Luận Văn Tại công ty công trình giao thông 124

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tại Cty công trình giao thông 124



    giới thiệu
    Công ty công trình giao thông 124

    I - Tổng quan về Công ty công trình giao thông 124.

    1. Giới thiệu về Công ty.

    Thông tin chung
    Tên giao dịch bằng tiếng Việt:
    CÔNG TY CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 124
    Tên giao dịch quốc tế:
    TRANSPORT CONSTRUCTION COMPANY No124
    Trụ sở chính: KM12+500 Quốc lộ 1A, Ngũ hiệp-Thanh trì-Hà nội
    Tel: 04-8.611147 Fax:04-8.612370
    2. Sự hình thành và phát triển.

    Công ty công trình giao thông 124 là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I - Bộ giao thông vận tải, có pháp nhân hành nghề xây dựng trên toàn quốc.

    Tiền thân của Công ty là công trường 74 Việt nam - Cuba. Năm 1974, Công ty được thành lập và lấy tên là “Công ty công trình giao thông 124”.
    Trong những ngày mới chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và Công ty công trình giao thông 124 nói riêng gặp rất nhiêù khó khăn, một mặt Công ty vừa phải tự khẳng định mình trong nền kinh tế thị trường, mặt khác Công ty còn phải cạnh tranh với các đối thủ có tiềm lực mạnh.

    Một trong những mục tiêu hoạt động của Công ty là tranh thủ năm bắt công nghệ thi công tiên tiến, tiếp cận phương pháp quản lý của các nước phát triển, đồng thời tạo vị thế của mình trong làng tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây dựng trong nước và khu vực. Để làm được điều đó, Công ty đã không ngừng đổi mới công nghệ, đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực, công nhân lành nghề, liên doanh với các Công ty trong nước và nước ngoài để tạo vị thế và học hỏi cung cách quản lý, kinh nghiệm trong sản xuất.

    Xây dựng, cải tạo và nâng cấp đường bộ là ngành mũi nhọn của Công ty công trình giao thông 124. Từ năm 1996, công ty đã tham gia thi công những dự án lớn với quy trình, công nghệ theo tiêu chuẩn Quốc tế, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty được tiếp cận, làm quen và trở nên thuần thục với công nghệ xây dựng đường theo quy trình ASSHTO (Quy trình công nghệ làm đường của Mỹ), các luật lệ quốc tế từ công tác chuẩn bị đầu tư đến đấu thầu và các điều kiện hợp đồng Quốc tế. Kể từ khi thành lập đến nay, Công ty đã tham gia xây dựng nhiều công trình với quy mô lớn, chất lượng cao như: đường Bắc Thăng long - Nội bài, quốc lộ 183, đường 1A Pháp vân - Mai động, đường Hồ chí Minh - Hà tĩnh, đường Hồ chí Minh - Kontum, .

    3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty.

    - Lập dự án đầu tư các công trình xây dựng.
    - Khảo sát xây dựng.
    -Thí nghiệm, kiểm tra, cung cấp các thông số kỹ thuật phục vụ cho thiết kế và kiểm định đánh giá chất lượng công trình.
    - Thiết kế, thẩm định thiết kế kỹ thuật.
    - Thẩm định dự án và thiết kế các công trình thuộc dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
    - Kiểm tra chất lượng công trình.
    - Quản lý dự án.
    - Thực hiện các dịch vụ tư vấn, xây dựng các công trình.
    - Xác định đánh giá sự cố công trình.











    4. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty

    Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của Công ty.

















    - Giám đốc: là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Giám đốc điều hành Công ty theo chế độ một thủ trưởng có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và cơ cấu sản xuất theo nguyên tắc tinh giảm, gọn nhẹ, hiệu quả và phù hợp với từng thời kỳ.

    - Các phó giám đốc: gồm 3 người giúp việc cho giám đốc phụ trách các hoạt động sản xuất kinh doanh. Họ được uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật trong phạm vi công việc được giao. Nhưng Giám đốc vẫn chịu trách nhiệm chính.

    - Phòng kinh doanh: gồm 9 người, trong đó có 7 người tốt nghiệp Đại học.
    Phòng kinh doanh có nhiệm vụ lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh sao cho có hiệu quả cao, nghiên cứu đánh giá nhu cầu thị trường nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để giúp ban giám đốc đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn.

    - Phòng kế toán : gồm 7 người, trong đó có 5 người đã tốt nghiệp Đại học.
    Phòng kế toán : có nhiệm vụ hạch toán toàn bộ quá trình kinh doanh của công ty theo tháng, quí, năm lập bsó cáo tài chính của năm để từ đó đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty trong năm đó đạt kết quả gì.

    - Phòng nhân chính: gồm 6 người, trong đó có 2 người đã tốt nghiệp Đại học.
    Phòng nhân chính: có nhiệm vụ tuyển chọn đào tạo nhân viên, nâng cao trình độ chuyên môn cho từng cán bộ và sắp xếp họ vào những vị trí thích hợp.

    - Phòng thiết kế 1: gồm 16 người, cả 6 người đều tốt nghiệp Đại học.

    - Phòng thiết kế 2: gồm 16 người, trong đó có 14 người đã tốt nghiệp Đại học.
    Phòng thiết kế có nhiệm vụ vẽ, và lập dự toán các công trình

    - Đội khảo sát địa chất: gồm 20 người, trong đó có 4 người đã tôt nghiệp Đại học.

    - Đội khảo sát địa hình: gồm 20 người, trong đó có 5 người đã tốt nghiệp Đại học.
    Đội khảo sát địa hình có nhiệm vụ xuống thực tế hiện trường đo đạc, lấy mẫu và chuyển về phòng thiết kế.

    Đây là mô hình quản lý chức năng chuyên môn, mô hình tổ chức này thường áp dụng cho các doanh nghiệp nói chung và Công ty công trình giao thông 124 nói riêng. Tuy nhiên nó đã bộc lộ những mặt hạn chế:

    - Thứ nhất, sự phối hợp giữa các phòng ban chưa đồng bộ. Đặc biệt, khi có những dự án lớn phải tập trung nhiều cán bộ làm hồ sơ thầu và các việc khác liên quan đến công tác đấu thầu, Công ty thường bị động trong việc huy động cán bộ từ các bộ phận. Nguyên nhân là do mỗi bộ phận chuyên môn có sự vận động riêng của nó, với các mục tiêu riêng cần phải đạt, chứ không hướng tới giải quyết vấn đề chung.

    - Thứ hai, nhiều cán bộ công nhân viên không được đánh giá theo sự đóng góp của họ vào tiến trình xây dựng hồ sơ thầu. Do đó, nhân viên các phòng ban chưa ý thức được trách nhiệm của mình với hiệu quả công tác đấu thầu.
    II- Các đặc điểm kinh tế – kỹ thuật ảnh hưởng tới quá trình SX-KD của
    công ty.
    1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

    Biểu 01: Một số chỉ tiêu mà Công ty đạt được trong mấy năm qua
    Đơn vị: Triệu đồng
    Chỉ tiêu 2000 2001 2002
    1. Tổng doanh thu 3.041 3.120 5.117
    2. Lợi nhuận trước thuế 241 247 405
    3. Thuế TNDN 60 62 102
    4. Tổng số lao động (người) 125 97 107
    5. Thu nhập TB/người (đồng) 1.300.000 1.320.000 1.800.000
    Bảng số liệu trên cho thấy doanh thu , lợi nhuận hàng năm đều tăng. Để đánh giá tốc độ tăng của chi tiêu giá trị sản lượng và doanh thu ta xét bảng dưới đây:

    Biểu 02: So sánh mức tăng của doanh thu
    qua các năm (từ 2000 đến 2002)

    Chỉ tiêu Doanh thu
    TT
    So sánh các năm Tuyệt đối
    (Tr. đồng) Tương đối
    (%)
    3 2001 so với 2000 79 2
    4 2002 so với 2001 1997 64
    Bảng so sánh cho thấy, xét theo giá trị tuyệt đối và tương đối giảm vào năm 2000, đến năm 2002 lại tăng nhanh. Sở dĩ doanh thu năm 2000 giảm là do:
    - Công việc mỗi ngày một khó khăn công việc Công ty nhận qua tổng thầu giảm hơn trước là 17.27%, Công ty đã tìm kiếm thêm công việc ở ngoài có tăng 9.3% song lượng tăng này cũng không đảm bảo cho tổng doanh thu giữ nguyên.
    - Sự cạnh tranh của các Công ty khác cũng rất mạnh do đó gây khó khăn rất nhiều trong việc ký kết các hợp đồng lớn. Công ty chủ yếu ký các hợp đồng nhỏ và ở các tỉnh ngoài là chủ yếu.
    Từ việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, có thể thấy được sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận qua các năm. Sự tăng trưởng này tạo ra sự lành mạnh về tài chính để có thể tham gia và thực hiện các công trình quy mô lớn. Dù vậy, Công ty cần chú trọng đến các biện pháp thu hồi công nợ, tránh tình trạng nghiệm thu sản phẩm dồn vào những tháng cuối năm.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...