Thạc Sĩ Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    MỤC LỤC 8
    MỞ ĐẦU 11
    1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài 11
    2. Tổng quan về công trình nghiên cứu 12
    3. Mục tiêu nghiên cứu 14
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 14
    5. Phương pháp nghiên cứu . 15
    6. Những đóng góp của luận án . 15
    7. Kết cấu của luận án 16
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN
    HÀNG THƯƠNG MẠI . 17
    1.1. HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI . 17
    1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại 17
    1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại . 18
    1.1.3. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 19
    1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng thương mại . 27
    1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
    THƯƠNG MẠI . 28
    1.2.1. Khái niệm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại . 28
    1.2.2. Lý do tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại 30
    1.2.3. Nội dung tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại . 31
    1.2.4. Vai trò của ngân hàng trung ương trong quá trình tái cấu trúc hệ thống
    ngân hàng thương mại . 41
    1.2.5. Những khó khăn và rủi ro của quá trình thực hiện tái cấu trúc hệ thống
    ngân hàng thương mại . 45
    1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN
    HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM . 46
    1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại 46
    1.3.2. Những bài học rút ra cho Việt Nam . 58
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 60 9

    9

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
    THƯƠNG MẠI VIỆT NAM . 61
    2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
    NGÂN HÀNG VIỆT NAM . 61
    2.1.1. Thời kỳ 1951 – 1954 . 61
    2.1.2. Thời kỳ 1955 – 1975 . 61
    2.1.3. Thời kỳ 1975 – 1985 . 62
    2.1.4. Thời kỳ 1986 đến nay 62
    2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
    THƯƠNG MẠI VIỆT NAM . 65
    2.2.1. Vốn điều lệ và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu . 66
    2.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh 69
    2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh . 81
    2.3. THỰC TRẠNG TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG
    MẠI VIỆT NAM . 86
    2.3.1. Tái cấu trúc tài chính . 88
    2.3.2. Tái cấu trúc hoạt động kinh doanh . 97
    2.3.3. Tái cấu trúc hệ thống quản trị 110
    2.3.4. Tái cấu trúc sở hữu 113
    2.4.2. Hạn chế trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại
    121
    2.4.3. Các nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế 122
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 125
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
    THƯƠNG MẠI VIỆT NAM . 127
    3.1. CHIẾN LƯỢC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NGÂN HÀNG
    VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 127
    3.1.1 Chiến lược và định hướng phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm
    2020 128
    3.1.2. Chiến lược, định hướng phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến
    năm 2020 . 129 10

    10

    3.2. ĐỊNH HƯỚNG, LỘ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
    THƯƠNG MẠI VIỆT NAM . 132
    3.2.1. Mục tiêu tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 132
    3.2.2. Định hướng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam . 132
    3.2.3. Lộ trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam . 133
    3.3. GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
    VIỆT NAM . 134
    3.3.1. Nhóm giải pháp vĩ mô . 135
    3.3.2. Nhóm giải pháp từ phía các ngân hàng thương mại Việt Nam . 145
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 162
    KẾT LUẬN . 162
    11

    11

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài
    Trải qua hơn 20 năm đổi mới, ngành ngân hàng Việt Nam đã hoàn thành
    xuất sắc nhiệm vụ của mình, luôn giữ vai trò quan trọng là huyết mạch của nền kinh
    tế, là hơi thở trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, là nhân tố không thể thiếu để
    tập trung nguồn lực vốn cho phát triển đất nước. Những thành tựu kinh tế xã hội rực
    rỡ mà Việt Nam đạt được trong công cuộc đổi mới, vai trò, vị thế của Việt Nam
    ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế là có sự đóng góp rất lớn của ngành
    ngân hàng. Cũng vì lẽ đó mà hoạt động ngân hàng rất nhạy cảm, nếu không tạo điều
    kiện đảm bảo an toàn thì dễ gây tổn thương nặng nề cho nền kinh tế.
    Việc mở cửa thị trường ngân hàng, tài chính là xu thế tất yếu trong bối cảnh
    hội nhập quốc tế, nhất là kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO đã mang lại rất nhiều
    cơ hội cũng như thách thức cho hệ thống NHTM Việt Nam. Các NHTM Việt Nam
    phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt hơn từ các ngân hàng nước ngoài đến từ các
    khu vực tài chính phát triển như Mỹ, Châu Âu, Singapore, Nhật Bản, . và chịu tác
    động của những biến động trên thị trường tài chính quốc tế nhiều hơn. Cuộc khủng
    hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu kéo dài từ năm 2008 và đến nay vẫn
    còn để lại hậu quả nặng nề ở nhiều nước, đặc biệt là ở Mỹ mà nguyên nhân chính là
    sự yếu kém của hệ thống NHTM. Điều đó buộc các quốc gia phải quan tâm, đánh
    giá lại toàn bộ hoạt động của các NHTM. Việc tái cấu trúc hệ thống NHTM đã trở
    nên phổ biến và cấp thiết ở mỗi quốc gia để đảm bảo cho các NHTM thích nghi
    được với nhu cầu phát triển mới trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đầy biến động.
    Ở Việt Nam, khi mà thị trường chứng khoán chưa phát triển, gánh nặng về vốn còn
    dồn lên vai các NHTM thì việc giữ cho hệ thống NHTM ổn định và lành mạnh càng
    cần phải đặc biệt quan tâm.
    Đến nay, có thể nói nền kinh tế cũng như hệ thống NHTM Việt Nam đã cơ
    bản vượt qua cơn khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, những hệ lụy của nó đã bộc lộ
    nhiều vấn đề bất ổn trong lĩnh vực ngân hàng, đó là: thanh khoản khó khăn, nợ xấu
    có dấu hiệu tăng cao, năng lực quản trị điều hành hạn chế, sản phẩm dịch vụ nghèo 12

    12

    nàn, lợi nhuận chủ yếu từ hoạt động tín dụng, rủi ro cao ảnh hưởng đến an toàn hệ
    thống, Bên cạnh đó, vấn đề sở hữu chéo; hệ thống mạng lưới các NHTM phát
    triển với tốc độ quá nhanh, số lượng nhiều, chất lượng hoạt động chưa cao, không ít
    NHTM hoạt động vì lợi ích cục bộ, chạy đua lãi suất gây ảnh hưởng lớn đến hệ
    thống ngân hàng và thị trường tiền tệ. Do đó, nếu không có biện pháp can thiệp kịp
    thời sẽ có nguy cơ xảy ra rủi ro gây mất an toàn hệ thống.
    Để ổn định và phát triển nền kinh tế hiệu quả, bền vững, Hội nghị trung ương
    3, khóa 11 (tháng 10 năm 2011) đã nhấn mạnh sự cần thiết tái cấu trúc nền kinh tế,
    trong đó tái cấu trúc hệ thống NHTM và các tổ chức tài chính là một trong ba lĩnh
    vực chủ đạo, quan trọng nhất. Đây là chủ trương lớn thể hiện quyết tâm của Đảng
    nhằm cải tổ nền kinh tế cùng với đẩy lùi tác động, ảnh hưởng tiêu cực của khủng
    hoảng kinh tế thế giới.
    Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của tái cấu trúc hệ thống NHTM
    và với mong muốn đề ra các giải pháp hữu ích nhằm đóng góp cho quá trình tái cấu
    trúc hệ thống NHTM Việt Nam thành công, tác giả chọn đề tài: “Tái cấu trúc hệ
    thống ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài luận án nghiên cứu sinh kinh
    tế tài chính, ngân hàng của mình.
    2. Tổng quan về công trình nghiên cứu
    Liên quan đến nội dung “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt
    Nam” đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:
    - Cao Thị Ý Nhi: “ Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam
    trong giai đoạn hiện nay”, luận án tiến sĩ kinh tế. Luận án đã đánh giá thực trạng và
    tìm ra những nguyên nhân dẫn đến việc cơ cấu lại các NHTM Nhà nước kém hiệu
    quả trong giai đoạn 2000 – 2005, từ đó xây dựng các định hướng và đề xuất các giải
    pháp hữu hiệu nhằm cơ cấu lại NHTM Nhà nước Việt Nam đến năm 2010. Luận án
    được giới hạn trong việc cơ cấu lại bốn NHTM Nhà nước trong giai đoạn 2000 –
    2005. Phạm vi nghiên cứu chỉ dừng lại ở 4 NHTM Nhà nước nên chưa phản ánh
    được thực trạng tái cấu trúc một cách toàn diện hệ thống NHTM Việt Nam, cũng
    chính vì vậy các giải pháp đề xuất tính ứng dụng còn giới hạn. 13

    13

    - Phan Thị Hồng Lê: “Tái cơ cấu ngân hàng thương mại Việt Nam”, luận văn
    thạc sĩ. Luận văn đánh giá được một số vấn đề còn tồn tại trong quá trình tái cơ cấu
    các NHTM Việt Nam và đề xuất những giải pháp nhằm tái cơ cấu các NHTM Việt
    Nam đến năm 2015, tuy nhiên nội dung còn hạn hẹp trong khuôn khổ luận văn cao
    học nên còn thiếu tính hệ thống.
    - Tác giả Nguyễn Hồng Sơn, bài viết “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng: kinh
    nghiệm quốc tế và một số hàm ý về tư duy cho Việt Nam” tại Hội thảo quốc tế “Tái
    cấu trúc hệ thống ngân hàng” ngày 21 tháng 11 năm 2011, trình bày các vấn đề sau:
    (i) Lý do tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là hệ thống ngân hàng rơi vào khủng
    hoảng hoặc một ngân hàng lớn bị rơi vào khủng hoảng; (ii) vì sao cần thực hiện tái
    cấu trúc hệ thống ngân hàng; (iii) Những nguyên tắc cần đảm bảo trong quá trình tái
    cấu trúc; (iv) NHTW độc lập và tăng cường năng lực. Như vậy bài viết trên chỉ
    trình bày được lý do tái cấu trúc ngân hàng chủ yếu là do khủng hoảng kinh tế, mà
    chưa coi tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là công việc cần thực hiện thường xuyên,
    liên tục để duy trì sự ổ định và phát triển. Bài viết cũng chưa đánh giá được thực
    trạng tái cơ cấu hệ thống NHTM và cũng chưa đề cập đến giải pháp tái cấu trúc hệ
    thống NHTM Việt Nam.
    - Tác giả Sameer Goyal , bài viết “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng có vấn đề,
    các bài học từ kinh nghiệm toàn cầu” tại Hội thảo quốc tế “Tái cấu trúc hệ thống
    ngân hàng” ngày 21 tháng 11 năm 2011, đề cập đến: (i) Động cơ tái cấu trúc; (ii)
    Mục tiêu tái cấu trúc (duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng, ngăn ngừa sự lây
    lan, khôi phục niềm tin vào hệ thống ngân hàng); (ii) Những thách thức đối với
    ngành ngân hàng Việt Nam, dẫn chứng những bất ổn của hệ thống ngân hàng Việt
    Nam và (iii) Gợi ý giải pháp tái cấu trúc. Bài viết trên nhấn mạnh những dấu hiệu
    cho thấy bất ổn của ngành ngân hàng Việt Nam và chỉ dẫn những kinh nghiệm tái
    cấu trúc ngân hàng. Tuy nhiên bài viết cũng chỉ nêu được những vấn đề tổng quát
    và các giải pháp chỉ dừng lại ở kinh nghiệm.
    Nhìn chung, trong tất cả các nghiên cứu mà tác giả có điều kiện tham khảo
    về các nội dung liên quan đến tái cấu trúc NHTM Việt Nam, cho tới thời điểm hiện
    nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu sâu về tái cấu trúc hệ thống 14

    14

    NHTM Việt Nam trong bối cảnh từ 2008 đến 2012 và đề xuất các giải pháp đến
    2020. Vì vậy, trong luận án, tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận về NHTM và tái
    cấu trúc hệ thống NHTM; ý nghĩa của việc tái cấu trúc hệ thống NHTM, nội dung
    tái cấu trúc hệ thống NHTM; các biện pháp tái cấu trúc hệ thống NHTM và kinh
    nghiệm quốc tế về tái cấu trúc hệ thống NHTM. Trên cơ sở đánh giá thực trạng tái
    cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2008 – 2012 từ số
    liệu thu thập được, tác giả đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ, mang tính thực tiễn
    nhằm đóng góp cho quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam thành công.
    Do đó, đề tài nghiên cứu không trùng lắp với các công trình đã được nghiên cứu và
    công bố trước đây.
    3. Mục tiêu nghiên cứu
    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tái cấu trúc hệ thống NHTM
    - Phân tích thực trạng hoạt động và thực trạng tái cấu trúc hệ thống NHTM
    Việt Nam nhằm chỉ ra những hạn chế trong cấu trúc của hệ thống NHTM Việt Nam
    trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến 2012. Đồng thời xác định nguyên nhân của
    những hạn chế trong cấu trúc của hệ thống NHTM Việt Nam.
    - Đề xuất hệ thống giải pháp, kiến nghị góp phần thúc đẩy tiến trình tái cấu
    trúc hệ thống NHTM Việt Nam đến 2020.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Đối tượng nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là tái cấu trúc hệ thống NHTM.
    Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam là
    một phạm trù rộng nên luận án tập trung vào nghiên cứu những vấn đề: tái cấu trúc
    tài chính, tái cấu trúc hoạt động kinh doanh, tái cấu trúc hệ thống quản trị và tái cấu
    trúc sở hữu.
    Phạm vi nghiên cứu về không gian: được giới hạn tại mười hai NHTM đại
    diện cho các nhóm NHTM được phân chia theo hình thức sở hữu (NHTM Nhà nước
    và NHTM cổ phần, trong đó NHTM Nhà nước bao gồm NHTM do Nhà nước sở 15

    15

    hữu 100% vốn điều lệ và NHTM cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều
    lệ) và vốn điều lệ tính đến ngày 31/12/2012, bao gồm: BIDV, VCB, Vietinbank,
    Eximbank, Techcombank, MB, ACB, Sacombank, Maritime bank, Saigonbank, Bao
    Viet bank, Ocean bank.
    Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến
    năm 2012 và định hướng đến năm 2020.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Luận án dựa trên phương pháp thống kê, mô tả, phân tích định tính, so sánh,
    quy nạp, tổng hợp, logic, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn cùng tham khảo các tài
    liệu để thực hiện nghiên cứu.
    6. Những đóng góp của luận án

    Theo đánh giá của tác giả những đóng góp chính của luận án:

    Thứ nhất, trong phần cơ sở lý luận, luận án đã xác định đặc trưng tái cấu
    trúc hệ thống NHTM là tính quyết liệt trong quá trình tái cấu trúc và là chương trình
    mang tầm cỡ quốc gia. Đồng thời luận án đã chỉ rõ những công việc cần thực hiện
    trong quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM;
    Thứ hai, Phân tích và đánh giá thực trạng tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt
    Nam trong giai đoạn 2008 – 2012, từ đó tổng hợp những thành tựu, những hạn chế
    và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM
    Việt Nam;

    Thứ ba, Phân tích rõ những lý do cho thấy sự cấp thiết cần tái cấu trúc hệ
    thống NHTM Việt Nam, đề xuất lộ trình tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam;

    Thứ tư, Đề xuất thành lập Ủy ban tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam và
    những công việc cụ thể Ủy ban này cần thực hiện, gồm có: xây dựng bộ tiêu chuẩn
    xếp loại NHTM sau khi tái cấu trúc làm cơ sở để xác định đích mà cả cơ quan quản
    lý nhà nước và từng NHTM cần đạt được;
    16

    16

    Thứ năm, đề xuất M&A NHTM cổ phần do Nhà nước nắm cổ phần chi phối
    chậm thay đổi và NHTM cổ phần do nhà nước nắm cổ phần chi phối có nền tảng tốt
    để hình thành NHTM có năng lực tài chính, năng lực quản trị mạnh, công nghệ hiện
    đại có thể cạnh tranh với NHTM của các quốc gia trong khu vực.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng
    biểu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục nội dung của luận án gồm 03 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương
    mại, là phần cơ sở lý luận cho toàn bộ nội dung xuyên suốt đề tài. Những vấn đề đặt
    ra trong chương 1 bao gồm: khái quát và hệ thống hóa một cách có chọn lọc những
    vấn đề cơ bản về NHTM và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, từ đó thấy được sự
    những lý do cần tái cấu trúc hệ thống NHTM và những kinh nghiệm và bài học kinh
    nghiệm là cơ sở để vận dụng vào điều kiện Việt Nam.
    Chương 2: Thực trạng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt
    Nam. Trên cơ sở nguồn số liệu có độ tin cậy, luận án phân tích thực trạng hoạt động
    của hệ thống NHTM Việt Nam, thực trạng tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam
    trong giai đoạn 2008 – 2012, từ đó xác định được những thành tựu, những hạn chế
    và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM
    Việt Nam để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp tái cấu trúc hệ thống NHTM
    Việt Nam.
    Chương 3: Giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt
    Nam. Xuất phát từ mục tiêu phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2020 và
    mục tiêu tái cấu trúc hệ thống NHTM của Chính phủ cùng với những hạn chế,
    nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt
    Nam trong thời gian từ 2008 đến 2012, kinh nghiệm quốc tế về tái cấu trúc hệ thống
    NHTM, luận án đề xuất những nhóm giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy quá trình
    tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam đến năm 2020 đạt kết quả t
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...