Tài liệu Tại công ty May 40

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tại Cty May 40


    LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ, SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
    I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY MAY 40.
    1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH:
    Vào năm 1955 do yêu cầu cấp bách của tiền phương, Tổng cục Hậu Cần - Quân đội nhân dân Việt Nam đã quyết định thành lập Đoàn sản xuất quân dụng với nhiệm vụ may trang phục cho bộ đội phục vụ tiền tuyến. Với 30 đồng chí hầu hết từ quân đội chuyển sang là lực lượng đầu tiên đặt nền móng cho việc xây dựng xưởng quân dụng 40.
    Năm 1961, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đoàn sản xuất quân dụng chuyển thành Xí nghiệp May X40 được thành lập dựa trên nền tảng là phân xưởng quân dụng 40 là một đơn vị sản xuất công nghiệp quốc doanh và được Tổng cục Hậu Cần bàn giao sang Sở Công nghiệp Hà Nội quản lý, đơn vị đã không ngừng cố gắng nỗ lực vươn lên. Chính vì vậy đến ngày 4/ 5/ 1994 căn cứ vào quyết định số 741/ QĐUB của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đổi tên Xí nghiệp may X40 thành công ty may 40 với nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm may mặc phục vụ cho nhu cầu trong nước và nước ngoài.

    2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN:
    Từ năm 1955 - 1960: Xí nghiệp X40 là đơn vị hạch toán kinh tế do Sở công nghiệp Hà Nội quản lý. Lúc này tổng số cán bộ công nhân viên là 280 người với 80 máy may và 488 m2 nhà xưởng.
    Năm 1961 - 1965: Xí nghiệp may X40 thực hiện kế hoach 5 năm lần thứ nhất. Trong thời gian này, Xí nghiệp đóng trên địa bàn Cầu Mới - Thượng Đình - Hà Nội (nay là công ty giầy HN). Xí nghiệp là một đơn vị hạch toán với 7 phòng ban nghiệp vụ và 3 ngành sản xuất (ngành quân dụng, quân hàm và mũ). Trong thời gian này, xí nghiệp đã vinh dự được đón chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm ngày 20 /4 /1963. Vì vậy từ đó đến nay trở thành ngày truyền thống của đơn vị.
    Trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước (1966 - 1975): để có thể phục vụ tốt nhất cho kháng chiến nên Xí nghiệp đã chia ra làm 5 cơ sở nhỏ để đi sơ tán nơi gần nhất cánh Hà Nội 12 km và nơi xa nhất là 40 km. Tuy nhiên, vào thời kỳ này quy mô của doanh nghiệp lớn mạnh hơn so với kỳ trước, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong xây dựng nhà xưởng, ổn định đời sống cán bộ công nhân viên, trau dồi tư tưởng cho anh chị em công nhân làm cho họ tin tưởng vào cuộc đấu tranh tất thắng của dân tộc. ở nơi sơ tán không có điện phải chuyển toàn bộ máy móc sang đạp chân và làm ca trong ánh đèn dầu, sản phẩm cũng thay đổi theo yêu cầu cấp bách của chiến trường. Tuy đứng trước những khó khăn to lớn như vậy nhưng xí nghiệp đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, không ngừng mở rộng sản xuất nâng số máy may lên 250 cái với 700 cán bộ công nhân viên và sản xuất 500 loại mặt hàng. Sản phẩm chủ yếu thời kỳ này là áo pháo, bạt xe tăng, bạt công binh, áo tên lửa . phục vụ cho chiến trường.
    Từ năm 1975, để thích ứng với nhiệm vụ của những năm khôi phục đất nước, xí nghiệp đã chuyển từ nơi sơ tán về địa điểm 80 Hạ Đình - Thanh Xuân ngày nay. Tại đây xí nghiệp đã xây dựng 12000 m2 nhà xưởng, tuyển chọn thêm nhiều công nhân để sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước từ những bộ comple, áo măngtô phục vụ cho cán bộ Việt Nam ra công tác học tập ở nước ngoài, nhưng bên cạnh đó đã có hoạt động xuất khẩu. Sản phẩm xuất khẩu của xí nghiệp là quần áo bảo hộ lao động với tỷ trọng là 30% tổng sản lượng và thị trường xuất khẩu của xí nghiệp là Liên Xô chủ yếu thông qua các hiệp định kinh tế. Thời kỳ này xí nghiệp có một lượng công nhân khá đông 1300 cán bộ công nhân viên, với lực lượng này xí nghiệp đã không ngừng vươn lên và hoàn thiện mình đáp ứng được nhiệm vụ cấp trên giao cho.
    Từ năm 1983, Xí nghiệp May X40 đổi tên thành Xí nghiệp May 40. Hoạt động sản xuất của xí nghiệp vẫn chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước và phục vụ quốc phòng. Đồng thời, hoạt động xuất khẩu vẫn thông qua các hiệp định kinh tế với tỉ trọng như những năm trước và thị trường xuất khẩu lúc này chủ yếu là Tiệp Khắc và Liên Xô.
    Từ đó đến năm 1990, trải qua các thời kỳ xây dựng và phát triển. Xí nghiệp May 40 đã không ngừng đi lên và luôn hoàn thành xuẩt sắc nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao cho.
    Năm 1991, nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường. Xí nghiệp May 40 được thành lập lại DNNN ngày 10/ 11/ 92 theo công văn số 2765/ QĐUB của UBND Thành phố Hà Nội, xí nghiệp đã chuyển sang thời kỳ tự hạch toán. Đây là thời kỳ khó khăn nhất của công ty do may móc thiết bị lạc hậu, trình độ công nhân thấp không đáp ứng được nhu cầu thời kỳ mới. Thêm vào đó thị trường xuất khẩu truyền thống của công ty là các nước Đông Âu đang có nhiều biến động. trước khó khăn tô lớn như vậy, lãnh đạo xí nghiệp và toàn thể cán bộ công nhân viên vẫn quyết tâm ổn định sản xuất, phát triển sang thị trường mới. Nhờ lòng quyết tâm đó và những chính sách đổi mới của Đảng, Nhà Nước xí nghiệp đã dần khắc phục được khó khăn và đầu tư cho sự phát triển tương lai của mình.
    Năm 1994, Xí nghiệp May 40 được chuyển đổi tên thành Công ty May 40 theo quyết định số 741/ QĐUB ngày 04/ 05/ 1994 với tên giao dịch quốc tế là HaNoi Garmentex No40.
    Trong những năm từ 1994 - 1999, Công ty May 40 đã mạnh dạn đầu tư hơn 20 tỷ đồng để nâng cấp và mua sắm thêm trang thiết bị, máy móc chuyên dụng nhằm mở rộng sản xuất, đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của thị trường trong và ngoài nước. Năm 1997, nhờ bố chí hợp lý có cấu tổ chức và bộ máy quản lý, công ty đã đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều này đã góp phần tạo công ăn việc làm và đảm bảo đời sống cho công nhân lao động của Công ty được ổn định. Năm 1998, sản phẩm may mặc của công ty đã được thị trường EU, Mỹ, Canada và Nhật Bản chấp nhận.
    Năm 2000
    Có thể nói sau những năm thực hiện đổi mới. Công ty May 40 đã có những yếu tố của một đơn vị công nghiệp tương đối hiện đại, thích ứng với thị trường thế giới, bước đầu đã có thị trường làm hàng gia công ổn định, đời sống người lao động ngày càng được cải thiện.

    II. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ HIỆN TẠI CỦA CÔNG TY MAY 40.
    1. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TỪNG BỘ PHẬN:
    1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:


    giám đốc


    PHÓ GIÁM ĐỐC KẾ PHÓ GIÁM ĐỐC XNK , PHÓ GIÁM ĐỐC
    HOẠCH SẢN XUẤT TIÊU THỤ NỘI ĐỊA KỸ THUẬT

    PHÂN XƯỞNG CẮT

    PHÒNG KẾ TOÁN
    - TÀI VỤ PHÂN XƯỞNG THÊU PHÒNG KỸ
    THUẬT CÔNG
    NGHỆ - KCS
    PHÒNG TCLĐ - PHÂN XƯỞNG MAY 1
    BẢO VỆ

    PHÒNG KHVT - PHÂN XƯỞNG MAY 2
    XNK

    PHÂN XƯỞNG MAY 3
    PHÒNG HCQT -
    Y TẾ PHÂN XƯỞNG MAY 5

    PHÂN XƯỞNG MAY 6

    1.2 Trách nhiệm của ban giám đốc công ty:

    Giám đốc công ty có trách nhiệm tổ chức, chỉ huy các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm biệm pháp khai thác và sử dụng hợp lý khả năng khai thác của công ty nhằm hoàn thành các chỉ tiêu được giao và các hợp đồng kinh tế đã ký kết với khách hàng. Sử dụng hợp lý các tài sản được giao một cách có hiệu quả. Tạo điều kiện cho CBCNV thực hiện tốt quyền làm chủ tập thể, phát huy tính sáng tạo của CNVC trong thực hiện nhiệm vụ sản xuất cũng như tham ra quản lý, nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Tổ chức thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy của công ty cũng như các hoạt động kinh tế.
    Các phó giám đốc quản lý, theo dõi, điều hoà, phối hợp nhằm đảm bảo nhịp nhàng, ăn khớp. Thiết lập sự thống nhất trong việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh từ phó giám đốc đến các phòng ban, phân xưởng, tổ sản xuất.

    1.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:

    a. Chức năng:
    Phòng ban là các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ, làm tham mưu cho giám đốc trong việc chỉ đạo tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý kinh doanh, tổ chúc đời sống, giữ gìn trật tự an ninh. Các phòng ban không có quyền chỉ huy sản xuất nhưng có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc kế hoạch, tiến độ sản xuất, quy trình công nghệ, định mức kinh tế kỹ thuật và các mặt quản lý chuyên môn.

    b. Nhiệm vụ chủ yếu của các phòng ban:
    Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý sản xuất, chịu sự chỉ đạo trực tiếp và giúp việc cho giám đốc. Mỗi phòng ban chịu trách nhiệm cụ thể luôn hỗ trợ, bổ sung cho nhau đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành nhịp nhàng.
    Công ty có 5 phòng ban chức năng bao gồm: phòng kế toán tài vụ, phòng kế hoạch vật tư xuất nhập khẩu, phòng tổ chức - bảo vệ, phòng kỹ thuật công nghệ - KCS, phòng hành chính quản trị - Ytế.
    ã Phòng kế toán tài vụ:
    Thực hiện theo đúng pháp lệnh về kế toán và thống kê của Nhà nước ban hành. Có quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ. Tổ chức hợp lý công tác thống kê, kế toán tài chính , công tác ghi chép số liệu ban đầu và thông tin kinh tế, xây dựng và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch tài chính tổ chức phân tích hoạt động kinh tế theo định kỳ, tổ chức thực hiện chế độ hạch toán kinh tế và nội bộ từng phân xưởng trong Công ty. Phản ánh tình hình thực hiện chỉ tiêu SXKD, hiệu quả sản xuất kinh doanh và xây dựng các dự án đầu tư để phát triển Công ty.

    [​IMG]


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...