Thạc Sĩ Tài chính vi mô hỗ trợ xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Đồng Nai đến năm 2020

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Tài chính vi mô hỗ trợ xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Đồng Nai đến năm 2020

    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ
    HỖ TRỢ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO . 20
    1.1 Tổng quan về Tài chính vi mô 20
    1.1.1 Sơ lược lịch sử Tài chính vi mô .20
    1.1.2 Khái niệm Tài chính vi mô và tổ chức Tài chính vi mô 22
    1.1.3 Đặc điểm của Tài chính vi mô .25
    1.1.4 Mô hình hoạt động của Tài chính vi mô 26
    1.1.5 Thị trường Tài chính vi mô 26
    1.1.6 Tài trợ Tài chính vi mô 30
    1.2 Tổng quan về Tài chính vi mô hỗ trợ xóa đói giảm nghèo 33
    1.2.1 Một số vấn đề về xóa đói giảm nghèo 33
    1.2.2 Tài chính vi mô hỗ trợ xoá đói giảm nghèo .38
    1.3 Kinh nghiệm Quốc tế và Việt Nam về Tài chính vi mô
    hỗ trợ xóa đói giảm nghèo 50
    1.3.1 Kinh nghiệm của một số nước .50
    1.3.2 Kinh nghiệm Tài chính vi mô của Việt Nam .58
    1.3.3 Bài học kinh nghiệm về TCVM hỗ trợ XĐGN
    cho Việt Nam và Đồng Nai .66
    K ế t lu ậ n chương 1 6 8
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ HỖ TRỢ
    XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TỈNH ĐỒNG NAI .69
    2.1 Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai 69
    2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội .69
    iv
    2.1.2 Các đơn vị hành chính tỉnh Đồng Nai 76
    2.1.3 Thực trạng đói nghèo tại Đồng Nai 78
    2.2 Thực trạng Tài chính vi mô hỗ trợ XĐGN tại Đ ồng Nai .90
    2.2.1 Một số tổ chức có hoạt động Tài chính vi mô tại Đồng Nai . 90
    2.2.2 Khảo sát TCVM với công tác hỗ trợ XĐGN tại Đồng Nai 117
    2.3 Những hạn chế của TCVM hỗ trợ XĐGN tại Đồng Nai 126
    2.3.1 Nguồn lực TCVM của Nhà nước cho XĐGN có giới hạn,
    nhu cầu của người nghèo ngày càng cao và đa dạng .126
    2.3.2 Khu vực tài chính phi chính thức hoạt động tự phát,
    khó kiểm soát . 128
    2.3.3 Hạn chế nội tại của tổ chức TCVM .129
    Kết luận chương 2 .131
    CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ
    HỖ TRỢ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TỈNH
    ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020 132
    3.1 Quan điểm, định hướng, mục tiêu về Tài chính vi mô hỗ trợ
    xóa đói giảm nghèo 132
    3.1.1 Quan điểm Tài chính vi mô hỗ trợ xóa đói giảm nghèo
    tại Đồng Nai 132
    3.1.2 Định hướng Tài chính vi mô hỗ trợ xóa đói giảm nghèo
    tại Đồng Nai 133
    3.1.3 Mục tiêu Tài chính vi mô hỗ trợ xóa đói giảm nghèo
    tại Đồng Nai 139
    3.2 Một số giải pháp về Tài chính vi mô hỗ trợ xóa đói giảm nghèo
    tại tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 . 141
    v
    3.2.1 Tạo dựng các tổ chức TCVM tại Đồng Nai .141
    3.2.2 Nâng cao năng lực TCVM tại Đồng Nai .145
    3.2.3 Đa dạng hóa sản phẩm TCVM tại Đồng Nai .148
    3.2.4 Nguồn nhân lực TCVM tại Đồng Nai 161
    3.2.5 Đẩy mạnh công tác giáo dục, truyền thông TCVM
    tại Đồng Nai .163
    3.2.6 Giám sát hoạt động TCVM tại Đồng Nai 165
    3.2.7 Hỗ trợ TCVM tại Đồng Nai .166
    3.2.8 Liên kết các tổ chức TCVM tại Đồng Nai .167
    3.2.9 Thiết lập môi trường cạnh tranh TCVM tại Đồng Nai 168
    3.3 Một số kiến nghị 169
    3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 169
    3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 173
    3.3.3 Kiến nghị với chính quyền Đồng Nai 177
    Kết luận chương 3 .180
    Phần phụ lục

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Tại Việt Nam, Tài chính vi mô bắt đầu từ những năm 1980, qua hơn 30
    năm hoạt động liên tục, bước đầu được ghi nhận phầnđóng góp quan trọng
    trong sự nghiệp hỗ trợ xoá đói giảm nghèo. Tài chính vi mô tiếp cậnvới khách
    hàng trọng tâm là người nghèo và rất nghèo trên phạm vi cả nước, đặc biệt
    ởxã vùng sâu, vùng xa nơi mà các ngân hàng thương mại chưa hiện diện.
    Để xóa đói giảm nghèo hiệu quả, một trong số giải pháp được Chính phủ
    coi trọng là tăng cường năng lực và khả năng tiếp cận nguồn vốn của người
    nghèo, giảm mức độ tổn thương của họ, đặc biệt vào những thời điểm nhạy
    cảm của nền kinh tế như lạm phát hoặc suy thoái. Với mục tiêu này, hoạt
    động TCVM đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường, mở rộng tiếp cận
    tài chính cho khu vực nông thôn và người nghèo đô thị.
    TCVM ở nước ta được hiểu là Tài chính quy mô nhỏ, hoạt động cung
    cấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản cho hộ gia đình, cá
    nhân có thu nhập thấp, đặc biệt là hộ gia đình nghèo và người nghèo. TCVM
    đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế xét theo khía cạnh sau đây[​IMG]i)
    Cung cấp dịch vụ tài chính cho xã hội thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài
    chính cho người nghèo như tín dụng, thanh toán, bảo hiểm ., mục tiêu của
    TCVM được xác định rõ từ đầu đó là người nghèo, đối tượng khách hàng này
    thường không phải trọng tâm củangân hàng thương mại, công ty tài chính
    chính thức; (ii) Góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của hệ thống tài chính,
    góp phần bổ sung một nguồn cung vốn tiềm năng, phục vụ cho đối tượng
    khách hàng mà trước đó chưa được quan tâm đầy đủ từnhà cung cấp tài chính
    chính thức; (iii) Sự phát triển nhanh chóng của TCVM thường đi cùng với
    việc xóa đói giảm nghèo hiệu quả tại những địa phương mà TCVM hiện diện,
    2
    không chỉ cung cấp dịch vụ tín dụng phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất
    của người nghèo mà còn cung cấp các dịch vụ quản lý rủi ro khác.[42, tr.40]
    Nhờ các chương trình của Chính phủ mà phần đông hộ nghèo đã có một
    số lần nhận được vốn vay từ nhiều nguồn khác nhau như Ngân hàng Nông
    nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Quỹ Tín dụng
    Nhân dân - là tổ chức tài chính quy mô lớn, cung cấp dịch vụ đa dạng, trong đó
    một phần theo chỉ định của Chính phủ nhằm hỗ trợ người nghèo. Tuy nhiên,
    trên thực tế nhu cầu tìm đến nguồn vốn của người nghèo vẫn còn rất lớn và
    chưa được đáp ứng đầy đủ, kịp thời; đòi hỏi chương trình TCVM cần nỗ lực
    hơn nữa. [46, tr.38]
    Việt Nam cơ bản vẫn là nước nông nghiệp (trên dưới 70% dân số) cư trú
    ở khu vực nông thôn với lực lượng lao động trẻ, dồi dào; chủ yếu sản xuất
    nông, lâm, ngư nghiệp. Trong quá trình Công nghiệp hóa nông nghiệp nông
    thôn sẽ diễn ra quá trình phân công lại lao động từ sản xuất nông nghiệp sang
    sản xuất công nghiệp, dịch vụ; do vậy nhu cầu về vốn và dịch vụ tài chính đòi
    hỏi ngày càng lớn, đặc biệt hộ nghèo, vốn cho sản xuất - xóa nghèo trở thành
    yêu cầu cấp bách. Thực tế đã chứng minh đa số hộ nghèo nhờ tiếp cận nguồn
    vốn - phát triển sản xuất và đời sống được cải thiện khá lên rõ rệt.
    Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Đông Nam Bộ, đã và
    đang đạt kết quả tăng trưởng kinh tế cao, ổn định trong thời gian dài, các chỉ
    tiêu kinh tế - xã hội của Tỉnh có cải thiện đáng kể, duy trì ở mức cao hơn
    trung bình cả nước. Tuy nhiên đời sống người dân nông thôn vùng sâu, vùng
    xa, vùng đồng bào dân tộc còn khó khăn; chênh lệch về thu nhập giữa thành
    thị và nông thôn còn lớn. Vấn đề mới nổi lên gần đây nhưng không kém phần
    quan trọng đó là số người nghèo đô thị tăng nhanh cùng với tốc độ đô thị hoá.
    Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà Nước, trong những năm qua,
    XĐGN tại Đồng Nai đã thực sự được các cấp, các ngành địa phương quan
    3
    tâm, chỉ đạo, hỗ trợ thực hiện; qua đó, xuất hiện nhiều mô hình, điển hình
    XĐGN có hiệu quả Tuy nhiên, trong phát triển kinh tế nói chung và công
    cuộc XĐGN nói riêng, thành công trong quá khứ chưa đủ để đảm bảo cho
    thành công trong tương lai, đặc biệt, cuộc chiến chống đói nghèo trong giai
    đoạn tới đang có nhiều dấu hiệu sẽ trở nên khó khăn hơn. Trên địa bàn Tỉnh,
    100% xã, phường đã tiếp cận dịch vụ của NHCSXH, tuy nhiên điều này
    không đồng nghĩa với việc người nghèo dễ dàng tiếp cận vốn vay.
    Trong 30 năm gần đây, các hình thức cơ bản nhất của TCVM đã xuất
    hiện với quy mô nhỏ lẻ trên địa bàn Tỉnh, tuy nhiên TCVM thường hình thành
    và kết thúc dưới dạng dự án thử nghiệm, không có sự đầu tư, kế thừa. Đây
    cũng là nguyên nhân chính giải thích vì sao hiện nay trên địa bàn Đồng Nai
    chưa xuất hiện một tổ chức TCVM thực sự đúng nghĩa, so với địa phương lân
    cận như Thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu thì kinh
    nghiệm về TCVM tại Đồng Nai còn rất khiêm tốn. Thực tiễn phát triển
    TCVM trên thế giới và Việt Nam đã chỉ ra rằng: mỗi địa phương có đặc thù
    riêng, việc xây dựng, phát triển TCVM cần quá trình phân tích, đánh giá,
    chọn lọc, thử nghiệm tìm ra mô hình, phương thức hoạt động phù hợp, hiệu
    quả, từ đó sẽ dần mở rộng quy mô. Cùng với chiến lược phát triển TCVM
    chung của cả nước, Đồng Nai cũng không nằm ngoài xu thế đó.
    Như vậy, trên phạm vi chung cả nước và riêng Đồng Nai, TCVM đã
    hình thành - phát triển dưới nhiều hình thức phong phú (chính thức, bán chính
    thức, phi chính thức), tuy nhiên còn bộc lộ một số hạn chế nhất định, cần
    được nghiên cứu để bổ sung hoàn thiện. Từ thực tiễn khách quan và chủ quan
    đó mà tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu : ―Tài chính vi mô hỗ trợ xóa đói
    giảm nghèo tại tỉnh Đồng Nai đến năm 2020‖.

    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀTÀI CHÍNH VI MÔ HỖ TRỢ XÓA ĐÓI GIẢM
    NGHÈO
    1.1 Tổng quan về Tài chính vi mô
    1.1.1 Sơ lược lịch sử Tài chính vi mô
    Dịch vụ Tài chính vi mô được F.W.Raiffeisen sáng lập và áp dụng đầu
    tiên tại Đức vào những năm 1860 để đối phó với vấn đề tín dụng trong nông
    nghiệp, nghề thủ công, công nghiệp nhỏ ở các vùng nông thôn đúng vào thời
    kỳ công nghiệp hoá diễn ra nhanh chóng, gây áp lực lớn đối với hàng nông
    sản do hàng nhập khẩu giá thấp, trong khi lãi suất thương mại thì lại cao. Hội
    hợp tác cho vay nhỏ dựa trên nguyên tắc tự nguyện giúp đỡ lẫn nhau, tự chịu
    trách nhiệm và tự quản đã hình thành. Khoản tiền gửi của thành viên là cơ sở
    để cho vay nội nhóm;lợi nhuận được tái đầu tư hoặc phân chia; tuy nhiên các
    hội riêng rẽ trở nên quá yếu nếu đứng một mình.
    Năm 1872, Raiffeisen lập nên Hội Liên hiệp cấp quốc gia, kết hợp cấu
    trúc theo hàng ngang với cấu trúc theo chiều dọc. Khi đó ở Tây Âu, ngân
    hàng hoạt động ở khu vực nông thôn đều ít nhiều có liên quan đến hệ thống
    này. Ngày nay, những ngân hàng này không còn cho vay vi mô nữa nhưng
    kiến thức và kinh nghiệm này được phổ biến khắp nơi tại châu Âu, Châu Á;
    Philippines, Trung Quốc, Bangladesh .[17, tr.20]
    Một trong số hoạt động khác liên quan tới lịch sử của TCVM là “hụi”,
    “họ” - nhóm tiết kiệm và tín dụng không chính thức hoạt động trên nguyên
    tắc quay vòng. Hình thức chơi hụi được biết đến từ thế kỷ XVI ở khắp nơi
    trên thế giới: Châu Phi, Ca-ri-bê, Indonexia, Philipin, Ấn Độ, . Có nhiều biến
    thể khác nhau từ loại hình này nhưng chúng đều cùng dựa trên nguyên tắc là:
    đưa sản phẩm như ngũ cốc, vật nuôi, sức lao động hoặc tiền vào sử dụng
    21
    chung nhằm mục đích tích lũy, phân bổ cho thành viên của nhóm sử dụng
    theo thứ tự.
    Tuy nhiên, có thể nói rằng TCVM được tái khởi xướng bắt nguồn từ hai
    phát hiện quan trọng trong những năm 1970, đó là: (i) Người nghèo có khả
    năng hoàn trả khoản vay theo lãi suất thị trường - Kinh nghiệm thực tiễn tại
    châu Á, châu Mỹ - Latinhchứng minh rằng hộ nghèo có nhu cầu vay vốn và
    sẵn sàng trả mức lãi suất đủ để bù đắp chi phí của tổ chức cho vay; phát hiện
    này đã loại bỏ định kiến rằng người nghèo không thể trả nợ; ngày nay, hầu hết
    các tổ chức TCVM ghi nhận rằng tỷ lệ nợ quá hạn thấp dưới 5%. Có một tỷ lệ
    nợ quá hạn thấp như vậy, khả năng thành lập tổ chức TCVM bền vững trở nên
    thực tế đối vớinhà cung cấp dịch vụ tài chính. (ii) Áp lực tập thểthay thế cho
    việc thế chấp tài sản - Nhà thực hành TCVM nhận thấy rằng việc cho phụ nữ
    vay cùng hình thức bảo lãnh món vay theo nhóm thường đạt tỷ lệ hoàn trả rất
    cao; trên thực tế, họ có tài sản rất hạn chếnên phát hiện này đã mở ra hình
    thức cho vay liên đới như một phương tiện cung cấp dịch vụ tài chính cho
    những đối tượng khách hàng thực sự nghèo đói [48, tr.30].
    Giáo sư kinh tế Mohamed Yunus ở Bangladesh thử nghiệmđi đến kết
    luận rằng: vài đô la cũng có thể giúp một phụ nữ nghèo thực hiện một vài hoạt
    động sinh lợi và nhiều trường hợp như vậy đã thoát khỏi đói nghèo. Món cho
    vay đầu tiên mà giáo sư này thực hiện vào năm 1978 đã thu được kết quả khả
    quan dẫn đến việc thành lập một NGO; tổ chức tiếp tục hoàn thiện, lớn mạnh
    - đây chính là tiền thân của ngân hàng Grameen hiện đang phục vụ hàng triệu
    lượt khách hàng. Tháng 12 năm 1997, 130 nước tham dự Hội nghị Thượng
    đỉnh về TCVM được tổ chức tại Washington (Mỹ),rút ra kết luận:―Tài chính
    vi mô là công cụ sắc bén, có hiệu quả trong cuộc chiến chống đói nghèo và
    bảo đảm khả năng độc lập về kinh tế cũng như nhân phẩm của con người‖.
    Đây được xem như bước khởi đầu của Chiến dịch Tài chính vi mô rộng lớn

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Nguyễn Kim Anh (2010), Phát triển Tài chính vi mô ở khu vực nông nghiệp,
    nông thôn Việt Nam, NXB Thống kê.
    2. Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh (2005), Tăng trưởng kinh tế - Một số đánh giá
    ban đầu cho Việt Nam, CIEM tháng 5.
    3. Lê Xuân Bá (2012), Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam: Một
    số vấn đề lý luận và thực tiễn, Trung tâm thông tin tư liệu CIEM, tháng 10.
    4. MFWG (2007), Bản tin tài chính vi mô Việt Nam, số 10.
    5. Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang (1999), Phát triển nông nghiệp, nông thôn
    trong giai đoạn CNH và HĐH ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà nội.
    6. Nguyễn Thị Cành (2010), “Giải quyết công ăn việc làm ở nông thôn - một hướng
    phát triển bền vững”, Tạp chí Phát triển kinh tế, tháng 11.
    7. Quỹ Trợ Vốn Cho Người Nghèo Tự Tạo Việc Làm (CEP)(2007), Tiến đến một
    ngành tài chính vi mô hoạt động bền vững về tài chính trong khung khổ pháp
    lý, Báo cáo hội thảo.
    8. Robert Chambers (1991), Phát triể n nông thôn, NXB Đạ i h ọc và giáo d ục chuyên nghi ệ p.
    9. Đỗ Kim Chung (2005), “Tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo: một số vấn đề
    lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 330 tháng 11.
    10. CIEM - Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương – Trung tâm tư vấn quản lý
    và đào tạo (2007), Giải đáp những câu hỏi khó của các Nghị định hướng dẫn
    Luật đầu tư, NXB Lao động – Xã hội.
    11. Citi Network (2008), Báo cáo đánh giá về ngành tài chính vi mô Việt Nam,
    BWTP Network.
    182
    12. Bùi Xuân Dự (2007), “Từ vấn đề xác định hộ nghèo, xem xét lại cách tiếp cận
    xây dựng chuẩn nghèo”, Hoạt động nghiên cứu khoa học, Viện khoa học lao
    động và Xã hội số 14 tháng 12.
    13. Ariel Fiszbein, Norbert Schady (2009), Trợ cấp tiền mặt có điều kiện, Ngân
    hàng Thế giới tại Hà Nội, số giấy phép xuất bản 72/GP-CXB.
    14. Nguyễn Thu Hà (2011), “Kinh nghiệm phát triển thanh toán điện tử trong dân cư
    khu vực châu Á”, Tạp chí Ngân hàng số, 20 tháng 10.
    15. Trần Thị Tuy Hòa (2007), “Nâng cao hiệu quả của thị trường cho người nghèo
    tại Đắk Nông - Những phát hiện chính và kiến nghị”, Hoạt động nghiên cứu
    khoa học, Viện khoa học lao động và Xã hội số 14 tháng 12.
    16. Hafiz A . Pasha& T. Palanivel (2004), Chính sách và tăng trưởng vì người
    nghèo – Kinh nghiệm châu Á, Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc.
    17. Hà Hoàng Hợp (Trưởng nhóm),Th.s Nguyễn Minh Hương, Th.s Ngô Thị Minh
    Hương (2007), Việt Nam sau khi ra nhập WTO: Tài chính vi mô và tiếp cận
    người nghèo ở nông thôn, Trung tâm Phát triển và Hội nhập.
    18. Lưu Đức Khải (2009), “Kinh nghiệm quốc tế về chuyển dịch cơ cấu lao động
    nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 11 tháng 6.
    19. Lê Thị Lân (2009), Con đường phát triển tài chính vi mô Việt Nam, Trung tâm
    Nguồn lực Tài chính Cộng đồng.
    20. Lê Thị Lân (2009), Xây dựng ngành tài chính vi mô Việt Nam phát triển theo
    hướng bền vững để thực hiện mục tiêu xóa bỏ đói nghèo, Mạng lưới tài chính
    vi mô M7.
    21. Trương Hoàng Lương (2010), Giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng góp phần
    thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp – Nông thôn tỉnh Kiên Giang, Luận án
    tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
    183
    22. Yean-Yves Martin (Chủ biên) (2007), Phát triển bền vững? học thuyết, thực
    tiễn, đánh giá, NXB Thế giới.
    23. MFWG (2010) Bản tin tài chính vi mô Việt Nam, số 16.
    24. Đào Ngọc Nam (2011), “Chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em ở Việt
    Nam: Thực trạng và một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế
    toán, số 9 tháng 9.
    25. Lê Hoàng Nga (2011), “Hoạt động của tổ chức tài chính vi mô và quỹ Tình
    thương tại Việt Nam”, Tạp chí Ngân Hàng, số 15 tháng 8.
    26. Ngân Hàng Nhà Nước (2010), Quy định, quy chuẩn về tổ chức tài chính vi mô
    tại Việt Nam và định hướng phát triển bền vững, Báo cáo hội thảo.
    27. Nguyễn Quốc Nghi (2011), “Luận bàn về thị trường tài chính nông thôn”, Tạp
    chí Tài chính doanh nghiệp, số 5.
    28. Đào Tấn Nguyễn (2004), Giải pháp tín dụng góp phần thực hiện xóa đói giảm
    nghèo của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học
    Ngân Hàng.
    29. Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam (2011), Đề án Xây dựng và phát triển
    hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020, Báo cáo tọa đàm.
    30. Nhóm công tác Tài chính vi mô Việt Nam (2011), Bản tin TCVM, số 17
    31. Lê Thị Hồng Nhung (2011), Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động của các Quỹ
    tín dụng Nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2015, Luận văn thạc
    sỹ, Đại học Lạc Hồng.
    32. Nguyễn Thị Nhung (2012), Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh
    tế -xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế
    Quốc dân.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...