LỜI MỞ ĐẦU I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Tại Việt Nam, với mục tiêu hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh giữ vai trò chủ đạo cho nền kinh tế, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Chính phủ đã triển khai ứng dụng mô hình công ty mẹ - công ty con trên cơ sở sắp xếp lại các Tổng công ty nhà nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân đang trên đường tích tụ và tập trung vốn hình thành các nhóm công ty có quy mô lớn mang tầm vóc của một tập đoàn kinh tế hoạt động theo kiểu gia đình một cách tự phát như: Hòa Phát, Kinh Đô, Biti’s, Đại Dương, Do đó, vấn đề tổ chức quản lý và sự điều chỉnh của pháp luật về các mối quan hệ chồng chéo, phức tạp đối với tập đoàn thuộc sở hữu tư nhân được đặt ra. Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn thuộc sở hữu tư nhân tại Việt Nam hoạt động rất hiệu quả trong lĩnh vực khai thác và phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cao. Với một hệ thống các KCN liên kết với nhau trải dài từ Bắc đến Nam, đã tạo điều kiện cho các địa bàn có tình hình kinh tế - xã hội khó khăn nâng cấp cơ sở hạ tầng, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương, thu hút đầu tư nước ngoài góp phần không nhỏ trong tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, mô hình tổ chức hoạt động của tập đoàn hiện nay còn nhiều hạn chế nhất định trong cơ cấu tổ chức, cơ chế giám sát, cơ chế tài chính, Do đó, việc nghiên cứu các mô hình tổ chức tập đoàn tiên tiến trên thế giới để áp dụng cho Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn nhằm tiến tới hình thành tập đoàn kinh tế mạnh có phạm vi hoạt động vượt ra khỏi quốc gia là hết sức cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã nghiên cứu đề tài “Tái cấu trúc Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn theo mô hình công ty mẹ - công ty con”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài xây dựng mô hình tổ chức và cơ chế quản lý tài chính mới nhằm cấu trúc lại Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn, tiến tới hình thành một tập đoàn kinh tế mạnh điển hình thuộc sở hữu tư nhân tại Việt Nam. III. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU Trước tiên, đề tài đề cập đến những đặc điểm của mô hình công ty mẹ - công ty con ở các quốc gia trên thế giới và các mô hình tập đoàn đang áp dụng tại Việt Nam. Sau đó, phân tích đánh giá thực trạng hoạt động trong mô hình tổ chức của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn, đồng thời nêu ra những hạn chế về mặt pháp lý trong việc hình thành các tập đoàn kinh tế tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất áp dụng mô hình tổ chức mới cho Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn để có thể nhân rộng ra cho các tập đoàn khác có hình thức tương tự. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn được thực hiện trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp phân tích tổng hợp, đúc kết thực tiễn, tham khảo ý kiến của các học giả, các nhà kinh tế để xây dựng mô hình tổ chức mới cho Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn phù hợp với luật pháp Việt Nam hiện hành. V. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về mô hình công ty mẹ - công ty con Chương 2: Thực trạng của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn và các vấn đề pháp lý đối với tập đoàn kinh tế tại Việt Nam Chương 3: Cấu trúc Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Luận văn có khối lượng 67 trang đánh máy, 5 bảng, 6 hình cùng một danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON 1 1.1 MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON 1 1.1.1 Mô hình công ty mẹ - công ty con . 1 1.1.2 Đặc điểm của mô hình Công ty mẹ - công ty con .3 1.1.3 Ưu và nhược điểm của mô hình công ty mẹ - công ty con 4 1.2 MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM 5 1.2.1 Tổng công ty nhà nước theo mô hình công ty mẹ - công ty con .5 1.2.2 Tập đoàn Bưu chính viễn thông (VNPT) - Đặc trưng của mô hình Công ty mẹ - công ty con tại Việt Nam .6 1.2.3 Tập đoàn kinh tế thuộc sở hữu tư nhân tại Việt Nam 9 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 10 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ SÀI GÒN VÀ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI TẬP ĐOÀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM . .11 2.1 TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ SÀI GÒN .11 2.1.1 Nguồn gốc hình thành tập đoàn .11 2.1.2 Các công ty thành viên trong Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn .12 2.1.3 Quy mô của các dự án đầu tư của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn 13 2.1.4 Một số chỉ tiêu tài chính của các công ty trong tập đoàn 15 2.1.4.1 Doanh thu và lợi nhuận 15 2.1.4.2 Hoạt động đầu tư 16 2.1.4.3 Cơ cấu vốn . .17 2.1.4.4 Một số chỉ tiêu tài chính của ngân hàng TMCP Nam Việt .18 2.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ SÀI GÒN 20 2.2.1 Sự hình thành các công ty trong tập đoàn .2 0 2.2.2 Mối quan hệ và tổ chức điều hành giữa các công ty trong tập đoàn .21 2.2.3 Quản lý tài chính trong tập đoàn .23 2.2.3.1 Quản lý tiền mặt .23 2.2.3.2 Huy động vốn trong nội bộ tập đoàn 24 2.2.3.3 Huy động vốn bên ngoài tập đoàn 24 2.2.3.4 Quản lý doanh thu và chi phí .24 2.2.3.5 Phân phối lợi nhuận . .25 2.3 NHẬN XÉT VỀ TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ SÀI GÒN .25 2.3.1 Ưu điểm trong tổ chức của tập đoàn 25 2.3.2 Hạn chế trong tổ chức của tập đoàn 26 2.3.3 Nguyên nhân hạn chế trong tổ chức tập đoàn .27 2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan .27 2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan .28 2.4 NHỮNG TỒN TẠI VỀ MẶT PHÁP LÝ ĐỐI VỚI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM .29 2.4.1 Nền tảng pháp lý của tập đoàn kinh tế chưa được hình thành .29 2.4.2 Quyền hạn của công ty mẹ chưa được pháp luật bảo vệ chính đáng 30 2.4.3 Sự mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật trong việc xác lập các mối quan hệ trong tập đoàn .31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 32 CHƯƠNG 3: CẤU TRÚC TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ SÀI GÒN THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ CÔNG TY CON . 33 3.1 XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON CHO TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ SÀI GÒN .33 3.1.1 Cơ sở pháp lý cho việc xây dựng mô hình .33 3.1.2 Mối quan hệ liên kết làm cơ sở trong việc hình thành tập đoàn .35 3.1.3 Lựa chọn công ty đảm nhận vai trò công ty mẹ .37 3.1.4 Mô hình tổ chức mới cho Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn 39 3.1.4.1 Công ty mẹ - Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn .40 3.1.4.2 Công ty con trong tập đoàn .41 3.1.4.3 Công ty liên kết trong tập đoàn – ngân hàng TMCP Nam Việt .43 3.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON CHO TẬP ĐOÀN 44 3.2.1 Xác lập thị trường tài chính cho tập đoàn .4 4 3.2.1.1 Mô hình quản lý tài chính tập trung và quản lý tài chính phân tán45 3.2.1.2 Mô hình quản lý vừa tập trung vừa phân tán áp dụng cho Tập đoàn .47 3.2.2 Giải pháp xây dựng cơ chế tài chính cho tập đoàn 48 3.2.2.1 Nguyên tắc xây dựng cơ chế tài chính .49 3.2.2.2 Cơ chế huy động vốn . .49 3.2.2.3 Cơ chế quản lý, sử dụng vốn, tài sản .52 3.2.2.4 Cơ chế quản lý doanh thu, chi phí, công nợ .53 3.2.2.5 Cơ chế phân phối lợi nhuận . .53 3.2.2.6 Cơ chế kiểm tra - giám sát trong tập đoàn .54 3.2.3 Giải quyết sự mâu thuẫn giữa chủ sở hữu và Tổng giám đốc – người điều hành công ty con . 57 3.3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CHO TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ SÀI GÒN . 59 3.3.1 phát triển và mở rộng quy mô của ngân hàng TMCP Nam Việt nhằm tăng cường công tác huy động vốn trong nội bộ tập đoàn 59 3.3.2 Gắn kết sự phát triển của tập đoàn với thị trường chứng khoán .62 3.4 NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ THUỘC SỞ HỮU TƯ NHÂN TẠI VIỆT NAM .63 3.4.1 Nhà nước cần phải có chủ trương thúc đẩy và tạo hành lang pháp lý đối với việc phát triển tập đoàn kinh tế thuộc sở hữu tư nhân tại Việt Nam .63 3.4.2 Hoàn thiện tính pháp lý đối với tập đoàn kinh tế tại Việt Nam 65 3.4.3 Mở rộng các quy định liên quan đến định chế tài chính trung gian nhằm thúc đẩy quá trình tập trung vốn đối với tập đoàn kinh tế .65 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 66 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC