Thạc Sĩ Tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Danh mục các biểu đồ
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ
    LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 5
    1.1. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
    1.1.1. Các quan điểm nghiên cứu chính 5
    1.1.2. Các phương pháp nghiên cứu chính 6
    1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 8
    1.2.1. Trên thế giới 8
    1.2.2. Ở Việt Nam 9
    1.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ
    LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 17
    1.3.1. Những vấn đề đã được giải quyết cần kế thừa 17
    1.3.2. Những vần đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu đối với đề tài 18
    Tiểu kết chương 1 19
    Chương 2: TÀI CHÍNH VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
    VÙNG VEN ĐÔ THỊ 21
    2.1. CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÙNG VEN ĐÔ THỊ 21
    2.1.1. Kinh tế vùng ven đô thị 21
    2.1.2. Công nghiệp nông thôn vùng ven đô thị 28
    2.2. TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
    VÙNG VEN ĐÔ THỊ 31
    2.2.1. Nhận thức về tài chính 31
    2.2.2. Vai trò của tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng
    ven đô thị 35
    2.2.3. Các công cụ tài chính chủ yếu tác động đến quá trình phát triển
    công nghiệp nông thôn 41 2.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC SỬ DỤNG TÀI
    CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN 47
    2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước 47
    2.3.2. Những bài học được rút ra 56
    Tiểu kết chương 2 58
    Chương 3: THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG
    NGHIỆP NÔNG THÔN VÙNG VEN ĐÔ HÀ NỘI THỜI GIAN QUA 60
    3.1. KHÁI QUÁT CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÙNG VEN ĐÔ HÀ NỘI 60
    3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng ven đô Hà Nội 60
    3.1.2. Tình hình phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành
    phố Hà Nội trong thời gian qua 67
    3.2. THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
    NÔNG THÔN VÙNG VEN ĐÔ HÀ NỘI 86
    3.2.1. Về vốn đầu tư trực tiếp cho các cơ sở công nghiệp 86
    3.2.2. Các chính sách tài chính khuyến khích ưu đãi phát triển công
    nghiệp nông thôn vùng ven đô 89
    3.2.3. Tài chính với những vần đề đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng thị
    trường, giải quyết lao động việc làm, giảm thiểu ô nhiễm môi
    trường trong các làng nghề vùng ven đô 91
    3.2.4. Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng 94
    3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG
    NGHIỆP NÔNG THÔN VÙNG VEN ĐÔ HÀ NỘI 96
    3.3.1. Những kết quả đạt được 96
    3.3.2. Những hạn chế tồn tại 99
    3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại 100
    Tiểu kết chương 3 102
    Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY
    PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÙNG VEN ĐÔ THÀNH
    PHỐ HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM TỚI 104
    4.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG
    NGHIỆP NÔNG THÔN VÙNG VEN ĐÔ HÀ NỘI 104
    4.1.1. Quan điểm chung về phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven
    đô Hà Nội 104
    4.1.2. Mục tiêu phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Hà Nội 107
    4.1.3. Định hướng phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Hà Nội 109 4.2. GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG
    THÔN VÙNG VEN ĐÔ HÀ NỘI 115
    4.2.1. Tăng cường huy động các nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển
    kinh tế - xã hội của Thành phố nói chung và có đủ nguồn lực tài
    chính để phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô nói riêng 115
    4.2.2. Hoàn thiện chính sách thuế trong đó chú ý khuyến khích phát
    triển công nghiệp nông thôn nói chung và công nghiệp nông thôn
    vùng ven đô Thành phố Hà Nội nói riêng 119
    4.2.3. Tăng chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển công nghiệp
    nông thôn vùng ven Thành phố Hà Nội 122
    4.2.4. Hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng thúc đẩy công nghiệp nông
    thôn vùng ven đô phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện
    đại hóa 131
    4.2.5. Thành phố cần đổi mới cơ chế, chính sách tạo môi trường đầu tư
    thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào phát
    triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô 135
    4.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU KIỆN 138
    4.3.1. Khẩn trương hoàn thành công tác quy hoạch phát triển công
    nghiệp nông thôn vùng ven đô 138
    4.3.2. Đẩy mạnh phân cấp quản lý kinh tế xã hội trong lĩnh vực phát
    triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô 141
    4.3.3. Tổ chức các hình thức hoạt động xúc tiến đầu tư vào vùng ven
    đô; xây dựng, củng cố hệ thống khuyến công từ thành phố đến
    các huyện và các xã 142
    Tiểu kết chương 4 144
    KẾT LUẬN 145
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
    ĐẾN LUẬN ÁN 147
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 148
    PHỤ LỤC 154
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

    Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
    BCH Ban Chấp hành
    CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    DN Doanh nghiệp
    GTGT Giá trị gia tăng
    GTSX Giá trị sản xuất
    HĐND Hội đồng nhân dân
    HTX Hợp tác xã
    KT-XH Kinh tế - xã hội
    LNTT Làng nghề truyền thống
    MTTQ Mặt trận Tổ quốc
    NCS Nghiên cứu sinh
    NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
    PTCN Phát triển công nghiệp
    SX Sản xuất
    SXKD Sản xuất kinh doanh
    TCDN Tài chính doanh nghiệp
    TCĐN Tài chính đối ngoại
    TCHGĐ Tài chính hộ gia đình
    TCNN Tài chính nhà nước
    TCTG Tài chính thế giới
    TCXH Tổ chức xã hội
    TNHH Trách nhiệm hữu hạn
    TP Thành phố
    TT Trung tâm
    TTCN Tiểu thủ công nghiệp
    TTKC Trung tâm Khuyến công
    UBND Ủy ban nhân dân
    XHCN Xã hội chủ nghĩa
    DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN



    Số hiệu Nội dung Trang

    Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng và đóng góp vào tăng trưởng của các ngành 61
    Bảng 3.2: Nhu cầu vốn đầu tư 62
    Bảng 3.3: Dự báo dân số Thủ đô Hà Nội 63
    Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu về lao động 64
    Bảng 3.5: Tổng số làng nghề UBND thành phố Hà Nội công nhận đến năm 2013 69
    Bảng 3.6: Tỷ lệ đóng góp GTSX làng nghề đối với GDP của TP Hà Nội 73
    Bảng 3.7: Số lượng một số sản phẩm chủ yếu của các làng nghề 74
    Bảng 3.8: Một số sản phẩm xuất khẩu của các làng nghề 75
    Bảng 3.9: Giá trị xuất khẩu của thành phố Hà Nội 76

    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN



    Số hiệu Nội dung Trang

    Biểu đồ 3.1: Hiện trạng làng nghề thành phố Hà Nội 70
    Biểu đồ 4.1: GTSX làng nghề trong tổng GTSX công nghiệp thành phố 113
    Biểu đồ 4.2: Thu nhập bình quân 114
    Biểu đồ 4.3: Giá trị sản xuất làng nghề 114
    Biểu đồ 4.4: Quy hoạch phát triển làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2030 115


    1
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Công nghiệp nông thôn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát
    triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi ngành, mỗi địa phương. Công nghiệp
    nông thôn có quan hệ mật thiết với sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Là
    “chìa khoá” của sự tăng trưởng kinh tế, là yếu tố tạo thành môi trường đầu tư của
    các doanh nghiệp, các tổ chức và nó có quan hệ mật thiết với sự phát triển kinh
    tế - xã hội ở nông thôn. Khái niệm “Công nghiệp nông thôn” mới chỉ nêu ra từ
    những năm 70 của thế kỷ XX, nhưng trong thực tế thì công nghiệp nông thôn đã
    được hình thành như một thực thể kinh tế độc lập với các trình độ phát triển khác
    nhau, gắn liền với sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn từ rất lâu. Nên vấn
    đề phát triển công nghiệp nông thôn ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà đầu
    tư, các nhà kinh tế, các nhà hoạch định và thực thi chính sách.
    Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển, phát
    triển công nghiệp nông thôn được coi là vấn đề tất yếu có ý nghĩa chiến lược lâu
    dài. Đối với Việt Nam, là một nước với đặc điểm có nền nông nghiệp lâu đời,
    nhưng hiện tại vẫn đang tiếp cận với công nghệ hiện đại, 70% dân số sống ở khu
    vực nông thôn với một cơ cấu kinh tế độc canh, thuần nông, năng suất thấp. Từ
    đó yêu cầu cấp bách là phải có những chính sách, cơ chế hợp lý để đẩy mạnh
    phát triển công nghiệp nông thôn, làm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, thực
    hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt, phát triển
    công nghiệp nông thôn những vùng ven đô thị ngoài những đặc điểm chung của
    các vùng nông thôn, còn có không ít những đặc thù, nên rất cần những chính
    sách và cơ chế phù hợp, nhất là chính sách, cơ chế tài chính.
    Nông thôn nói chung, vùng ven đô Hà Nội nói riêng có vị trí quan trọng
    đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Trong những năm qua,
    các vùng nông thôn của Hà Nội trong trào lưu chung của cả nước đang thực hiện
    công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đã có những kết quả bước đầu đáng

    2
    khích lệ. Tuy vậy, nhìn chung đây vẫn là vùng kinh tế chậm phát triển so với
    tiềm năng và lợi thế vốn có của nó. Thực trạng đó do nhiều nguyên nhân, nhưng
    một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là chưa có được những chính
    sách, cơ chế hợp lý, đặc biệt là chính sách và cơ chế tài chính với phát triển công
    nghiệp nông thôn.
    Nhận thức được điều đó NCS đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tài chính
    với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội” cho bản
    luận án tiến sỹ kinh tế của mình.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu đề tài là thông qua việc hệ thống hóa và làm rõ thêm
    những nhận thức lý luận về sử dụng tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp
    nông thôn vùng ven các đô thị; khái quát thực trạng tài chính với phát triển công
    nghiệp nông thôn vùng ven đô Hà Nội với những kết quả, ưu điểm cũng như
    những hạn chế, nhược điểm và nguyên nhân của chúng để từ đó đề xuất các giải
    pháp sử dụng hữu hiệu nhất tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn
    vùng ven đô Hà Nội trong thời gian tới.
    Để đạt được mục đích nghiên cứu, các nhiệm vụ nghiên cứu cần phải thực
    hiện là:
    - Hệ thống hóa và làm rõ thêm những nhận thức lý luận về tài chính với
    phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thị;
    - Khái quát hóa thực trạng tài chính đối với phát triển công nghiệp nông
    thôn vùng ven đô Hà Nội trong thời gian qua;
    - Phân tích, đánh giá thực trạng để chỉ ra những kết quả, ưu điểm cũng
    như những hạn chế, nhược điểm và nguyên nhân của chúng trong việc sử dụng
    tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Hà Nội;
    - Khảo sát kinh nghiệm của một số địa phương và một số quốc gia trong
    sử dụng tài chính phát triển công nghiệp nông thôn để từ đó rút ra các bài học
    cần thiết cho Hà Nội;

    3
    - Đề xuất các giải pháp sử dụng tài chính một cách hữu hiệu nhất thúc đẩy
    phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội trong những
    năm tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu của luận án là tài chính với phát triển công nghiệp
    nông thôn vùng ven đô thị.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    + Về không gian: Do tính đa dạng và phức tạp trong phân bố địa hình
    nông thôn của thành phố Hà Nội, nên phạm vi nghiên cứu chủ yếu tập trung vào
    một số huyện điển hình vùng ven đô Hà Nội;
    Giới hạn với 3 công cụ tài chính cụ thể như: Chi ngân sách nhà nước,
    thuế, tín dụng đối với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô.
    + Về thời gian: Thực trạng tập trung khảo sát trong khoảng thời gian từ
    năm 2008 đến năm 2012. Những định hướng cho đến năm 2020 và những năm
    tiếp theo.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác -
    Lênin, trong quá trình nghiên cứu đề tài đã kết hợp và sử dụng các phương pháp
    chủ yếu sau đây:
    - Điều tra thống kê một số cụm, khu công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công
    nghiệp truyền thống tại một số huyện vùng ven đô thành phố Hà Nội (Được tiến
    hành ở huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì, Thạch Thất,
    Hoài Đức);
    - Trao đổi, toạ đàm về tình hình phát triển công nghiệp nông thôn các
    huyện, tỉnh;
    - Thống kê, tổng hợp những thông tin có liên quan về kinh tế, xã hội, tài
    chính từ các cơ quan thống kê và các cơ quan ban ngành khác;
    - Phân tích, đánh giá tình hình trên cơ sở các nguồn tài liệu điều tra, thu
    thập được;

    4
    - So sánh, đối chiếu tình hình của đối tượng nghiên cứu với các đối tượng
    khác có liên quan.
    5. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
    luận án kết cấu gồm 4 chương (140 trang).
    Chương 1: Tổng quan những vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài
    (16 trang)
    Chương 2: Tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô
    thị (39 trang)
    Chương 3: Thực trạng tài chính đối với phát triển công nghiệp nông thôn
    vùng ven đô Hà Nội thời gian qua (44 trang)
    Chương 4: Định hướng và giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển công
    nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội trong những năm tới (41 trang)







    5
    Chương 1
    TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

    1.1. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    1.1.1. Các quan điểm nghiên cứu chính
    - Quan điểm hệ thống: Các lĩnh vực tự nhiên cũng như kinh tế xã hội vốn
    là một thể thống nhất không thể tách rời. Công nghiệp nông thôn có vai trò rất
    quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi
    ngành, mỗi địa phương. Hơn thế nữa, các địa bàn nghiên cứu cũng có mối quan
    hệ mật thiết với các vùng lãnh thổ chung quanh nó, thậm chí là không liền kề về
    mặt địa lý nhưng có các mối quan hệ về kinh tế, xã hội. Hay nói cách khác, vùng
    nghiên cứu vừa là một hệ thống kín nhưng lại là một hệ thống mở, chúng có mối
    quan hệ khăng khít với nhau trong quá trình trao đổi vật chất và năng lượng. Bởi
    vậy, khi nghiên cứu về lĩnh vực tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn
    vùng ven đô Thành phố nhất thiết phải đặt đối tượng nghiên cứu trong một chỉnh
    thể thống nhất dựa trên quan điểm hệ thống.
    - Quan điểm tổng hợp: Để đánh giá được thực trạng tài chính cũng như
    định hướng các giải pháp nhằm phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô
    thì cần có cái nhìn tổng quát từ nguyên nhân đến thực trạng và xu hướng phát
    triển của vấn đề. Muốn vậy, người nghiên cứu phải nắm bắt được những thông
    tin về tất cả các khía cạnh có liên quan đến lĩnh vực tài chính, bao gồm các
    công cụ tài chính cũng như yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội trong vùng ven đô,
    bởi lẽ nó có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và cùng ảnh hưởng tới thực
    trạng cũng như yếu tố phát triển công nghiệp nông thôn. Do đó, việc phân tích,
    đánh giá tổng hợp đối với vấn đề là hết sức cần thiết.
    - Quan điểm tiếp cận địa lý: Việc đánh giá thực trạng tài chính với phát
    triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô cần chú ý tới tính chất và mức độ theo
    các thời kỳ khác nhau. Hơn nữa, lĩnh vực tài chính với phát triển công nghiệp

    6
    nông thôn cũng có sự khác biệt theo từng thời kỳ do đặc thù của cơ chế, chính
    sách, thị trường Mặt khác, trong quá trình nghiên cứu cũng cần có những
    thông tin phải truy hồi quá khứ hay dự báo tương lai. Do vậy, khi nghiên cứu cần
    chú ý tới tính chất địa lý của đối tượng theo thời gian và theo không gian để có
    những đánh giá và dự báo đúng đắn.
    - Quan điểm phát triển bền vững: Quá trình phát triển công nghiệp nông
    thôn nói riêng và quá trình CNH, HĐH, phát triển kinh tế - xã hội nói chung của
    Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới hiện nay đang đứng trước thách
    thức lớn về lĩnh vực tài chính, vấn đề môi trường sinh thái, nếu không giải quyết
    kịp thời vấn đề này thì sẽ không thể hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
    bền vững. Cần cân đối giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với việc sử dụng các
    nguồn lực tài chính. Cụ thể là việc sử dụng công cụ tài chính, tài nguyên phải
    nằm trong phạm vi chịu tải của chúng để chúng có thể khôi phục về số lượng và
    chất lượng theo quy luật của tự nhiên. Nếu vượt quá “ngưỡng” cho phép thì khả
    năng huy động nguồn lực, tự làm sạch, tự phục hồi sẽ không còn nữa, sẽ dẫn đến
    sự mất cân đối nguồn lực, mất cân bằng hệ sinh thái, tạo điều kiện thúc đẩy sự
    huỷ hoại nguồn lực, môi sinh của cộng đồng. Do đó, khi nghiên cứu, đánh giá
    tác động của công cụ tài chính và môi trường hay quy hoạch bảo vệ môi trường
    và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, nhất thiết phải gắn với mục tiêu
    vì sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tuy nhiên có đặt trong điều kiện cụ thể
    của mỗi vùng, mỗi ngành, đặc biệt là vấn đề tài chính trong phát triển công
    nghiệp nông thôn vùng ven đô mà có những tiêu chí phù hợp. Đối với các cụm
    công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề Hà Nội hiện nay, vấn đề phát triển
    bền vững cần có sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích kinh tế với lợi ích sinh thái; hài
    hoà giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu văn hoá - xã hội
    1.1.2. Các phương pháp nghiên cứu chính
    - Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu: Đây là một trong
    những phương pháp tiền đề, cơ bản đối với bất cứ nghiên cứu nào. Các tài liệu
    cần thu thập gồm các đề tài nghiên cứu và các thông tin liên quan tới địa bàn

    7
    nghiên cứu. Việc thu thập đầy đủ các số liệu không chỉ là cơ sở cho việc tiến
    hành nghiên cứu được thuận lợi mà còn giúp người nghiên cứu định hướng rõ
    ràng những nội dung cần làm rõ về đề tài. Công việc này được tiến hành trong
    giai đoạn đầu tiên của luận án và có thể được bổ sung trong suốt quá trình
    nghiên cứu.
    - Phương pháp phân tích hệ thống: Đây là phương pháp chung cho nhiều
    ngành khoa học. Mỗi hệ thống tự nhiên và kinh tế xã hội đều bao gồm nhiều bộ
    phận cấu thành, chúng có mối liên hệ ràng buộc và tác động qua lại lẫn nhau.
    Nghiên cứu sinh đã sử dụng phương pháp này để phân tích các mối quan hệ giữa
    các hoạt động kinh tế xã hội với tài chính phát triển công nghiệp nông thôn vùng
    ven đô thành phố Hà Nội.
    - Phương pháp thực địa: Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong
    hầu hết các nghiên cứu khoa học, vì nó giúp thị sát tình hình thực tế, có cái
    nhìn khách quan khi tiến hành nghiên cứu. Đồng thời bổ sung được những nội
    dung, những thông tin mà các nghiên cứu trên tài liệu có thể chưa phản ánh
    được hết. Ngay cả sau khi đưa ra kết quả vẫn cần đến khâu thực địa, khảo sát
    thực tế để kiểm chứng những kết quả đó. Nghiên cứu sinh đã tiến hành khảo sát
    một số Huyện vùng ven đô thành phố nhằm thu thập các thông tin, lấy mẫu
    phân tích và phỏng vấn các hộ sản xuất kinh doanh về đầu tư cho phát triển
    công nghiệp nông thôn.
    - Phương pháp phỏng vấn nhanh: Phương pháp này giúp thu thập, cập
    nhật thêm những thông tin chưa có tài liệu thống kê, hoặc muốn lấy ý kiến từ
    cộng đồng hoặc các đối tượng có liên quan. Nghiên cứu sinh đã sử dụng phương
    pháp này để thu thập các thông tin liên quan đến công nghiệp nông thôn, làng
    nghề truyền thống vùng ven đô thành phố Hà Nội. Sau khi phỏng vấn cần tiến
    hành phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin đã thu được.
    - Phương pháp bản đồ, biểu đồ: Việc mô hình hoá các dữ liệu bằng các
    biểu đồ, sơ đồ giúp các nội dung trình bày mang tính trực quan hơn, thể hiện rõ
    hơn mối liên hệ giữa các yếu tố được trình bày. Phương pháp bản đồ được sử

    8
    dụng để thể hiện một số nội dung về mặt không gian như sự phân bố quy hoạch,
    số liệu kinh phí đầu tư phát triển đối với lĩnh vực công nghiệp nông thôn vùng
    ven đô Thành phố Hà Nội.
    1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
    1.2.1. Trên thế giới
    Trên thế giới, từ những năm đầu của thế kỷ XX có một số công trình
    nghiên cứu có liên quan đến Công nghiệp nông thôn như: “Nhà máy làng xã”
    của Bành Tử (1922); “Mô hình sản xuất làng xã” và “Xã hội hoá làng thủ công”
    của N.H Noace (1928). Năm 1964, Tổ chức WCCI (World crafts council
    International - Hội đồng Quốc tế về nghề thủ công thế giới) được thành lập, hoạt
    động phi lợi nhuận vì lợi ích chung của các quốc gia có nghề thủ công truyền
    thống, Ngô Trà Mai (2008).
    Đối với các nước châu Á, sự phát triển công nghiệp nông thôn là giải pháp
    tích cực cho các vấn đề kinh tế xã hội ở nông thôn. Thực tế nhiều quốc gia trong
    khu vực có những kinh nghiệm hiệu quả trong phát triển công nghiệp nông thôn,
    điển hình là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan; hay Nhật Bản
    với sự thành lập “Hiệp hội khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống” là hạt
    nhân cho sự nghiệp khôi phục và phát triển ngành nghề có tính truyền thống dựa
    theo “Luật nghề truyền thống” của Trần Minh Yến (2003).
    Có thể nói, công nghiệp nông thôn có quan hệ mật thiết với sự phát
    triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Hiện nay ở nhiều nước, nhất là các nước
    đang phát triển, công nghiệp nông thôn được coi là vấn đề tất yếu có ý nghĩa
    chiến lược lâu dài. Việc nghiên cứu và phát triển công nghiệp nông thôn đã
    được đặt ra từ lâu và phát triển mạnh về cả về lý luận và thực tiễn. Trên thế
    giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu về công nghiệp nông thôn được thực
    hiện để phổ biến kiến thức, kinh nghiệm và hướng dẫn thực hành cho cộng
    đồng và những người quan tâm. Dưới đây là một số bài viết, công trình
    nghiên cứu đáng được quan tâm:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...