Báo Cáo tại công ty thép và vật tư Hà Nội

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Sự phát triển không ngừng về mọi mặt của một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển kinh tế của quốc gia đó.

    Đất nước chúng ta đã có sự chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, từ đó nền kinh tế thị trường xuất hiện và có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

    Vì vậy trong thời kỳ đổi mới, kinh tế của nước ta hiện nay là một trong những vấn đề rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vấn đề tài chính.

    Tài chính luôn là mối quan hệ của nền kinh tế, bao gồm cả nội dung, giải pháp, chính sách, tiền tệ, với mục tiêu khai thác có hiệu quả các nguồn tài chính không ngừng tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập, để tạo đà thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để hoạt động tài chính có hiệu quả thì công tác hạch toán, kế toán là một trong những công cụ đặc biệt, quan trọng giúp cho việc quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo yêu cầu liên tục phát triển.

    Quá trình thực tập của em tại công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội dựa trên những kiến thức đã được tính luỹ tại trường Đại học Dân lập Phương Đông chính là một bước đi cơ bản nhằm tiếp cận thực tiễn với công việc đang thực tiễn tại đơn vị, từ đó có những hiểu biết thực tế, có mối liên hệ tốt với kiến thức đã học tại trường.

    Với sự hướng dẫn của thầy giáo Đặng Quốc Tuyến cùng các anh chị trong phòng kế toán Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội em đã hoàn thành bản báo cáo tổng hợp. Bản báo cáo gồm ba phần trình bày những nét cơ bản về tình hình kinh tế tài chính của công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội.

    Phần I. Giới thiệu chung về công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội.

    Phần II. Tình hình tổ chức thực hiện công tác tài chính kế toán của công ty.

    Phần III. Đánh giá nhận xét về một số mặt hàng kinh doanh của công ty.

    Do có sự hạn chế về thời gian thực tập và khả năng chuyên môn cho nên bản báo cáo này không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được những ý kiến nhận xét của các thầy, cô để em có thể nâng cao và hoàn thiện khả năng chuyên môn của mình.

    Em xin chân thành cảm ơn.

    Hà nội, tháng 3 năm 2002.

    Phần thứ nhất

    Giới thiệu chung về công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội.

    I. Đặc điểm chung của công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội.

    1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.

    a. Quá trình hình thành của công ty.

    Được thành lập từ năm 1972, công ty thu hồi phế liệu kim khí với chức năng thu mua thép phế liệu trong nước tạo nguồn cung cấp nguyên liệu cho việc nấu luyện thép ở nhà máy gang thép Thái Nguyên. Công ty thu hồi phế liệu kim khí là đơn vị hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân trực thuộc Tổng công ty kim khí Việt Nam - Bộ vật tư.

    Để hoạt động của công ty có hiệu quả và đáp ưng được mọi nhu cầu về nguồn cung cấp thép phế liệu cho hoạt động sản xuất, Bộ vật tư có quyết định số 628VT/ – QĐ tháng 101985/ hợp nhất hai đơn vị công ty thu hồi phế liệu kim khí và trung tâm giao dịch và dịch vụ vật tư ứ đọng chậm luôn chuyển thành công ty vật tư phế liệu Hà Nội. Công ty là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty kim khí, hạch toán kinh tế độc lập và có đầy đủ tư cách pháp nhân.

    Công ty vật tư thép Hà Nội được thành lập lại theo quyết định số 600TM/ – TCCB Của Bộ Thương mại ngày 2805/1993/, trực thuộc Tổng công ty thep Việt Nam (trước kia là tổng công ty kim khí).

    Ngày 1504/1997/ Bộ công nghiệp ra quyết định số 511QĐ/ - TCCB sát nhập xí nghiệp dịch vụ vật tư - là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty thép Việt Nam vào công ty vật tư thứ liệu Hà Nội.

    Ngày 0506/1997/ đến nay, công ty vật tư thứ liệu Hà Nội đổi tên thành công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội theo quyết định số 1022QĐ/ - HĐBT của hội đồng quản trị Tổng công ty thép Việt Nam

    b. Quá trình phát triển của công ty.

    Từ khi được thành lập công ty không ngừng phát triển, cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng ngày càng phù hợp với điều kiện kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

    Đến nay, công ty đã xây dựng được một hệ thống các đơn vị trực thuộc bao gồm 18 của hàng, hệ thống kho bãi gồm hai kho trung tâm và chi nhánh công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mặt hàng kinh doanh của công ty ngày càng phát triển phong phú và đa dạng đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách hàng.





    MụC LụC



    Trang

    Lời nói đầu 1

    Phần thứ nhất: Giới thiệu về công ty kinh doanh thép và Vật tư Hà Nội

    I. Đặc điểm chung của công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội 3

    1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 3

    2. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của công ty 3

    II. Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của công ty kinh doanh thép và Vật tư Hà Nội 5

    1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 5

    2. Chức năng, nhiệm vụ chính của công ty 6

    3. Đặc điểm tình hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty 7

    Phần thứ hai: Tình hình tổ chức thực hiện công tác tài chính kế toán của công ty 10

    I. Tình hình tổ chức thực hiện công tác tài chính của công ty 10

    1. Phân cấp quản lý tài chính của công ty 10

    2. Công tác kế hoạch – tài chính 10

    II. Tình hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty 10

    III. Công tác kế toán 12

    1Kệ toán quá trình mua hàng và thanh toán tiền hàng theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ 13

    2. Kế toán tiêu thụ hàng hoá 14

    3. Kế toán tài sản cố định và tài sản bằng tiền 15

    4. Kế toán khấu hao tài sản cố định 16

    5. Kế toán tiền lương, BHXH 16

    6. Kế toán chi phí bán hàng và quản lý công ty 17

    7. Kế toán kết quả và phân phối kết quả tài chính 18

    IV. Các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp phải lập 19

    Phần thứ ba: Đánh giá, nhận xét về một số mặt hàng kinh doanh của công ty 20

    1. Thuận lợi 21

    2. Khó khăn 21

    3. Phương hướng phát triển kinh doanh của công ty 22

    Kết luận 24

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...