Luận Văn Tài chính trong sáp nhập các doanh nghiệp ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI:Tài chính trong sáp nhập các doanh nghiệp ở Việt Nam
    Information
    [TABLE]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]MỤC LỤC


    LỜI CAM ĐOAN1

    MỤC LỤC 2

    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4

    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ 5

    MỞ ĐẦU .7

    TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU12

    CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH TRONG SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP 17
    1.1 TỔNG QUAN VỀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP 17

    1.1.1 Tính tất yếu của sáp nhập doanh nghiệp 17

    1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của sáp nhập doanh nghiệp 18

    1.1.3 Các hình thức sáp nhập doanh nghiệp24

    1.1.4 Mục tiêu của sáp nhập doanh nghiệp .26

    1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÀI CHÍNH TRONG SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP 2
    1.2.1 Tài chính trong sáp nhập doanh nghiệp 2

    1.2.2 Xác định giá trị doanh nghiệp 30

    1.2.3 Lựa chọn hình thức thanh toán khi sáp nhập doanh nghiệp 68

    1.2.4 Kế toán trong sáp nhập doanh nghiệp 77

    1.2.5. Kinh nghiệm về một số vấn đề tài chính trong sáp nhập ở một số nước trên thế giới85
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÀI CHÍNH TRONG SÁP NHẬP CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 7
    2.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH MUA BÁN SÁP NHẬP DOANH NGHIỆPỞ VIỆT NAM.7

    2.2 THỰC TRẠNG VỀ TÀI CHÍNH TRONG SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP ỞVIỆT NAM 104

    2.2.1. Xác định giá trị doanh nghiệp khi sáp nhập104

    2.2.2. Phương thức thanh toán trong sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam 108

    2.2.3. Kế toán trong sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam .10

    2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TRONG SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM .11
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH 127

    TRONG SÁP NHẬP CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM .127

    3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VỀ XỬ LÝ TÀI CHÍNH TRONG SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM .127
    3.1.1 Quan điểm và định hướng của Đảng và Nhà nước ta .127

    3.1.2 Tiềm năng của thị trường mua bán sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam 131

    3.2 GIẢI PHÁP VỀ TÀI CHÍNH TRONG SÁP NHẬP CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 140
    3.2.1 Các giải pháp liên quan đến định giá doanh nghiệp khi sáp nhập 140

    3.2.2.Các giải pháp liên quan đến phương thức thanh toán trong sáp nhập 161

    3.2.3.Các giải pháp liên quan đến kế toán trong sáp nhập 164

    3.3 CÁC KIẾN NGHỊ .166

    KẾT LUẬN 16

    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 173

    TÀI LIỆU THAM KHẢO.174

    PHỤ LỤC 182


    MỞ ĐẦU



    1. Tính cấp thiết của luận án

    Trong suốt quá trình hơn 20 năm đổi mới, kinh tế nước ta đã và đang phát triển theo chiều hướng tích cực, các doanh nghiệp được thành lập ngày càng nhiều và hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau. Sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam không nằm ngoài quy luật phát triển doanh nghiệp trên thế giới, bên cạnh đó việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài có thêm nhiều điều kiện và cơ hội đầu tư.
    Ở Việt Nam trong những năm gần đây, thị trường mua bán sáp nhập doanh nghiệp đã và đang phát triển theo xu hướng của thế giới, điều đó phù hợp với quá trình mở cửa và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam.
    Tuy vậy, để đảm bảo cho nền kinh tế VN phát triển bền vững và hội nhập quốc tế phải đảm bảo cho nền kinh tế ấy phát triển theo những quy luật mà kinh tế thị trường đặt ra. Mua bán sáp nhập doanh nghiệp là một trong những hệ quả của quy luật cạnh tranh của kinh tế thị trường. Doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường thường phải đối mặt với sự cạnh tranh từ nhiều phía: từ trong nội bộ ngành, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, Sự canh tranh gay gắt đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục cải tiến hoạt động của mình. Những doanh nghiệp không chống chọi được một số sẽ phải tự giải thể hoặc phá sản; số khác trở thành đối tượng cho các nhà đầu tư mới khác cả trong nước và ngoài nước mua lại để bước vào hoạt động kinh doanh trên thị trường. Điều đó là cơ sở cho một thị trường tiềm năng cho hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.
    Mặt khác, để hòa nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam trước hay sau sẽ gặp phải một trong những vấn đề nóng bỏng của kinh tế thế giới đó là mua bán sáp nhập doanh nghiệp. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm cơ hội đầu tư ở các nước khác nhau. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt nhânlực, thời gian và để có thể tiếp cận nhanh và nắm bắt ngay các cơ hội đầu tư, các nhà đầu tư có thể lựa chọn hình thức mua bán sáp nhập doanh nghiệp. Hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp được đánh giá là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp các doanh nghiệp trong nước tiếp cận nhanh với công nghệ, kinh nghiệm quản lý, các kỹ năng về thị trường và xuất khẩu. Thông qua mua bán sáp nhập doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí và đạt được nhiều lợi ích như gia tăng thị phần, tập trung nguồn lực nhằm tạo sức cạnh tranh trên thị trường.
    Trong Nghị quyết của các đại hội Đảng gần đây đã chú trọng vấn đề đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp trong đó có đề cập đến mua bán sáp nhập doanh nghiệp. Tuy vậy, trọng tâm trong sắp xếp đổi mới doanh nghiệp vẫn là cổ phần hóa, sáp nhập doanh nghiệp chưa đề cập nhiều. Hơn nữa, về lý luận, đây là vấn đề tương đối mới ở Việt Nam. Một số nghiên cứu gần đây mới chỉ giải quyết một số khía cạnh nội dung của vấn đề này nhưng chưa có nghiên cứu nào có tính hệ thống.
    Xuất phát từ thực trạng trên, nghiên cứu về sáp nhập doanh nghiệp ở VN là cần thiết cả về lý luận và thực tiễn.
    Nghiên cứu về sáp nhập doanh nghiệp nhằm giải quyết nhiều vấn đề: thủ tục pháp lý, tài chính, nhân sự, công nghệ, trong đó vấn đề tài chính trong sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam còn nhiều bất cập phải giải quyết để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động sáp nhập doanh nghiệp.
    Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tài chính trong sáp nhập các doanh nghiệp ở Việt Nam” để nghiên cứu.

    2. Mục đích nghiên cứu của luận án

    - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về tài chính trong sáp nhập doanh nghiệp và nghiên cứu các kinh nghiệm của thế giới về tài chính trong sáp nhập doanh nghiệp. Trên cơ sở nghiên cứu ứng dụng các kinh nghiệm của thế giới, đề xuất các giải pháp hoàn thiện về vấn đề tài chính trọng tâm trong sáp nhập doanhnghiệp và điều kiện để áp dụng chúng ở Việt Nam.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    - Đối tượng nghiên cứu của luận án: Các vấn đề tài chính trong sáp nhập doanh nghiệp trong lý luận và thực tiễn ở trên thế giới và Việt Nam.
    - Phạm vi nghiên cứu:

    Xuất phát từ đòi hỏi thực tế mua bán sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam, nghiên cứu chỉ lựa chọn và tập trung vào ba vấn đề trọng tâm về tài chính trong sáp nhập doanh nghiệp: định giá doanh nghiệp, phương thức thanh toán và phương pháp kế toán trong sáp nhập doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu phương thức thanh toán ở đây là thanh toán giữa bên mua/bên nhận sáp nhập và bên bán/bên bị sáp nhập (không đề cập đến thanh toán các khoản nợ ngân hàng, nợ nhà cung cấp, người lao động, Nhà nước, công ty mẹ).
    Vì sáp nhập doanh nghiệp là vấn đề khá mới ở Việt Nam và thực tế về sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam không có nhiều nên nghiên cứu sẽ chú trọng nhiều vào tổng kết kinh nghiệm nước ngoài và hệ thống hóa các kinh nghiệm đó trong lý luận về tài chính và giải pháp hoàn thiện các vấn đề tài chính trong sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam làm cơ sở định hướng cho hoạt động này trong thời gian tới. Đối với thực trạng sáp nhập ở Việt Nam, vì đây là vấn đề tương đối mới nên nghiên cứu sẽ tập trung vào phân tích hoạt động sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam từ năm 2003 trở lại đây.

    4. Phương pháp nghiên cứu

    - Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, hệ thống hoá, phân tích thống kê, so sánh, tổng hợp làm phương pháp luận cơ bản cho việc nghiên cứu các lý luận cơ bản và đánh giá thực trạng tài chính trong mua bán sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam:
    Phương pháp duy vật biện chứng: phân tích sáp nhập doanh nghiệp trong mối quan hệ với các hình thức khác của đầu tư trực tiếp nước ngoài, mốiquan hệ giữa các vấn đề cơ bản của tài chính trong sáp nhập doanh nghiệp với các vấn đề khác của quản lý Nhà nước về cạnh tranh, thuế, theo một logic khoa học
    Phương pháp hệ thống hoá, phân tích thống kê so sánh và tổng hợp được sử dụng xuyên suốt từ hệ thống hoá có chọn lọc các kinh nghiệm của nước ngoài về tài chính trong sáp nhập từ đó phân tích và tổng hợp nên những lý luận cơ bản về tài chính trong sáp nhập doanh nghiêp, đúc rút những bài học kinh nghiệm từ sáp nhập doanh nghiệp trên thế giới.
    - Ngoài ra luận án còn sử dụng phương pháp khảo sát thực tế tại các đơn vị thực hiện mua bán doanh nghiệp, phỏng vấn các chuyên gia kinh tế, pháp lý trong lĩnh vực mua bán doanh nghiệp và phương pháp mô hình toán để định giá doanh nghiệp làm căn cứ đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện các vấn đề tài chính trong hoạt động sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam.

    5. Những đóng góp của luận án

    - Hệ thống hóa lý luận về tài chính trong sáp nhập doanh nghiệp.

    Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước phát triển, luận án đã hệ thống hóa được các lý thuyết về xác định giá trị DN khi SNDN, phương thức thanh toán và kế toán trong SNDN.
    Những tổng kết về mặt lý luận kể trên, đặc biệt là bài học kinh nghiệm rút ra từ những tổng kết trên đã thể hiện nội dung mới về mặt lý thuyết của luận án.
    - Trên cơ sở khảo sát và phân tích khoa học thực trạng hoạt động sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam, luận án đã phát hiện ra được các bất cập lớn nhất đang hạn chế sự phát triển của hoạt động sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam (đó là các bất cập do thiếu mô hình định hướng trong xác định giá trị doanh nghiệp khi sáp nhập (xác định giá trị cộng hưởng), hệ thống thông tin hỗ trợ cho định giá doanh nghiệp còn chưa hoàn thiện, bất cập trong thanh toán cho sáp nhập (chủ yếu dùng tiền mặt) do nền ’kinh tế ưa thích dùng tiền mặt’ và thiếu một mô hình xác định rủi ro tương ứng với các hình thức thanh toán lựa chọn, chưa có
    hướng dẫn chuyên biệt về kế toán trong sáp nhập doanh nghiệp và những khó khăn trong xác định giá phí sáp nhập, chính sách pháp luật chưa hoàn thiện, hạn chế về thông tin, về nhân lực,).
    - Trên cơ sở những nghiên cứu ở phần trên, luận án đã tập trung đề xuất chi tiết một hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện các vấn đề tài chính trong sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam, trong đó nổi lên một số nội dung mới, đó là:
    Đề xuất phương pháp xác định giá trị cộng hưởng trên cơ sở phù hợp với điều kiện Việt Nam. Đề xuất các giải pháp khắc phục các khó khăn trong xây dựng giả định định giá doanh nghiệp cũng như cách xác định hệ số beta, tỷ lệ chiết khấu,
    Đề xuất mô hình lựa chọn phương thức thanh toán: khi nào dùng cổ

    phiếu và khi nào dùng tiền mặt để thanh toán trên cơ sở các rủi ro tương ứng.

    Đề xuất áp dụng thống nhất các chuẩn mực kế toán kiểm toán. Đề xuất các điều kiện áp dụng phương pháp kế toán gộp chung giản đơn ở Việt Nam.
    Ngoài ra, luận án cũng đưa ra các đề xuất về hoàn thiện chính sách pháp luật về mua bán sáp nhập, các điều kiện thúc đẩy sự phát triển của thị trường mua bán sáp nhập doanh nghiệp.

    6. Kết cấu của đề tài

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung gồm 3 chương:

    Chương 1: Những lý luận cơ bản về tài chính trong sáp nhập doanh nghiệp.

    Chương 2: Thực trạng về tài chính trong sáp nhập các doanh nghiệp ở ViệtNam.

    Chương 3: Giải pháp hoàn thiện một số vấn đề tài chính trong sáp nhập các doanh nghiệp ở Việt Nam.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]



     

    Các file đính kèm:

Đang tải...