Tài liệu Tài chính nhóm (9 điểm) Phân tích tình trạng nợ công tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU:
    Vay nợ là hiện tượng bình thường trong quy luật kinh tế của một quốc gia bất kể phát triển hay đang phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của quốc gia khi Ngân sách bị thâm hụt. Tuy nhiên điều đáng quan tâm là, đừng để nợ công ảnh hưởng tiêu cực đến thế hệ mai sau. Đối với một quốc gia, vấn đề nợ công tác động đến rất nhiều mặt như các chính sách tài khóa, tiền tệ, an sinh xã hội, tỷ giá vì vậy việc quản lý nợ công là một vấn đề vô cùng quan trọng và có ý nghĩa trong mọi mặt của đời sống xã hội. Mới đây thế giới vừa chứng kiến những “phen đảo lộn” nền kinh tế mà tiêu biểu là cuộc khủng hoảng nợ công của Hi Lạp khiến không chỉ Châu Âu mà cả quốc tế đều lo ngại, rồi Chính phủ Mỹ cũng đang rơi vào tình trạng bế tắc liên quan đến vấn đề nợ công khiến cho Cơ quan xếp hạng tín dụng S&P đã hạ xếp hạng tín dụng của cường quốc kinh tế này từ AAA xuống AA+ bởi lo lắng về sự thâm hụt ngân sách. Có thể thấy nợ công đang là vấn đề nóng hổi của kinh tế thế giới, vậy tình trạng nợ công ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra như thế nào? Bài tiểu luận sau đây của nhóm hi vọng sẽ làm sáng tỏ được phần nào vấn đề rất phức tạp này ở Việt Nam hiện nay!

    NỘI DUNG CHÍNH:


    I. THU NSNN TỪ CÁC KHOẢN VAY NỢ Ở VIỆT NAM – NHÌN TỪ GÓC ĐỘ PHÁP LÝ:
    Nợ công theo quy định của pháp luật hiện hành bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương. Đây là những vấn đề rất rộng và phức tạp, được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật nên nhóm sẽ chỉ đề cập đến những vấn đề cơ bản là nợ Chính phủ và nợ Chính quyền địa phương, và những văn bản pháp luật quan trọng như: Luật NSNN 2002; Luật quản lý nợ công 2009; Nghị định 01/2011/NĐ-CP của Chính phủ về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương; Nghị định 131/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.
    1.THU NSNN TỪ CÁC KHOẢN VAY NỢ CHÍNH PHỦ.
    Khoản 2 Điều 3 Luật Quản lý nợ công quy định: “Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...