Báo Cáo Tài Chính Công

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu


    C

    uộc sống ngày càng phát triển, ngày càng tiến bộ, con người ngày càng có cuộc sống đầy đủ, phong phú hơn, song quy luật “sinh lão bệnh tử” không chừa một ai, cuộc sống luôn luôn tồn tại những khó khăn, rủi ro khó lường từ các hoạt động của con người, từ thiên nhiên, dịch bệnh, các quá trình phát triển kinh tế - xã hội .Điều đó tác động xấu đến chất lượng cuộc sống của con người, để tồn tại và phát triển con người đã có nhiều biện pháp để khắc phục khó khăn. An sinh xã hội (ASXH) ra đời đã ngăn chặn và hạn chế bớt những khó khăn, rủi ro trên.

    Truyền thống tương trợ, hỗ trợ, san sẻ nhau đã xuất hiện từ xa xưa lúc con người cùng nhau săn bắt, hái lượm để tồn tại, cùng nhau chiến đấu với thú dữ, thiên tai, và cho đến ngày nay trước những biến cố, rủi ro của cuộc sống, tinh thần ấy vẫn được phát huy mạnh mẽ và ngày càng có những hình thức đa dạng như: bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội, trợ cấp gia đình, các chương trình xoá đói giảm nghèo, các quỹ tiết kiệm xã hội .Đối với nước ta, bảo đảm ngày càng tốt hơn an sinh xã hội luôn là một chủ trương, nhiệm vụ lớn của Đảng và Nhà nước, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta và có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự ổn định chính trị - xã hội và phát triển bền vững của đất nước.

    Vậy an sinh xã hội (ASXH) là gì? Thực trạng ASXH ở nước ta như thế nào? Còn những hạn chế, tiêu cực gì trong ASXH? Vai trò của chính phủ như thế nào trong việc giúp cuộc sống của người dân được nâng cao hơn, đảm bảo công bằng hơn? .Bằng phương pháp phân tích, tổng hợp từ những tài liệu trên sách, báo, internet .và những gì thấy được ở thực tế, nhóm tiểu luận sẽ giải đáp những câu hỏi trên, đồng thời cũng đưa ra một số giải pháp trong việc thực hiện an sinh xã hội được tốt hơn, công bằng hơn.

    Song kiến thức là bao la, thực tế lại là một bí ẩn khó có thể khám phá hết mọi khía cạnh, những hiểu biết của chúng em lại còn hạn chế nên khó có thể tránh được thiếu sót trong quá trình viết bài này. Rất mong thầy và các bạn góp ý thêm để bài tiểu luận hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!

    Phần 4: Các giải pháp kiến nghị của nhóm:

    An sinh xã hội và phúc lợi xã hội là hệ thống các chính sách và giải pháp nhằm vừa bảo vệ mức sống tối thiểu của người dân trước những rủi ro và tác động bất thường về kinh tế, xã hội và môi trường; vừa góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Đó không chỉ là trách nhiệm của Chính phủ mà còn là của toàn xã hội. Dưới đây là một số giải pháp theo chủ quan của nhóm để thực hiện ASXH có hiệu quả hơn, công bằng hơn:

    4.1 Các giải pháp chung:

    Hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật một cách đồng bộ, hợp lý, tránh tình trạng chung chung không thể thực thi. Nhưng vẫn phải phù hợp với kinh tế xã hội đất nước.

    Hoàn thiện bộ máy quản lý ASXH theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ đảm bảo hiệu quả, giảm chi tiêu.

    Đào tạo cán bộ quản lý có kiến thức chuyên môn cao nhưng biết kết hợp với thực tế.

    Tăng cường quản lý giám sát chặt chẽ, tránh tình trạng thất thu hoặc sử dụng sai mục đích,

    Tình trạng cung cấp dịch vụ ASXH ở Việt Nam được đánh giá đang lũy thoái, người giàu hưởng nhiều hơn người nghèo Vì vậy, chính phủ cần phân bổ đồng đều các dịch vụ công giữa các vùng miền nhất là vùng xâu, vùng xa.

    4.2 Các giải pháp cụ thể:

    4.2.1 Về BHXH:

    Tăng cường qui mô đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

    Việc thu BHXH phải đảm bảo thu đúng, thu đủ. Đồng thời phải giám sát chặt chẽ nguồn thu. Tăng cường quản lý nguồn thu.

    Tuyên truyền, khuyến khich người dân để thấy được lợi ích của việc tham gia bảo hiểm tự nguyện để hạn chế bớt rủi ro, trên nguyên tắc “đa số bù thiểu số” như thế nào.

    Để khuyến khích người dân chủ động tham gia các loại bảo hiểm ( bắt buộc hay tự nguyện) thì phải thể hiện tính hiệu quả của nó khi tham gia, tránh bớt các thủ tục rắc rối, không cần thiết để không tốn nhiều thời gian, chi phí khác.

    Bên cạnh đó phải có biện pháp kiểm tra, giám sát việc thực hiện bảo hiểm thường xuyên, tránh việc “lạm dụng” bảo hiểm nhưng không tốn quá nhiều chi phí để rồi lại tăng mức đóng bảo hiểm.

    Cần định mức phí bảo hiểm thích hợp với những đối tượng khác nhau, đối với những trường hợp khó khăn như người nghèo, sinh viên, học sinh .thì cần được hỗ trợ từ chính phủ .

    Về BHYT : Đẩy mạnh kế hoạch, chương trình cụ thể, hỗ trợ người nghèo khám bệnh. Mỡ rông BHYT kinh doanh theo nguyên tắc tự nguyện để đáp ứng yêu cầu linh hoạt của các tầng lớp dân cư, đặc biệt là người giàu.

    Nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị cho các cơ sở khám bệnh, bệnh viện công, đặc biệt ở vùng xâu vùng xa.

    Đề cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ y bác sĩ, các cán bộ y tế. có các chính sách cụ thể về lương, thời gian công tác đối với các cán bộ y bác sĩ ở vùng xâu, vùng xa, hải đảo.

    Có các biện pháp kỷ luật cụ thể đối với các cán bộ y tế có thái độ phân biệt giữa các loại dịch vụ khám bệnh. Đặc biệt sử lý nghiêm minh với các trường hợp chiếm đoạt, tham nhũng quỹ bảo hiểm xã hội.


    4.2.2 Trợ cấp xã hội :

    Tăng cường trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ địa phương.

    Mức chuẫn trợ cấp cần thay đổi thường xuyên cho phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội.

    Nên giảm dần các mức xem xét để xét đối tượng nhận trợ cấp.

    Khuyến khích cá tổ chức phi lợi nhuận tham gia công tác bảo trợ xã hội. Giảm gánh nặng cho nhà nước.

    Có hình phạt thích đáng đối với những cán bộ, công chức, các tổ chức “khoác áo giả mạo” từ thiện để tư lợi, ăn chặn tiền trợ cấp xã hội, các quỹ xã hội khác .

    4.2.3 Các chương trình xã hội khác.

    Có các chính sách xóa đói giảm nghèo hợp lý, đồng thời có các hướng dẫn giúp người dân giảm nghèo. Tăng cường kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn tránh tình trạng người dân sử dụng vốn sai mục đích. Công việc kiểm tra giám sat nên giao cho các địa phương, và địa phương chịu trách nhiệm trước chính phủ.

    Tăng cường các chương trình y tế xuống vùng xâu, và phải cung cấp thông tin đầy đủ để mọi người dân đều biết.

    Về lâu dài cần có giải pháp giảm tình trạng thất nghiệp, cải cách nông nghiệp nông thôn, đào tạo lao động có tay nghề, từ đó nâng cao mức sống của người lao động .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...