Thạc Sĩ Tài chính ở việt nam phát triển thị trường cho thuê

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 14/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    Đối với phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam, một khi phát sinh nhu cầu về vốn để đầu tư
    máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển nhằm đổi mới công nghệ hay mở rộng nhà
    xưởng, mở rộng thị phần đều nghĩ đến việc huy động nguồn vốn từ bà con, họ hàng, bạn
    bè . Và tiếp theo đó là một kênh thông thường và phổ biến nhất: sử dụng tín dụng từ các
    ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, liệu đây có phải là những giải pháp duy nhất và hiệu
    quả nhất cho doanh nghiệp hay không? Câu trả lời sẽ dẫn chúng ta đến một khái niệm khá
    mới với đa phần các doanh nghiệp, đó chính là khái niệm về một nghiệp vụ của các
    TCTD: Nghiệp vụ Cho thuê tài chính (CTTC).
    Vốn đã xuất hiện rất lâu từ những năm trước Công Nguyên, chính vì vậy, hoạt động CTTC
    trên thế giới đã có một tiền đề phát triển rất vững chắc. Và cùng với sự phát triển của nền
    kinh tế hàng hóa, của khoa học kỹ thuật, CTTC đã khẳng định những thế mạnh của mình
    để trở thành một trong những nghiệp vụ thường xuyên nhất, quan trọng nhất trong hành
    trình phát triển của doanh nghiệp, của nền kinh tế. Hoạt động CTTC tại một số nước phát
    triển chiếm một con số khá ấn tượng, ví dụ như Mỹ thì tỷ trọng CTTC tính trên GDP ước
    khoảng 1,9%, của Ý là 2%, Đức là 2,3%, Nhật Bản là 1,7%, Slovakia là 4,3% . Và như
    vậy, mức độ xâm nhập của CTTC vào thị trường các nước phát triển là rất lớn.
    Trên cơ sở kế thừa và học tập kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển, nhằm khắc phục
    nhược điểm nghiệp vụ cho vay và khuyến khích Doanh nghiệp đổi mới máy móc thiết bị,
    áp dụng công nghệ mới để đẩy mạnh sản xuất, hoạt động CTTC tại Việt nam đã được hình
    thành trên cơ sở tín dụng thuê mua, và chính thức đi vào hoạt động từ 1995 theo Nghị định
    64/CP của Chính phủ. Nay là Nghị định 16/CP, Nghị định 65/CP sửa đổi, bổ sung NĐ 16
    và một số thông tư hướng dẫn khác.
    Trải qua hơn 10 năm, các công ty cho thuê tài chính hoạt động trong nước đã phần nào đáp
    ứng được những mục tiêu mà nền kinh tế đã đặt ra và đòi hỏi. Đó là tạo ra một kênh dẫn
    vốn mới với những đặc trưng và tiện ích riêng, giúp các Doanh nghiệp thuộc mọi thành
    phần kinh tế có thể sử dụng để phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các Doanh
    nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, so với một thị trường được đánh giá là rất tiềm năng cho
    hoạt động CTTC phát triển thì thị phần mà các Cty CTTC đã khai thác được là không đáng
    kể. Tỷ lệ <0.7%/GDP là rất xa so với đánh giá của các chuyên gia: “Thị trường CTTC của
    Việt Nam sẽ rất nhộn nhịp trước và trong suốt lộ trình hội nhập”.
    Trước thực tế trên, tôi quyết định chọn đề tài: “PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHO THUÊ
    TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM” để có cơ hội tiếp cận và hiểu sâu hơn hoạt động của các
    Công ty CTTC tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, hiểu được vì sao hoạt động CTTC tại Việt
    Nam vẫn chưa thể phát triển nhanh và mạnh, và vì sao phần lớn các doanh nghiệp vẫn
    chưa mặn mà với hình thức được đánh giá là chứa nhiều ưu điểm này.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Bằng việc chọn đề tài này, với cơ hội tiếp cận và tìm hiểu rõ hoạt động CTTC tại Việt
    Nam, tôi muốn đưa ra một số kiến nghị với mong muốn góp phần đưa hoạt động CTTC tại
    Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn, thực tiễn hơn để thị trường CTTC thực sự trở thành
    một kênh cung vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp và cho nền kinh tế, đặc biệt là các
    doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời những giải pháp đề ra trong nghiên cứu này cũng là
    những giải pháp thiết thực để các công ty CTTC trên thị trường hiện nay có thể tham khảo
    và thực hiện nhằm mở rộng hơn nữa phạm vi, quy mô hoạt động cũng như phát huy vai trò
    của mình trong quá trình phát triển của nền kinh tế nước ta.
    3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    3.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU
    Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, tôi đã thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Cụ
    thể như sau:
    ã Nguồn tài liệu đã được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại
    chúng: sách báo, tạp chí chuyên ngành, internet . Có liên quan đến lĩnh vực
    CTTC.
    ã Nguồn tài liệu sử dụng trong các hội thảo về nghiệp vụ CTTC mà tôi đã tham dự:
    Hội thảo “Cho thuê tài chính – Giải pháp hiệu quả cho các Doanh nghiệp vừa và
    nhỏ” do Công ty Cho thuê Tài Chính Ngân hàng Sài gòn Thương Tín tổ chức tháng
    03/2007, Hội thảo “ Cho thuê Tài chính đối với các doanh nghiệp trong Khu Chế
    xuất” tại triển lãm các Khu Chế Xuất Tp. HCM tháng 05/2007
    ã Các tài liệu về số liệu hoạt động của Công ty Cho Thuê Tài Chính của các công ty
    CTTC trên thị trường Việt Nm, các số liệu do Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín đã
    được cung cấp trong quá trình nghiên cứu.
    ã Và một số nguồn tài liệu khác như: Các văn bản pháp luật quy định về hoạt động
    CTTC, các nhận xét, ý kiến của một số chuyên gia trong ngành
    3.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
    ã Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng khá thường xuyên để thấy
    được xu hướng biến động cũng như tương quan giữa các trường hợp để từ đó rút ra
    nhận xét về mức độ phát triển, mức độ xâm nhập của hoạt động CTTC vào các thị
    trường khác nhau.
    ã Phương pháp tỷ lệ cũng được kết hợp với phương pháp so sánh để thấy được sự
    thay đổi về tỷ lệ phần trăm giúp cho người đọc dễ nhận thấy được hiệu quả của các
    nội dung, các khía cạnh mà nghiên cứu đề cập đến.
    ã Phương pháp chuyên gia có sử dụng trong nghiên cứu qua việc tham khảo các nhận
    định, ý kiến của các chuyên gia trong ngành nhằm mang lại giá trị thực tiễn cũng cố
    cho các nhận định của cá nhân về các nội dung nghiên cứu đã trình bày.
    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Với mục đích nghiên cứu đã đề ra, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là tổng
    quan chung về thị trường CTTC tại Việt Nam và có bổ sung một góc nhìn cụ thể dựa vào
    việc xâm nhập thực tế hoạt động CTTC tại Công ty Cho Thuê Tài Chính Ngân hàng Sài
    gòn Thương Tín.
    5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
    Qua các số liệu và thông tin thu thập được, kết hợp các phương pháp nghiên cứu và kiến
    thức đã được trang bị, đề tài đưa ra những nhận định liên quan đến thị trường CTTC cũng
    như hoạt động CTTC của các Công ty CTTC tại Việt Nam. Từ đó, đề ra những giải pháp
    nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường CTTC tại Việt Nam trong thời gian
    tới.
    6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    Để đạt được mục đích nghiên cứu mà đề tài đã đề ra, nội dung của đề tài sẽ bao gồm các
    nội dung sau:
    ã Tìm hiểu về sự phát triển của hoạt động CTTC trên thế giới
    ã Sự thâm nhập của hoạt động CTTC vào Việt Nam và đánh giá tiềm năng phát triển.
    ã Hoạt động thực tế của các Công ty CTTC tại Việt Nam và đánh giá những thành
    tựu, hạn chế.
    ã Trên cơ sở hoạt động thực tế của các Công ty CTTC đã nêu trên, kiến nghị những
    giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động CTTC tại Việt Nam trong thời
    gian tới.
    7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:
    Với nội dung đã đề cập trên, Luận văn bao gồm 4 chương như sau:
    ã Chương 1: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH
    ã Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT
    NAM TRONG THỜI GIAN QUA
    ã Chương 3: NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH
    NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
    ã Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở
    VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...