Tiểu Luận Tái cấu trúc kinh tế - nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ mới

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 với mục tiêu tổng quát là "Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn rong giai đoạn sau”.
    Chiến lược đề ra 5 quan điểm, 12 định hướng phát triển, hình thành một hệ thống đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp lớn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại . như một chỉnh thể thống nhất, bảo đảm phát triển bền vững. Để tạo tiền đề thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ này, Chiến lược xác định phải đột phá vào ba khâu yếu, hiện đang là những điểm nghẽn, cản trở sự phát triển và nếu giải quyết tốt các khâu này sẽ tạo xung lực mới có sức lan tỏa mạnh, giải phóng mọi tiềm năng, khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững.










    I. Xác định đúng các đột phá chiến lược - bài học từ tiến trình đổi mới:
    Vào cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ trước, đất nước ta đứng trước mâu thuẫn lớn giữa tiềm năng và yêu cầu phát triển với thực trạng khủng hoảng kinh tế xã hội kéo dài, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, các ngành sản xuất trì trệ. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra đường lối đổi mới, trong đó quan trọng nhất là đổi mới tư duy mà trước hết là tư duy kinh tế. Trên nền tảng đổi mới tư duy kinh tế, chúng ta đã xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã độc quyền kinh doanh theo kiểu bao cấp, chuyển sang vận hành cơ chế kinh tế thị trường với các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu khác nhau tham gia kinh doanh. Nhờ đó, kinh tế phát triển sống động, đạt tốc độ tăng trưởng cao, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Sự chuyển đổi cơ chế nêu trên đã giải quyết được mâu thuẫn trong sự phát triển của đất nước và thực sự là một đột phá chiến lược. Từ đột phá có tính mở đường này, chúng ta đã thực hiện thành công Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, tạo đà cho bước phát triển mới, cao hơn.
    Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX thông qua chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 - 2010 với ba khâu đột phá, gồm:
    1. Xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà trọng tâm là đổi mới cơ chế, chính sách nhằm giải phóng triệt để lực lượng sản xuất, mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
    2.Tạo bước chuyển mạnh về phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ.

    3. Đổi mới tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, trọng tâm là cải cách hành chính, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh.

    Sau 10 năm triển khai thực hiện, chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng. Đất nước thoát khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Thể chế kinh tế thị trường cơ bản được hình thành, các loại thị trường từng bước phát triển thống nhất trong cả nước, gắn kết ngày càng tốt hơn với thị trường thế giới. Quy mô giáo dục và đào tạo tăng nhanh, chất lượng nguồn nhân lực có bước cải thiện đáng kể. Cải cách hành chính mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính được triển khai mạnh mẽ và đạt được
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...