Tiểu Luận Tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng ở việt nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Từ khi đổi mới, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn được
    trong và ngoài nước thừa nhận. Tuy vậy nền kinh tế nước ta còn nhiều yếu
    kém và sự yếu kém này thể hiện rõ trong những năm gần đậy. Nhận rõ
    những yếu kém nội tại của nền kinh tế, Đại hội toàn quốc lần thứ XI của
    Đảng đã xác định “phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát
    triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược” là quan điểm phát
    triển cơ bản; và “đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế” là
    định hướng tổng quát của phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011-2020. Hội
    nghị trung ương 3 khoá XI (tháng 10 năm 2011) đã quyết định tái cơ cấu
    kinh tế trong đó tập trung ưu tiên tái cơ cấu 3 lĩnh vực quan trọng nhất. Đó
    là, tái cơ cấu đầu tư với trọng tâm là đầu tư công; tái cơ cấu doanh nghiệp
    nhà nước mà trọng là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; và cơ cấu lại thị
    trường tài chính với trọng tâm là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại
    và các tổ chức tài chính khác. Thực hiện chủ trương nói trên, Chính phủ đã
    chỉ đạo soạn thảo Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế và các đề án tái cơ cấu
    đầu tư, tái cơ cấu DNNN và tài cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng. Bài
    viết này nhằm góp thêm tiếng nói về việc tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới
    mô hình tăng trưởng. Bài viết gồn 3 phần: phần I trình bày khái quát sự cần
    thiết hay lý do phải tiến hành; phần II trình bày mục tiêu và các nguyên tắc
    chủ yếu; và phần III đề cập đến các định hướng giải pháp cần thực hiện
    trong quá trình trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
    I. SỰ CẦN THIẾT CỦA TÁI CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN
    ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG
    Thành công của cải cách kinh tế và hội nhập của nước ta trong hơn 25
    năm qua đã được thừa nhận một cách rộng rãi ở cả trong và ngoài nước. Tốc
    độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm trong giai đoạn 2000-2010 là
    7,26%; GDP theo giá thực tế năm 2011 đã gấp hơn 3,8 lần so với năm
    2000; từ năm 2010, nước ta đã trở thành quốc gia có mức thu nhập trung
    bình thấp theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới. Đã đạt được thành tích
    vượt bậc về xóa đói giảm nghèo; năm 2011 số hộ nghèo giảm xuống còn
    khoảng hơn 8%. Cơ cấu kinh tế đã từng bước chuyển đổi tích cực theo
    hướng hiện đại; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã được cải thiện đáng kể cả
    về số lượng và chất lượng; một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao
    đã hình thành và phát triển.
    2
    Bên cạnh những thành công nêu trên, thời gian gần đây, nền kinh tế
    nước ta đang phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Cụ thể là,
    tăng trưởng GDP tuy vẫn ở mức tương đối cao nhưng đang có xu hướng
    giảm dần1. Ngược lại, lạm phát luôn ở mức cao hơn nhiều so với mức lạm
    phát bình quân của các nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới; mấy tháng
    gần đây lạm phát đang có xu hướng giảm, nhưng vẫn ở mức cao2. Các cân
    đối vĩ mô (gồm thâm hụt cán cân vãng lại, thâm hụt tài khóa, chênh lệch tiết
    kiệm trong nước và đầu tư xã hội, dữ trự ngoại tệ quốc gia.v.v.) chưa vững
    chắc đã nhiều năm; sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó
    khăn, thách thức; số doanh nghiệp phải giải thể, tạm ngừng sản xuất hoặc
    thu hẹp quy mô sản xuất tăng lên đáng kể; nợ xấu của các tổ chức tín dụng
    gia tăng, một số tổ chức tín dụng đã gặp khó khăn về thanh khoản, tốc độ
    giảm nghèo có phần giảm sút, thấp hơn mục tiêu kế hoạch và tốc độ trung
    bình về giảm nghèo của các năm trước đây.v.v
    Thực tế nói trên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan,
    nguyên nhân dài hạn và ngắn hạn, nhưng chủ yếu là do các vấn đề thuộc về
    cơ cấu và mô hình tăng trưởng. Những đặc điểm yếu kém của cơ cấu kinh tế
    và mô hình tăng trưởng hiện hành bao gồm:
    - Tăng trưởng theo chiều rộng: động lực tăng trưởng tốc độ cao phụ
    thuộc vào gia tăng vốn đầu tư và gia tăng số lượng lao động. Tỷ lệ đầu tư
    toàn xã hội quá lớn (trong nhiều năm là 40% - 42% GDP). Năm 2008, tổng
    đầu tư trên GDP của Việt Nam cao thứ 2 thế giới (trong số 145 nước được
    xếp hạng)3. Đóng góp của đầu tư cho tăng trưởng GDP tăng rất nhanh (từ
    5% vào năm 1990 lên trên 60% năm 2010). Đồng thời đóng góp của nhân
    tố năng suất tổng hợp cho tăng trưởng giảm rất nhanh (từ gần 50% vào năm
    1990 xuống 40% năm 2000 và khoảng 16% năm 2010).
    - Nhà nước tham gia quá trực tiếp và quá chi phối hoạt động đầu tư,
    kinh doanh, trong khi chưa thực hiện tốt các chức năng quan trọng thuộc về
    nhà nước như quy hoạch, kế hoạch, giám sát và điều hành kinh tế vĩ mô.
    Nền kinh tế lấy doanh nghiệp nhà nước (DNNN) làm động lực trung tâm:
    1 Tốc độ tăng GDP bình quân năm cho giai đoạn 2000-2005 là 7,5%, cho 2006-2010 là 7%; nếu chỉ
    tính cho giai năm 2008-2010 chỉ khoảng 6%; năm 2011, ước tính tăng trưởng GDP chỉ khoảng từ
    5,89%,.v.v .Tăng trưởng GDP của nước ta không còn ở mức cao nhất trong khu vực, năm 2010 về
    tăng trưởng GDP, nước ta đứng thứ 5 trong khu vực, đứng thứ 26. trên thế giới, năm 2011 đứng thứ 4
    trong khu vực và đứng thứ 28 trên thế giới; trong các năm gần đây, tăng trưởng GDP của nước ta luôn
    thấp hơn mức bình quân của các nước đang phát triển.
    2 Lạm phát trung bình giai đoạn 2000-2005 là 5,1%/năm, và trung bình cho giai đoạn 2006-2010 là
    11,4%/ năm. Năm 2011 tỷ lệ lạm phát hơn 18% so với năm 2010. Từ năm 2007, lạm phát luôn ở mức
    hai con số (trừ năm 2009), cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng và thuộc vào một trong số các nền
    kinh tế có lạm phát cao trên thế giới.
    3 CIA World FactBook, List of countries by gross fixed investment as percentage of GDP, 2009
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...