Thạc Sĩ Tái cấu trúc vốn tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/7/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 15/7/14
    Last edited by a moderator: 1/8/14
    Đề tài luận án: Tái cấu trúc vốn tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam


    Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
    (1) Luận án đã tiếp cận cấu trúc vốn từ các cấu thành của nó, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, đưa ra mô hình kinh tế lượng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn kinh tế Nhà nước nói chung và các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam (TĐDKQGVN) nói riêng, trong đó điểm mới là đã đưa vào mô hình và kiểm định ảnh hưởng của một số nhân tố đặc thù cho tính chất hoạt động và mô hình Tập đoàn kinh tế Nhà nước như : (i) Mức độ liên quan đến lĩnh vực hoạt động chính của Tập đoàn ; (ii) Cấu trúc vốn chủ sở hữu. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để xây dựng các giải pháp tái cấu trúc vốn các doanh nghiệp thuộc TĐDKQGVN với tư cách các doanh nghiệp trong Tập đoàn kinh tế Nhà nước với các đặc thù so với tái cấu trúc vốn một doanh nghiệp độc lập.
    (2) Về mặt phát triển lý luận, Luận án đã đưa ra một hệ thống các tiêu chí cả định lượng và định tính để đánh giá một cấu trúc vốn là cấu trúc vốn tối ưu, bao gồm : (i) Tối thiểu chi phí vốn của doanh nghiệp ; (ii) Phù hợp với khả năng quản trị rủi ro của doanh nghiệp ; (iii) Cấu trúc vốn có tính khả thi, từ đó xác định mục tiêu, phương thức và nội dung tiến hành tái cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn kinh tế Nhà nước.

    Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
    Luận án đánh giá thực trạng cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp thuộc TĐDKQGVN, chỉ ra những hạn chế của cấu trúc vốn hiện nay tại các doanh nghiệp (cấu trúc vốn chưa tối ưu thể hiện ở hiệu quả hoạt động của nhiều doanh nghiệp thuộc TĐDKQGVN thấp, không tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của Tập đoàn), cũng như các nguyên nhân của những hạn chế đó.
    Trên cơ sở xây dựng hệ thống các quan điểm mang tính nguyên tắc, để thực hiện thành công quá trình tái cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp thuộc TĐDKQGVN, luận án khuyến nghị 4 nhóm giải pháp cơ bản đó là: (i) Nhóm các giải pháp trực tiếp nhằm xác định cấu trúc vốn tối ưu cho các doanh nghiệp thuộc TĐDKQGVN; (ii) Nhóm các giải pháp hỗ trợ bao gồm các giải pháp tác động đến các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của các doanh nghiệp và các giải pháp về quản trị doanh nghiệp; (iii) Nhóm giải pháp tái cấu trúc Nợ (Nâng cao khả năng tiếp cận và đa dạng hóa các kênh huy động vốn vay dài hạn; Nâng cao “chất lượng” nợ của doanh nghiệp); (iv) Nhóm giải pháp tái cấu trúc vốn chủ sở hữu (Xây dựng lộ trình “thoái vốn” Nhà nước một cách hợp lý; Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường chứng khoán nhằm giảm lệ thuộc vào vốn Nhà nước; “Lành mạnh” hóa vốn chủ sở hữu, giảm dần và tiến tới xóa bỏ “sở hữu chéo” giữa các doanh nghiệp trong Tập đoàn).
    Để các giải pháp kể trên có thể thực thi có hiệu quả, luận án cũng đề xuất 4 giải pháp vĩ mô như những điều kiện tiên quyết để thực thi các giải pháp tái cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp thuộc TĐDKQGVN.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...