Báo Cáo Tái cấu trúc khu vực dịch vụ việt nam thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầ

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu






    Bối cảnh hậu khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay đang đặt ra vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế của các quốc gia để tạo lập lại nền tảng cho sự phát triển nhanh và bền vững. Tâm điểm của tái cấu trúc kinh tế là nâng cao hiệu quả, mà cụ thể là tăng năng suất, chủ yếu thông qua hai quá trình : i) nâng cao hiệu quả của các lĩnh vực kinh tế đang hoạt động; và ii) chuyển dịch nguồn lực sang các lĩnh vực mới có hiệu quả kinh tế cao hơn.


    Ở Việt Nam, một trong những nội dung cơ bản của tái cấu trúc kinh tế hiện nay là chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong những năm qua, chuyển dịch cơ cấu kinh tế được tiến hành theo hướng làm tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, những nỗ lực này là chưa đủ để tái cấu trúc nền kinh tế. Bài viết này nêu lên bốn vấn đề lớn xuất hiện trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng chỉ trú trọng tới việc nâng cao tỉ trọng khu vực dịch vụ của Việt Nam trong GDP của nền kinh tế và chỉ ra rằng chính bản thân khu vực dịch vụ cũng cần phải tái cấu trúc, đặc biệt trong bối cảnh hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu.


    Bốn vấn đề lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng chỉ trú trọng tới việc tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ trong GDP của nền kinh tế ở Việt Nam


    * Cơ cấu GDP của khu vực dịch vụ còn thiên về các ngành dịch vụ
    truyền thống và tiêu dùng cuối cùng.


    Xét về tỉ trọng của các ngành dịch vụ trong khu vực dịch vụ và toàn bộ nền
    kinh tế, có thể thấy một số thực tế sau :


    Thứ nhất, ngành dịch vụ phân phối (ngành thương mại) vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất, mặc dù những năm gần đây đang có xu hướng giảm xuống do các loại hình dịch vụ khác (bao gồm cả dịch vụ tiêu dùng cuối cùng) đang tăng lên khi nền kinh tế phát triển hơn.

    Thứ hai, các ngành dịch vụ như khách sạn nhà hàng, vận tải, bưu điện, du lịch có xu hướng tăng và chiếm tỉ trọng lớn hơn trong toàn khu vực dưới tác động của quá trình chuyển đổi nền kinh tế.


    Thứ ba, các ngành dịch vụ mang tính chất "động lực" hay "xương sống" hay "huyết mạch" của nền kinh tế như tài chính-tín dụng, khoa học-công nghệ và giáo dục-đào tạo còn chiếm tỉ trọng rất nhỏ, điều này liên quan đến chất lượng của tăng trưởng kinh tế.
    Bảng 1 : Tỷ trọng của các ngành dịch vụ trong GDP của toàn nền kinh tế (%)


    2005 2006 2007 2008 2009
    TOÀN KHU VỰC 38,01 38,06 38,12 38,10 39,1
    1. Thương mại 13,56 13,63 13,66 13,82 14,32
    2. Khách sạn nhà hàng 3,49 3,68 3,93 4,38 4,54
    3. Vận tải, bưu điện, du lịch 4,36 4,5 4,44 4,53 4,45
    4. Tài chính, tín dụng 1,80 1,81 1,81 1,84 1,92
    5. Khoa học và công nghệ 0,63 0,62 0,62 0,62 0,64
    6. Kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 4,01 3,78 3,80 3,63 3,66
    7. Quản lý nhà nước 2,75 2,74 2,74 2,77 2,86
    8. Giáo dục và đào tạo 3,21 3,15 3,04 2,60 2,66
    9. Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 1,48 1,45 1,41 1,25 1,28
    10. Văn hoá và thể thao 0,50 0,47 0,45 0,41 0,41
    11. Đảng, đoàn thể, hiệp hội 0,13 0,12 0,12 0,13 0,13
    12. Phục vụ cá nhân và cộng đồng 1,94 1,93 1,92 1,94 2,06
    13. Làm thuê công việc gia đình trong các hộ tư nhân 0,17 0,17 0,17 0,17 0,18


    Nguồn : Tổng cục Thống kê (2009). Niên giám thống kê năm 2008. NXB Thống kê, Hà Nội :. Tổng cục Thống kê (2009). Báo cáo Kinh tế-xã hội năm 2009.


    Nhìn chung, cơ cấu ngành dịch vụ của Việt Nam còn chưa thể bắt kịp cơ cấu ngành dịch vụ của các nước phát triển hơn, ngay cả ở trong khu vực như Xingapo. Thí dụ, ngay từ những năm 1996, các nhóm ngành tài chính/dịch vụ kinh doanh, vận tải/thông tin liên lạc, và thương mại của Xingapo đã chiếm lần lượt 40%; 19% và 26% GDP của ngành dịch vụ (MAS, 1998 : i, ii). Năm 2000, ba nhóm ngành lớn là tài chính/dịch vụ kinh doanh, vận tải/thông tin liên lạc và thương mại chiếm của nước này lần lượt 38,9%; 20,4% và 24,2% GDP của toàn ngành dịch vụ (Sajid và Yin, 2008). Điều này cho thấy những ngành dịch vụ trung gian, đặc biệt là nhóm ngành tài chính và dịch vụ kinh doanh, của Việt Nam vẫn còn có nhiều tiềm năng để phát triển hơn nữa.


    Hình 1 : Cơ cấu GDP của ngành dịch vụ (% GDP của ngành dịch vụ)
     
Đang tải...