Sách Tài chính phát triển thị trường, định chế và chi phí giao dịch

Thảo luận trong 'Sách Kinh Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Có nhiều lập luận ủng hộ hệ thuyết (paradigm) kinh tế hiện hành trong việc nó đề cao vai
    trò của các thể chế thị trường đối với hoạt động quản trị kinh tế và tài chính trong những
    khu vực và những ngành khác nhau. Nhưng đồng thời cũng có một vài lập luận phản đối
    đáng lưu ý. Việc nhận thức được sự phụ thuộc lẫn nhau phức tạp giữa một bên là các thể
    chế và những hoạt động của chúng và bên kia là sự tiến triển của các quy tắc quản trị theo
    thời gian là hết sức quan trọng. Toàn cầu hóa hay sự hội nhập kinh tế và tài chính mà đã
    nổi lên trong thập niên 1990 đã có những đóng góp tích cực lẫn tiêu cực (để biết về một
    quan điểm có tính phê phán những chính sách và tác động của toàn cầu hóa, hãy xem
    Baker và các cộng sự 1998 và Stiglitz 2002). Vai trò và những hạn chế của sự toàn cầu
    hóa hay sự mở rộng thị trường toàn cầu xứng đáng nhận được sự nghiên cứu cẩn trọng về
    khu vực tài chính trong mối quan hệ với vai trò của khu vực này trong việc đạt được
    những mục tiêu phát triển của các khu vực kém phát triển hơn trong xã hội. Một số ý
    nghĩa của sự tự do hóa và toàn cầu hóa tài chính được thảo luận trong chương 4. Những
    vai trò còn đang được tranh cãi rộng khắp của các thể chế chính phủ (bao gồm cả những
    chế định – regulatory regimes) tương phản với vai trò của các thể chế thị trường là một sự
    đơn giản hóa quá mức những tiến trình cơ bản. Điều thực sự liên quan là một sự kết hợp
    khôn ngoan giữa các thể chế chính phủ và thị trường cũng như các thể chế tư nhân khác
    được xây dựng dựa trên một hệ thống pháp luật và pháp quyền vững chắc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...