Tài liệu Tai Chua

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Công dụng:
    Quả tai chua là loại thức ăn rất quen thuộc của người dân miền Bắc
    Việt Nam, từ thành thị đến nông thôn. Ở nước ta, đây là nguồn acid citric tự
    nhiên quan trọng. Thịt quả rất chua, với vị chua thanh mát, thường phơi khô
    dùng để nấu canh, đặc biệt là dùng nấu canh riêu cua hoặc canh cá. Quả tai
    chua phơi khô còn có tác dụng giải độc. Chất chua trong vỏ quả (acid citric)
    dùng làm chất cắn màu trong kỹ nghệ nhuộm tơ lụa, làm bóng đồ vàng, bạc.
    Hạt nướng ăn ngon, nhưng nếu ăn nhiều dễ bị nôn và đau bụng. Vỏ quả sắc
    uống chữa sốt, khát nước. Acid hữu cơ trong quả và vỏ chủ yếu là acid
    hydroxycitric (trong lá: 1,7%; quả: 2,3%; và vỏ: 12,7%). Lacton acidhydroxycitric,
    acid oxalic và acid citric có mặt trong lá, quả và vỏ với lượng
    rất nhỏ.
    Chiết xuất bằng methanol từ vỏ thân cây tai chua đã thu được các
    hợp chất (2E, 6E, 10E)- (+)-4β3-hydroxy-3-methyl-5β-(3,7,11,15-
    tetramethylhexadeca-2,6,10,14-tetraenyl)cyclohex-2-en-1-one,1,4-
    (1,1dimethyl-pro-2-enyl)-1,5,6-trihydroxy-3-methoxy-2-(3-methylbut-2-
    enyl)xanthen-9 (9h)-one2 và rubraxanthone 3. Ở Myanmar và Thái Lan,
    người ta dùng lá và thân non nấu ăn. Tại Ấn Độ, quả được dùng làm thuốc
    chữa bệnh đau đầu, đau dạ dày và bệnh lỵ. Cây trồng ở rừng phòng hộ có giá
    trị phủ đất, chống xói mòn tốt.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...