Thạc Sĩ Tái cấu trúc nhân sự xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu - cảng Hải Phòng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/7/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÁI CẤU TRÚC NGUỒN NHÂN LỰC 3
    1.1 Tái cấu trúc nguồn nhân lực 3
    1.1.1 Tái cấu trúc là gì? . 3
    1.1.2 Tại sao phải tái cấu trúc? 5
    1.1.3 Khi nào nên tái cấu trúc? 9
    1.1.4 Tái cấu trúc nhân sự phù hợp với CLKD . 11
    1.2 Quản trị nhân sự 12
    1.2.1 Khái niệm về nhân sự và quản trị nhân sự . 12
    1.2.2 Đối tượng của QTNS (Th.s Nguyễn Hữu Thân, 2007) [5 ] . 13
    1.2.3 Mục tiêu của QTNS (Th.s Nguyễn Hữu Thân, 2007) [5 ] . 13
    1.2.4 Vai trò và chức năng của QTNS . 14
    1.2.5 Những nhân tố ảnh hưởng tới nhân sự . 16
    1.2.6. Nội dung cơ bản của quản trị nhân sự . 17
    PHẦN II: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ - SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI XÍ
    NGHIỆP XẾP DỠ HOÀNG DIỆU CẢNG HẢI PHÒNG . 20
    2.1. Quá trình hình thành và phát triển Cảng Hải Phòng 20
    2.1.1 Giới thiệu chung về Cảng Hải Phòng . 20
    2.1.2. Các xí nghiệp trực thuộc. . 20
    2.1.3. Thông tin dịch vụ. 21
    2.1.4. Vị trí địa lý. 21
    2.1.5. Vị trí kinh tế. 21
    2.2. Tổng quan về Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu . 21
    2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu 21
    2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu 23
    2.2.3. Ngành nghề kinh doanh. 24
    2.2.4. Sản phẩm . 24
    2.2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật. . 26
    2.2.6. Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp . 27 0

    2.2.7. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu [6] 32
    2.2.8 Những thuận lợi và khó khó của Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu 33
    2.3 Cơ cấu và chất lượng lao động tại Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu . 35
    2.3.1 Mục đích - ý nghĩa tìm hiểu công tác sử dụng lao động 35
    2.3.2 Đặc điểm lực lượng lao động tại xí nghiệp 36
    2.3.3 Tình hình chất lượng lao động tại xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu 37
    3.3 Hiện trạng công tác quản trị nhân sự tại Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu 41
    3.3.1 Công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực và tuyển dụng 41
    3.3.2 Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực . 42
    3.3.3 Công tác bố trí nhân lực tại xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu 44
    3.3.4 Công tác định mức lao động . 46
    3.3.5. Công tác đánh giá thực hiện công việc. . 48
    3.3.6. Công tác trả thù lao cho người lao động . 48
    3.2.7. Công tác an toàn và sức khoẻ của người lao động 49
    3.2.8 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực 51
    PHẦN III: GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC NGUỒN NHÂN LỰC NHẰM PHÙ
    HỢP VỚI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI XNXD HOÀNG DIỆU - CẢNG
    HẢI PHÒNG 53
    3.1. Chiến lược tại Cảng Hải Phòng – XNXD Hoàng Diệu 53
    3.1.1 Mục đích thành lập và mục tiêu chiến lược 53
    3.1.2 Các chiến lược tại Cảng Hải Phòng – XNXD Hoàng Diệu . 53
    3.2. Xác định nhu cầu nhân sự trong năm 2012 55
    3.3. Biện pháp tái cấu trúc nguồn nhân sự phù hợp với CLKD 58
    3.3.1. Giải quyết nghỉ hưu và nghỉ chế độ cho công nhân viên 58
    3.3.2 Cắt giảm lao động dư thừa không đáp ứng được yêu cầu công việc . 59
    3.3.3. Chuyển nhân sự sang làm việc tại Tân Cảng 59
    KẾT LUẬN 61
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 62

    1

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việt Nam gia nhập WTO đánh dấu một bước thay đổi quan trọng của các doanh
    nghiệp Việt Nam và sự của biến động toàn cầu làm ảnh hưởng lớn tới các doanh
    nghiệp. Trước những cơ hội và thách thức m ới, các doanh nghiệp không ngừng xây
    dựng chiến lược nhằm chủ động trong kinh doanh tránh tình trạng bị động nhằm nâng
    cao năng lực cạnh tranh ở trong nước cũng như trên thị trường quốc tế. Một trong
    những định hướng đó là quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp.
    Xét đến cùng thì nhân lực chính là tác nhân tạo ra vốn và đề xuất những ý tưởng
    mới, cũng như đảm nhận vai trò lựa chọn và ứng dụng các công nghệ tiên tiến, thực
    hiện các chỉ tiêu nhằm nâng cao thành tích của doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp
    vốn và công nghệ có thể huy động được nhưng để xây dựng được đội ngũ cán bộ nhiệt
    tình, tận tâm, có khả năng thích hợp và làm việc có hiệu quả thi rất phức tạp và tốn
    kém nhiều hơn. Vì vậy để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc
    liệt mỗi Công ty cần phải thực hiện tốt công tác quản lý nhân lực nhằm tăng cường và
    phát huy khả năng đáp ứng của nhân lực qua tất cả các giai đoạn phát triển của doanh
    nghiệp.
    Qua quá trình thực tập tại Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu - Cảng Hải Phòng em
    nhận thấy việc sử dụng nguồn nhân lực chưa được hiệu quả: là một xí nghiệp xếp dỡ
    với đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh là vận chuyển, xếp dỡ, lưu kho hàng hoá
    thông qua Cảng với nhiều mặt hàng phong phú nhưng trong xí nghiệp số lao động, chủ
    yếu sử dụng lao động trực tiếp lại có phần lớn người lao động có độ tuổi cao. Điều này
    cho thấy việc sử dụng lao động chưa hợp lý, làm ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả xếp dỡ
    hàng hoá của xí nghiệp. Từ đó qua quá trình thực tập, được tìm hiểu và nghiên cứu vấn
    đề này tại xí nghiệp là chưa từng được thực hiện nên em quyết định chọn đề tài “Tái
    cấu trúc nhân sự Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu - Cảng Hải Phòng” là đề tài nghiên
    cứu khoa học của mình.
    2.Mục tiêu của đề tài
    Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề và đánh giá thực trạng sử
    dụng nguồn nhân lực tại xí nhiệp xếp dỡ Hoàng Diệu để đề ra giải pháp tiến hành quá 2

    trình tái cấu trúc nhân sự.
    3. Phương pháp và thiết bị nghiên cứu
    1. Phương pháp quan sát
    Thông qua trao đổi, phỏng vấn ban lãnh đạo của Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu
    để nắm bắt tình hình nhân sự và chiến lược phát triển của Xí nghiệp.
    2. Phương pháp điều tra
    Theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài tiến hành điều tra, thu thập số liệu liên
    quan đến công tác tái cấu trúc nguồn nhân lực của Xí nghiệp
    3. Phương pháp thống kê
    Để xử lý và phân tích số liệu đã so sánh được
    4. Đối tượng nghiên cứu
    - Nghiên cứu vấn đề nguồn nhân lực và công tác quản trị nguồn nhân lực với đặc
    điểm sản xuất kinh doanh của xí nghiệp
    - Nghiên cứu vấn đề hoạch định, tuyển dụng, đào tạo
    5. Dự kiến những kết quả nghiên cứu của đề tài:
    1. Đóng góp về mặt khoa học, phục vụ công tác đào tạo:
    Là tài liệu phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học
    2. Những đóng góp liên quan đến phát triển kinh tế:
    Phổ biến vận dụng những lý luận này sẽ giúp cho các doanh nghiệp đặc biệt là đội
    ngũ lãnh đạo nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của quá trình tái cơ cấu nhân sự,
    từ đó mạnh dạn áp dụng vào doanh nghiệp mình để nâng cao hiệu quả quá trình hoạt
    động
    3. Những đóng góp về mặt xã hội (các giải pháp cho vấn đề xã hội):
    Nếu đề tài thành công cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay.
    6. Bố cục của đề tài
    Phần I : Nghiên cứu lý thuyết chung về nhân sự và tái cấu trúc nhân sự
    Phần II : Hiện trạng quản lý và sử dụng nhân sự tại XNXD Hoàng Diệu –
    Cảng Hải Phòng.
    Phần III : Tái cấu trúc nhân sự nhằm phù hợp với chiến lược kinh doanh tại
    XNXD Hoàng Diệu – Cảng Hải Phòng. 3

    PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÁI CẤU TRÚC NGUỒN
    NHÂN LỰC
    1.1 Tái cấu trúc nguồn nhân lực
    1.1.1 Tái cấu trúc là gì?
    “Tái cấu trúc” - Từ này bắt nguồn từ hai khái niệm thường gặp trong tư vấn
    quản lý tại các nước phát triển, nơi nghề này rất “đắt khách”. Khi nó thành một nghề
    riêng và ăn khách, người ta sẽ nghĩ ra nhiều khái niệm mới lạ để câu khách. Tuy nhiên,
    khái niệm nguyên gốc của nó là “Business Process Re-engineering” (BPR) hoặc
    “Restructuring”.
    Song, từ đầu tiên dịch sát nghĩa là “Xây dựng lại cách thức, mô hình kinh
    doanh”. Khái niệm thứ hai, có thể dịch sát nghĩa là “Tái cấu trúc”.
    Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về tái cấu trúc doanh nghiệp. Nhưng
    hiểu theo một cách thông thường nhất thì tái cấu trúc doanh nghiệp có thể được định
    nghĩa theo một vài cách dưới đây:
    Thứ nhất: Tái cấu trúc doanh nghiệp chính là việc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức
    của doanh nghiệp, bằng cách xây dựng lại sơ đồ cơ cấu tổ chức, thay đổi các phòng
    ban chức năng với những tên gọi mới. Tái cấu trúc còn quan tâm đến tính hệ thống và
    chuyên nghiệp trong phương thức thực hiện, phối hợp và điều hành công việc.
    Thứ hai: Mỗi doanh nghiệp, kể từ khi ra đời đều phải trải qua những giai đoạn
    phát triển khác nhau, giống như vòng tuần hoàn "sinh, lão, bệnh, tử". Ở mỗi giai đoạn
    phát triển sẽ có những mâu thuẫn nội tại mà nếu không giải quyết được thì doanh
    nghiệp vẫn cứ ở mãi quy mô ấy và có thể tàn lụi. Tái cấu trúc doanh nghiệp chính là
    tìm ra và giải quyết những mâu thuẫn nội tại ấy để doanh nghiệp có thể phát triển lên
    một nấc thang mới.
    Thứ ba: Tái cấu trúc doanh nghiệp là quá trình khảo sát, đánh giá lại cấu trúc
    hiện tại và đề xuất giải pháp cho mô hình cấu trúc mới nhằm tạo ra “trạng thái” tốt hơn
    cho doanh nghiệp nhằm thực hiện những mục tiêu đề ra trong những điều kiện, hoàn
    cảnh luôn thay đổi. Mục tiêu chung của tái cấu trúc là đạt được một “thể trạng tốt hơn”
    cho doanh nghiệp để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả dựa trên những nền tảng về sứ
    mệnh, tầm nhìn, định hướng chiến lược sẵn có của doanh nghiệp. 4

    Việc tái cấu trúc doanh nghiệp luôn phải được xem xé
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...