năm, vai trò của nhà nước. Thị trường có những khuyết tật và cơ chế
    thị trường có thể bị thất bại trong việc giải quyết một số vấn đề phát triển, ví dụ
    như khủng hoảng, đói nghèo, công bằng xã hội, môi trường, v.v. Để khắc phục
    chúng và tránh khỏi thất bại thị trường, nhà nước phải tham gia quản lý, điều tiết
    sự vận hành nền kinh tế. Nhà nước tham gia vào các quá trình kinh tế thị trường
    vừa với tư cách là bộ máy quản lý xã hội, vừa là một yếu tố nội tại của cơ chế vận
    hành kinh tế. Với các tư cách đó, nhà nước thực hiện ba chức năng:
    - Quản lý, định hướng và hỗ trợ phát triển;
    - Phân phối lại thu nhập quốc dân.
    - Bảo vệ môi trường.
    Để thực hiện ba chức năng đó, nhà nước phải giải quyết các nhiệm vụ:
    - Cung cấp khung khổ pháp lý rõ ràng, nghiêm minh, có hiệu lực và phù hợp
    với đòi hỏi của cơ chế thị trường;
    - Kiến tạo và bảo đảm môi trường vĩ mô ổn định, có tính khuyến khích kinh
    doanh;
    - Cung cấp kết cấu hạ tầng (gồm hạ tầng cứng - giao thông vận tải, cung
    cấp điện nước, v.v. và hạ tầng mềm - dịch vụ thông tin, bưu chính - viễn thông;
    tài chính, v.v.) cũng như các dịch vụ và hàng hoá công cộng (chăm sóc sức khoẻ,
    giáo dục - đào tạo, bảo vệ môi trường, v.v.).
    - Hỗ trợ nhóm người nghèo các điều kiện tối thiểu để tham gia thị trường
    bình đẳng.
    Năm yếu tố nói trên là 5 yếu tố cấu thành cơ bản khung thể chế chung của
    mọi nền kinh tế thị trường. Chúng hình thành một tổng thể, quy định lẫn nhau.
    Thiếu bất cứ yếu tố nào trong số đó đều không thể có nền kinh tế thị trường bình
    4
    thường, vận hành hiệu quả. Tuy nhiên, trong mỗi nền kinh tế thị trường, tuỳ theo
    các điều kiện phát triển cụ thể, vai trò, vị trí và chức năng của từng yếu tố không
    hoàn toàn giống nhau. Điều này tạo nên đặc thù của các mô hình kinh tế thị trường
    và nền kinh tế thị trường ở những quốc gia cụ thể.
    2. Các mô hình phát triển kinh tế thị trường trong lịch sử
    Cho đến cuối thế kỷ XX, kinh tế thị trường hầu như chỉ có một phương án
    phát triển duy nhất là biến thành kinh tế TBCN. Song thực tế cho thấy kinh tế thị
    trường không phát triển theo một mô hình duy nhất mà được thực hiện dưới nhiều
    mô hình khác nhau (thị trường tự do, thị trường - xã hội, v.v).
    Nhằm làm rõ những nét khái quát chung của quá trình phát triển kinh tế thị
    trường, có thể trừu tượng hoá một số đặc điểm cụ thể, phản ánh sự giao thoa,
    chuyển tiếp và đan xen giữa các mô hình để quy về ba mô hình chủ yếu sau:
    ● Mô hình kinh tế thị trường tự do;
    ● Mô hình kinh tế thị trường - xã hội;
    ● Mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN (ở Việt Nam) hay kinh tế
    thị trường XHCN (ở Trung Quốc).
    Có thể nói ba mô hình kinh tế thị trường nói trên đang bao trùm tất cả các
    nền kinh tế trên thế giới, trừ một vài ngoại lệ như Bắc Triều tiên và Cu ba. Điều
    này xác nhận kết luận của Mác: kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển tất yếu;
    là hình thức phổ biến của mọi nền kinh tế ở một trình độ xác định.
    Trong khuôn khổ CNTB, kinh tế thị trường phát triển trong 2 mô hình là
    kinh tế thị trường tự do và kinh tế thị trường xã hội.
    * Mô hình kinh tế thị trường tự do:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...